Viêm Cầu Thận là gì? Nguyên nhân và Biểu hiện lâm sàng

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Viêm cầu thận được biết đến là một trong những bệnh lý đặc trưng của chuyên khoa thận – tiết niệu. Số người mắc bệnh chiếm tỷ lệ không nhỏ. Vậy viêm cầu thận là bệnh như thế nào? Có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu thêm thông tin một cách chính xác nhất thông qua chia sẽ của các chuyên gia trong bài viết dưới đây:

Viêm cầu thận là gì

Thận có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người. Nó giúp lọc máu tạo ra nước tiểu, đào thải các chất cặn bã. Cùng với đó là điều chỉnh các chất điện giải. Ngoài ra nó còn giúp duy trì huyết áp ổn định, tham gia vào quá trình tạo máu. Tổn thương thận nói chung hay cầu thận nói riêng sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ có hại cho sức khoẻ. Viêm cầu thận là một bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm diễn ra tại cầu thận, gồm tiểu cầu thận và các mạch máu có liên quan.

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận

Các nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp có thể kể đến như sau:

  • Viêm họng, nhiễm khuẩn trên da do liên cầu beta tan huyết nhóm A có một số type gây viêm cầu thận cấp tính. Đó là type 4, 12, 13, 25, 31, 49. Các triệu chứng thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn 10 – 15 ngày. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Bệnh miễn dịch: Lupus ban đỏ hệ thống. Kháng thể trong lupus ban đỏ tấn công các mô thận làm hỏng chức năng thận.
  • Đái tháo đường: Đường huyết không ổn định dẫn đến các biến chứng gây tổn thương đến thận.
  • Bệnh Berger (bệnh thận do IgA): Kháng thể IgA tích luỹ trong mô thận làm tổn thương cầu thận.
  • Xơ hoá cầu thận khu trú: Các vết sẹo của mô thận ảnh hưởng đến chức năng của thận gây ra hội chứng thận hư.
  • Tăng huyết áp không kiểm soát.
  • Sử dụng một số loại thuốc, chất hoá học.
  • Các nguyên nhân khác: Viêm mao mạch dị ứng Henoch – Scholein, viêm cầu thận trong bệnh osler, viêm mạch nhỏ dạng nút, hội chứng Goodpasture…
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm cầu thận đó là sau khi bị nhiễm khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm cầu thận đó là sau khi bị nhiễm khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A, thường gặp ở trẻ em

Phân loại bệnh viêm cầu thận

Có khá nhiều cách phân loại viêm cầu thận khác nhau nhưng hiện nay các bác sĩ và chuyên gia thống nhất sử dụng hai cách thường gặp nhất đó là chia theo thể lâm sàng (gồm viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn) và chia theo cách tiến triển của bệnh.

Chia theo thể lâm sàng

  • Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm cấp tính xảy ra tại cầu thận. Bệnh thường xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A. Thường là các ổ nhiễm khuẩn tại vùng hầu họng hoặc ngoài da. Thường thì bệnh nếu điều trị đúng cách có thể phục hồi hoàn toàn sau 4 – 6 tuần.
  • Viêm cầu thận mạn la tình trạng viêm mạn tính tại cầu thận. Bệnh có tiền triển trong một khoảng thời gian dài qua nhiều năm tháng. Dần dần 2 bên thận bị teo xơ. Trong quá trình này bệnh có từng đợt cấp. Sau cùng sẽ trở thành suy thận mạn không hồi phục.

Chia theo cách tiến triển của bệnh

  • Bệnh mỏng màng đáy cầu thận: Đây là một bệnh do di truyền gen trội có biểu hiện lâm sàng là đái máu đại thể dai dẳng.
  • Bệnh cầu thận tiến triển chậm: Còn gọi là viêm cầu thận tổn thương tối thiểu, nó chiếm tới 80% nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư ở trẻ em, còn 20% gây hội chứng thận hư ở người lớn.
  • Bệnh xơ cứng cầu thận từng ổ, từng đoạn: Còn gọi là viêm cầu thận ổ. Nguyên nhân là do viêm thận ngược dòng, hội chứng Alport, HIV, lạm dụng chất gây nghiện heroin. Biểu hiện bệnh tương tự hội chứng thận hư và suy thận ở nhiều mức độ. Xơ cứng chỉ xảy ra ở một vài vị trí mà thôi.
  • Viêm cầu thận màng: Hay gặp ở người lớn. Lâm sàng có các triệu chứng của cả viêm cầu thận và hội chứng thận hư. Rất khó xác định nguyên nhân nhưng thường thì sẽ có kết hợp của một số bệnh khác như sốt rét, viêm gan, K phổi, K ruột, lupus ban đỏ…
  • Bệnh cầu thận tiến triển nhanh: Bệnh diễn biến nhanh chóng đến giai đoạn suy thận chỉ từ vài tuần đến vài tháng.
  • Bệnh thận IgA:  Có thể coi đây là nguyên nhân lớn nhất gây viêm cầu thận ở người lớn, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Người bệnh thường thấy hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu trong vòng 24 – 48h sau khi bị nhiễm khuẩn hô hấp hay tiêu hoá. Và IgA lắng đọng trên màng thận gây tổn thương trực tiếp.
  • Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn: Xảy ra sau nhiều nhiễm khuẩn nhưng nhiều nhất là nhiễm liên cầu nhóm D khoảng 10 – 14 ngày.
  • Viêm cầu thận tăng sinh màng/ tăng sinh gian mạch: Phát triển tiên phát hoặc thứ phát sau khi bị lupus ban đỏ, viêm gan virus. Thận hư – viêm thận và nhanh chóng tiến triển đến giai đoạn cuối suy thận là điều khó tránh khỏi.

Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến chức năng thận

Viêm cầu thận là bệnh lý có sự tổn thương thực thể đến chức năng của cầu thận khiến cho chúng mất đi sự hoạt động sinh lý bình thường. Ở người khỏe mạnh, khi máu đến lọc ở cầu thận thì các protein và tế bào hồng cầu được giữ lại trong máu, lọc bỏ các chất bài tiết. Nhưng ở người bị bệnh, màng lọc cầu thận không thể giữ được các thành phần này, khiến cho nó thất thoát vào nước tiểu mà đi ra ngoài. Bình thường protein trong cơ thể sẽ giúp giữ và đưa chất lỏng từ các tế bào, mô vào máu rồi lọc qua thận, bài tiết ra ngoài. Nhưng khi protein mất đi, cơ thể bị giữ lại nước dư thừa ngoài lòng mạch dẫn đến tình trạng phù. Phù chủ yếu ở mặt, tay, chân, bụng, mắt cá chân. Chất thải cũng không thể lọc hết ra ngoài nên sẽ tích tụ bên trong gây hại cho cơ thể.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
Phù là triệu chứng thường gặp ở người bị viêm cầu thận cấp
Phù là triệu chứng thường gặp ở người bị viêm cầu thận cấp

Các triệu chứng của viêm cầu thận

Bệnh nhân viêm cầu thận sẽ có các triệu chứng bệnh khác nhau. Do đó không có dấu hiệu chung nào để nhận biết hoặc không phải ai cũng có biểu hiện lâm sàng. Có một số bệnh nhân khi mắc bệnh sẽ diễn biến âm thầm bên trong, còn có người thì biểu hiện triệu chứng rầm rộ như:

Phù

Đây là triệu chứng lâm sàng thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh lý về thận nhất là viêm cầu thận. Vùng mặt có biểu hiện nặng, sưng phù. Thấy rõ nhất là phần mí mắt và bọng mắt. Mu bàn chân cũng bị phù. Triệu chứng nặng nhất là vào buổi sáng, sẽ giảm dần vào buổi chiều. Bệnh nhân sẽ ít buồn tiểu, nước tiểu ít và có màu sẫm.

Biểu hiện phù này nặng nhất trong 10 ngày đầu tiên, sau đó thì giảm đi nếu như người bệnh đi tiểu được nhiều hơn. Đây là biểu hiện bệnh đã nhẹ đi. Nhưng ở những người bị bệnh mạn tình thì phù khó phát hiện hơn. Một số dấu hiệu phù khác như trướng cổ, tràn dịch tinh hoàn…

Tăng huyết áp

Là một dấu hiệu khá phổ biến nhất là viêm cầu thận cấp hoặc giai đoạn cấp của viêm mạn. Các trường hợp nặng có thể xuất hiện cơn tăng huyết áp phát sinh bất ngờ và kéo dài trong vài ngày. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như choáng váng, đau nhức đầu thậm chí là hôn mê. Nếu tình trạng tăng huyết áp không được xử trí kịp thời và để kéo dài thì sẽ dẫn đến tổn thương đáy mắt, tai biến mạch máu não hay suy tim. Rất nguy hiểm.

Đi tiểu ra máu

Ở bệnh nhân viêm cầu thận còn có hiện tượng đi tiểu ra máu. Đặc trưng là tiểu máu toàn bãi (trong suốt quá trình tiểu), nước tiểu có màu như nước luộc rau Dền đỏ hay nước rửa thịt, không đông hay vón cục. Số lần khoảng 1-2 lần/ ngày. Nó thường gạch vào những ngày đầu tiên hoặc sang đến tuần thứ 2, thứ 3.

Nhưng bất thường ở nước tiểu chính là triệu chứng điển hình để phát hiện bệnh. Ngoài ra còn có tình trạng thiểu niệu ( tiểu dưới 500ml/ ngày) kéo dài 3-4 ngày đầu. Chỉ số protein niệu thấp, khoảng 0,5-2 g/ ngày.

Hình ảnh nước tiểu có lẫn hồng cầu trong viêm cầu thận
Hình ảnh nước tiểu có lẫn hồng cầu trong viêm cầu thận

Một số triệu chứng không điển hình khác

  • Bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp tính thường có biểu hiện suy tim.
  • Có cơn sốt nhẹ, nhiệt độ từ 37,5-38,5 độ.
  • Đau vùng thắt lưng, âm ỉ hoặc dữ dội trong thời gian dài. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
  • Có thể có đau bụng, buồn nôn, ói hoặc đau bụng cấp. Đại tiện phân lỏng.
  • Một số ít có biểu hiện thiếu máu: người mệt mỏi, da xanh xao, niêm mạc nhợt, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

Chẩn đoán viêm cầu thận

Chúng ta sẽ chia ra các tiêu chuẩn chẩn đoán của hai loại viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn. Bao gồm:

Chẩn đoán viêm cầu thận cấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

  1. Phù
  2. Có đái máu đại thể hoặc vi thể (hồng cầu niệu)
  3. Protein niệu (++)
  4. Tăng huyết áp
  5. Người bệnh vừa mắc viêm họng hoặc viêm da sau nhiễm liên cầu khuẩn, ASLO (+), thường gặp ở trẻ em.

Tiêu chuẩn 2 và 3 là bắt buộc, kèm theo tiêu chuẩn 5.

Chẩn đoán viêm cầu thận mạn tính

Viêm cầu thận mạn tính được chẩn đoán dựa vào 4 triệu chứng chính đó là:

  1. Phù
  2. Protein niệu
  3. Hồng cầu niệu
  4. Tăng huyết áp

Tiêu chuẩn 2 và 3 cũng là bắt buộc. Ngoài ra còn dựa vào các yếu tố điều kiện sau:

  • Thường gặp ở người trưởng thành (>20 tuổi)
  • Không rõ nguyên nhân
  • Bệnh kéo dài trên 6 tháng
  • Có tăng ure và creatinine

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Những người trong trường hợp dưới đây sẽ thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao cần phải chú ý:

  • Người bệnh sau nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A do viêm họng cấp, nhiễm khuẩn ngoài da.
  • Tiền sử đái tháo đường.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm cầu thận cấp tái phát nhiều lần thành viêm cầu thận mạn.
  • Một số loại thuốc, nhóm thuốc, hoá chất khi sử dụng có khả năng ảnh hưởng tới cầu thận.
  • Tăng huyết áp lâu ngày không được kiểm soát ổn định.

Điều trị viêm cầu thận

Điều trị viêm cầu thận cần có sự thăm khám thực tế đến từ các bác sĩ chuyên khoa. Tuỳ theo tình trạng bệnh khác nhau mà có hướng điều trị khác nhau. Đối với trường hợp viêm cấp sẽ có được tiên lượng tốt, có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu điều trị không đúng cách thì rất dễ dẫn tới viêm mạn. Viêm cầu thận mạn kéo dài dẫn đến suy thận không hồi phục. Bởi vậy điều quan trọng nhất đối với cần tuân thủ tuyệt đối theo bác sĩ để hạn chế các biến chứng, kéo dài thời gian chuyển biến thành bệnh mạn tính. Phương hướng điều trị bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: Người bị viêm cầu thận cần hạn chế lao động quá sức trong vòng 6 tháng đầu. Tuân thủ ăn nhạt tương đối hoặc tuyệt đối tuỳ tình trạng. Tránh các nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh.
  • Điều trị nguyên nhân: Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà có những điều trị đặc hiệu. Nếu do nhiễm khuẩn thì sử dụng kháng sinh, nên dùng loại an toàn với thận, dùng đường uống là chủ yếu. Còn do liên cầu khuẩn loại kháng sinh thường dùng là penicilin tiêm bắp.
  • Điều trị triệu chứng: Phù thì dùng thuốc lợi tiểu hoặc bổ sung protein. Tăng huyết áp thì sử dụng chủ yếu là các nhóm như lợi tiểu quai, chẹn kênh calci, chẹn beta giao cảm… Trường hợp viêm cầu thận mạn tình co thể dùng liệu pháp corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

>>>Xem thêm

Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không

Viêm cầu thận có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Có thể nói nếu bệnh lý này được phát hiện sớm và điều trị đúng cách kịp thời thì tình trạng sức khoẻ sẽ không quá nguy hiểm. Các trường hợp bệnh cấp hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Nhưng ngược lại, không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề nguy hiểm khác như tăng huyết áp, suy tim, phù phổi hoặc tổn thường các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Bệnh nếu diễn biến trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ gây tổn thương thận hoàn toàn, cầu thận viêm bị suy thoái, giảm rồi mất khả năng lọc chất thải. Chất thả cùng dịch dư thừa sẽ tích tụ lại. Khi đó người bệnh cần phải lọc máu. Nếu chức năng lọc của thận chỉ đạt ngưỡng 10% so với bình thường thì đó là suy thận giai đoạn cuối. Lúc này chỉ còn hai lựa chọn đó là thẩm tách thận định kỳ hoặc ghép thận mới có thể duy trì tiếp tục được sự sống.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh

Phòng bệnh luôn luôn có ý nghĩa tốt hơn so với chữa bệnh. Vậy vậy mỗi người phải ý thức được việc phòng ngừa để làm giảm các nguy cơ gây bệnh. Cụ thể đối với viêm cầu thận chúng ta có thể làm những điều sau:

  • Giải quyết triệt để các ổ nhiễm khuẩn nhất là các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như viêm họng, căt amydal hốc mủ, viêm tai giữa, tình trạng chốc đầu, nốt nhiễm khuẩn sưng tấy mủ ngoài da…
  • Nếu nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A phải điều trị theo phác đồ sử dụng kháng sinh nhóm penicilin liên tục đủ ngày.
  • Tránh lao động quá sức, hay nhiễm lạnh trong 6 tháng đầu khi phát hiện bệnh.
  • Trong giai đoạn cấp tính bệnh nhân phải điều trị và theo dõi nội trú tại bệnh viện ít nhất 1 năm để tránh làm nặng thêm bệnh.
  • Chế độ dinh dưỡng nên thực hiện là ăn nhạt tương đối hoặc tuyệt đối trong 2 – 4 tuần đầu tuỳ mức độ bệnh. Đo huyết áp hàng ngày và theo dõi lượng nước tiểu. Sau giai đoạn cấp được điều trị ổn định thì cần hoạt động nhẹ nhàng.
  • Phòng ngừa hiệu quả viêm cầu thận cấp thì phải xử trí kịp thời, triệt để các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, ngoài da đặc biệt ở đối tượng trẻ em, nhất là bị liên cầu khuẩn. Người sau điều trị viêm cầu thất cấp được xuất viện cũng cần phải theo dõi tình trạng trong vòng 1 năm để phát hiện kịp thời các biến chứng, ngăn bệnh chuyền thành mạn tính.

Hy vọng qua bài viết, đầu tiên mọi người có thể ý thức được việc chủ động trong phòng bệnh. Sau đó là những kiến thức hữu ích có liên quan đến bệnh lý viêm cầu thận này. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *