Chạy Thận là gì? Chi Phí có đắt không? [5 Lưu ý ]

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Theo thống kê trên thế giới hiện nay có khoảng 3 triệu người đang thực hiện lọc máu để duy trì sự sống. Tại Việt Nam, số bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận là 800.000 nghìn người, chiểm 0,1% tỷ lệ dân số. Vậy bạn đã biết chạy thận là gì chưa? Chạy thận có những nguy hiểm gì và cần lưu ý gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây

Chạy thận là gì

Ở cơ thể người khoẻ mạnh thì trung bình một ngày thận sẽ lọc được 120 – 150 lít máu. Khi thận không lọc hiệu quả thì các chất thải sẽ bị tích tụ trong cơ thể mà gây hại. Chạy thận được hiểu đơn giản đó là một phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể. Người ta sẽ sử dụng một loại máy nhằm đưa dòng máu trong cơ thể vào đây lọc, sau đó đưa máu đã loại bỏ chất độc hại trở lại cơ thể. Biện pháp này được sử dụng nhằm điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối hoặc trường hợp suy thận cấp (do ngộ độc). Lúc này thận đã mất gần hết hoặc hoàn toàn chức năng của nó.

Khi nào cần phải chạy thận

Như chúng ta đã nói thì thận đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của con người. Nó có nhiều chức năng khác nhau. Khi thận bị suy, không thể đảm bảo thực hiện tốt chức năng của nó, mất đến 85-90% và không phục hồi được thì cần phải chạy thận.

Bởi vậy chạy thận nhân tạo được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:

  • Tất cả bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, chức năng của thận chỉ còn đạt 10-15% hoặc chỉ số mức lọc cầu thận (MLCT) < 15ml/ phút/ 1,73m2. Đối với bệnh nhân có bệnh lý kèm theo như đái tháo đường có thể được chỉ định sớm hơn.
  • Chỉ định trong cách trường hợp lọc máu cấp cứu, ngộ độc…

Một tuần thì chu kỳ lọc máu sẽ >= 12h. Mỗi lần lọc trong ít nhất 4h, tuần chia làm 3 lần, cách ngày lọc 1 lần.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Việc chạy thận đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cũng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và sử dụng thuốc.

Tuyệt đối không thực hiện chạy thận đối với người không có đường lấy máu thích hợp. Cần cân nhắc chạy thận đối với các đối tượng trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành

Suy thận giai đoạn cuối khiến cho thận mất đi 85-90% chức năng và không thể khôi phục được, khi đó cần phải chạy thận để giúp nó thực hiện được chức năng của mình
Suy thận giai đoạn cuối khiến cho thận mất đi 85-90% chức năng và không thể khôi phục được, khi đó cần phải chạy thận để giúp nó thực hiện được chức năng của mình

Mục đích của việc chạy thận nhân tạo

Bạn đã biết Chạy thận là gì rồi đúng không? Khi thận của bạn không còn hoạt động hiệu quả nữa, các chức năng suy giảm không hồi phục thì chạy thận là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Mục đích của việc chạy thận này chính là:

  • Loại bỏ các chất thải, muối và các dịch dư thừa tồn đọng trong cơ thể khi thận không thể lọc bỏ được. Ngăn cản sự tích tụ và gây hại của các chất này đối với cơ thể.
  • Kiểm soát các chất như natri, kali, bicarbonat trong máu ở giới hạn an toàn.
  • Kiểm soát ổn định huyết áp của người bệnh.

Quy trình chạy thận nhân tạo

Một quy trình chạy thận nhân tạo gồm 02 bước chính sau:

Bước 1: Chuẩn bị và đặt nơi truy cập mạch máu

Thường thì trước khi bắt đầu chạy thận người bệnh cùng các bác sĩ phải chuẩn bị trước đó cả vài tháng về cả tâm lý lẫn các thủ tục có liên quan. Đầu tiên bác sĩ cần phải đặt một nơi để truy cập mạch máu, máu trong cơ thể được đưa ra đi qua bộ lọc rồi đưa trở lại cơ thể. Phẫu thuật này cần thực hiện trước khi chạy thận. Có ba phương pháp truy cập phổ biến hiện nay đó là:

  • Đặt lỗ rò động tĩnh mạch (FAV): Các bác sĩ sẽ phẫu thuật một lỗ rò AV nối thông động tĩnh mạch đặt ở cánh tay mà bệnh nhân ít sử dụng. Phương pháp này phổ biến nhất trong các cách vì sự hiệu quá và tính an toàn cao đem lại cho người bệnh. Lỗ rò này được nối với nhau dưới da cánh tay. Người ta thường đặt lỗ rò trước 6 tuần để nó kịp phục hồi trước khi bắt đầu chạy thận. Về sau có thể sử dụng nó trong nhiều năm liền.
  • AV ghép: Khi mạch máu của người bệnh quá nhỏ, không thể tạo được lỗ rò AV người ta sẽ chọn cách thực hiện AV ghép. Thực chất của phương pháp này đó là bác sĩ sẽ dùng một ống bằng nhựa tổng hợp để tạo ra đường nối thông giữa động và tĩnh mạch dưới da. Sau 2 tuần ghép thì bệnh nhân có thể chạy thận. Mặc dù phương pháp này giúp bệnh nhân chạy thận sớm nhưng nó có nhược điểm đó là sau vài năm phải thay mới ống nhựa một lần, nguy cơ nhiễm trùng. Và bác sĩ cần kiểm tra thường xuyên tình trạng đóng mở của ống ghép.
  • Ống thông tĩnh mạch trung ương: Với các trường hợp cần chạy thận gấp thì bác sĩ sẽ nhanh chóng đặt một ống thông bằng nhựa mềm tại vị trí tĩnh mạch lớn dưới xương đòn, cổ hay khu vực háng của người bệnh. Ổng thông này chỉ có tác tạm thời, chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.
Quy trình chạy thận nhân tạo sẽ gồm hai bước là đặt nơi truy cập mạch máu và lọc máu
Quy trình chạy thận nhân tạo sẽ gồm hai bước là đặt nơi truy cập mạch máu và lọc máu

Bước 2: Lọc máu

  • Có hai cây kim sẽ được gắn vào vị trí truy cập, chúng được cố định để đảm bảo an toàn.
  • Mỗi kim được gắn với một ống nhựa dẻo, kết nối với máy tính được gọi là dialyzer.
  • Tại ống thông thứ nhất, máy lọc sẽ lọc bỏ chất thải cùng chất lỏng loại bỏ ra khỏi máu cho vào một chất tẩy rửa gọi là dialysate.
  • Máu sau khi lọc xong được đưa về ống thông thứ hai.
  • Cuối cùng là quay trở về cơ thể.

Trong quá trình lọc thì máy lọc sẽ đồng thời kiểm tra huyết áp và tốc độ của máu chảy qua máy lọc cùng lượng chất lỏng được loại bỏ khỏi cơ thể.

Các biến chứng có thể gặp phải khi chạy thận

Dưới đây là một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải trong và sau quá trình chạy thận nhân tạo:

  • Tụt huyết áp vì thể tích máu giảm một cách nhanh chóng hay quá mức. Nguyên nhân là do thời gian chạy thận ngắn, tăng cân quá mức giữa hai lần chạy, không nắm được cân nặng thực tế nên cung cấp dữ liệu sai, trọng lượng khô ít hơn trọng lượng khô thực tế. Một số người có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt. Một số thì không cho đến khi huyết áp tụt quá mức. Vì vậy phải theo dõi huyết áp trong suốt quá trình chạy thận.
  • Chuột rút. Hiện tượng này thường gặp ở những lần đầu chạy thận, nguyên nhân chưa có sự giải thích rõ ràng nhưng một số yếu tố thuận lợi của nó như tụt huyết áp, giảm thể tích, tốc độ lọc siêu cao, cân nặng tăng chênh nhiều giữa hai lần chạy thận, dịch lọc có nồng độ natri thấp… gây giảm tưới máu làm rối loạn thư giãn cơ.
  • Buồn nôn, nôn: Tỷ lệ gặp phải là 10%. Nguyên nhân hầu hết là do tụt huyết áp. Ngoài ra còn có hội chứng mất cân bằng, phản ứng màng lọc, liệt nhẹ dạ dày,dịch lọc nhiễm bẩn…
  • Nhức đầu chưa rõ nguyên nhân.
  • Đau ngực và đau bụng chiếm 4% tỷ lệ người chạy thận. Tính chất đau nhẹ, hơi khó chịu có thể kèm thêm đau lưng.
  • Ngứa là triệu chứng khá thường gặp. Đó có thể là triệu chứng dị ứng với màng lọc hoặc dây chạy thận. Tùy tình trạng khác nhau mà có cách xử trí khác nhau.
Tụt huyết áp là biến chứng thường gặp khi chạy thận nên bác sĩ cần theo dõi chỉ số này trong suốt quá trình chạy
Tụt huyết áp là biến chứng thường gặp khi chạy thận nên bác sĩ cần theo dõi chỉ số này trong suốt quá trình chạy

Những lưu ý đối với người chạy thận

Với những người đã bước vào giai đoạn chạy thận thì càng cần phải chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Những điều họ cần lưu ý đó là:

  • Chăm sóc lỗ rò hoạt mảnh ghép: Mỗi ngày nên vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi lọc máu. Không nên gãi hoặc lấy vẩy ở vùng này. Kiểm tra tình trạng da ở khu vực này xem có nổi mẩn đỏ, ngứa thì báo với bác sĩ. Không tự ý điều chỉnh kim xoay.
  • Chăm sóc ông thông: Ống thông luôn giữ vệ sinh sạch sẽ và khô ráo. Không bao giờ được mở ống thông ra ngoài không khí.
  • Thường xuyên kiểm tra lưu lượng máu để kiểm tra rung động giống như rung động khi tả sờ vào mặt tủ lạnh. Nếu không thấy hoặc có bất thường thì phải báo bác sĩ xử trí.
  • Bên tay có dụng cụ thì không nên mạng đồ bó sát hoặc đeo trang sức quá trật.
  • Không mang đồ vật hoặc hành động nào gây áp lực cho việc ra vào của dòng máu.
  • Tuyệt đối không gối tay nên cánh tay có dụng cụ.
  • Không lấy máu từ vị trí tiếp cận máu khi chạy thận. Khi rút kim chỉ dùng một lực nhẹ nhàng, bởi vì lực mạnh sẽ làm ngưng dòng máu chảy qua đường vào.
  • Nếu không may bị chảy máu đột ngột sau khi lọc máu thì nên dùng khăn gạc sạch ấn nhẹ lên vị trí kim tiêm. Nếu vẫn không ngừng sau 30 giây, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ, điều dưỡng.
  • Nếu chạy thận tại nhà có dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc cục máu đông thì cần đến bệnh viện để xử trí.
  • Có chế độ dinh dưỡng riêng dành cho người chạy thận bởi bạn cần theo dõi về lượng chất lỏng, chất đạm, kali, natri và phốt pho. Điều này cần được thực hiện bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Nhất là người bệnh lại có sự kết hợp của các bệnh khác như rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường, tăng huyết áp… Tổng năng lượng nạp vào mỗi ngày từ 1600-2000 kCal, ăn nhạt, giảm uống nước khi bị phù, tránh để tăng cân quá mức giữa hai lần chạy thận.
  • Bổ thuốc lá, nghỉ ngơi một ngày khoảng 8 tiếng.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đuờng.
  • Nếu đang dùng thuốc huyết áp thì không nên uống trước buổi chạy thận.

Ăn gì và kiêng gì giữa các đợt chạy thận

Ngoài các biến chứng có thể gặp phải trong quá trình chạy thận thì người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn và cần có thời gian để thích nghi. Vì thế mà khoảng thời gian giữa các lần chạy thận người bệnh cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế những điều trên.

  • Natri sẽ làm tăng gánh nặng cho thận khiến cho quá trình lọc máu trở nên khó khăn. Bởi vây người bệnh cần hạn chế các đồ ăn chứa nhiều natri như thức ăn chế biến sẵn (xúc xích, thịt hộp, thịt muối, gà rán, thịt nướng…), các loại mắm, các món kho, đồ uống (nước giải khát).
  • Nồng độ phốt pho trong máu quá nhiều sẽ làm rối loạn chuyển hóa calci và gây hại cho thận, xương. Người bệnh nên tránh ăn các thực phẩm giàu chất này như da, ruột của gia súc, gia cầm, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, các loại hạt và quả hạch, hoa quả sấy, các loại đậu, hạt nguyên cám, khoai tây chiên nướng, tỏi, đồ uống có gas…
  • Thực phẩm chứa sắt: Thận suy thường kèm theo thiếu máu, cần bổ sung các thực phẩm chứa các chất tạo máu, tạo sắt để cải thiện tình trạng mệt mỏi. Đó là các loại như kiều mạch, hạt mắc ca, ức gà bỏ da,…
  • Bổ sung thêm các thực phẩm chứa protein.
  • Uống vitamin để đảm bảo dưỡng chất.
Thực hiện chế độ ăn nhạt tuyệt đối hoặc tương đối tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh
Thực hiện chế độ ăn nhạt tuyệt đối hoặc tương đối tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh

>>>Xem thêm

Một số câu hỏi khác có liên quan

Ngoài những kiến thức quan trọng ở trên thì chắc hẳn mọi người cũng có nhiều thắc mắc xung quanh vẫn đề chạy thận. Chúng tôi sẽ giải đáp cặn kẽ dưới đây:

Bao lâu chạy thận một lần

Thông thường chỉ định chạy thận nhân tạo được quy định rõ như sau:

  • Chạy thận tại các bệnh viên, trung tâm điều trị lọc máu: Một lần chạy thận nhân tạo sẽ mất khoảng 3 – 5h. Một tuần người bệnh cần thực hiện 3 lần. Tức là cách một ngày sẽ chạy thận 1 lần.
  • Chạy thận tại nhà: Liều trình điều trị sẽ là 6 – 7 ngày trong một tuần. Mỗi lần chạy trung bình kéo dài 2 – 3h.

Chạy thận tốn bao tiền

Những gia đình có người chạy thận ngoài mối lo lớn nhất đó là sức khoẻ của người bệnh thì vấn đề đáng quan tâm không kém khác đó chính là chi phí chạy thận. Đây là một con số không hề nhỏ. Với người có bảo hiểm y tế thì sẽ được giảm 85-90% gồm chi phí thăm khám, xét nghiệm, thuốc men, chạy thận… Còn 5 – 10% (có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng cho một lần phụ thuộc vào từng bệnh viện, dịch vụ, cơ sở vật chất…) sẽ không được bảo hiểm chi trả.

Trung bình mỗi một lần chạy thận chi phí sẽ mất khoảng 100.000 – 170.000 đồng/ lần. Có vẻ không nhiều nhưng bạn hãy nhân với tần suất 1 tuần 3 lần, 1 tháng 12 lần, 1 năm rất nhiều lần. Và quá trình lọc này sẽ tuỳ từng giai đoạn nhưng với người suy thận giai đoạn cuối thì họ phải chạy như vậy trong suốt quãng đời còn lại. Bởi vậy mà tính ra mức chi phí cho việc chạy thận này là còn khá cao so mức thu nhập của người dân ở nước ta hiện nay. Chưa kể người chạy thận sẽ không đảm bảo sức khoẻ để có thể lao động như bình thường, tạo ra nguồn tài chính ổn định phục vụ cho việc này.

Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu

Thực tế thì rất khó nói con số chính xác rằng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo sẽ sống thêm được bao lâu. Bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như sức khoẻ người bệnh, giai đoạn, bệnh nền, chế độ ăn uống và chăm sóc… Tuy nhiên theo các chuyên gia thận – tiết niệu thống kê thì chạy thận đều đặn và duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt đúng cách thì người bệnh có thể sống thêm 5 – 10 năm nữa. Điển hình có một số trường hợp tuổi thọ kéo dài lên đến thêm 20 năm nữa. Họ phải chạy thận định kỳ trong suốt phần đời còn lại.

Thông qua những thông tin chúng tôi cung cấp một cách chi tiết ở trên chắc hẳn mọi người cùng người bệnh đã có thể hiểu được chạy thận là gì rồi đúng không? Suy thận giai đoạn cuối chúng ta chỉ có phương pháp điều trị cuối cùng là chạy thận hoặc ghép thận. Tuỳ từng trường hợp và điều kiện khác nhau mà bác sĩ sẽ căn cứ vào đó đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất cho người bệnh. Và người bệnh cũng nên tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn, chỉ định được bác sĩ đưa ra để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *