9+ Mẹo chữa tê bì chân tay HIỆU QUẢ nhất

Tê bì tay chân là tình trạng phổ biến có thể gặp ở cả người già lẫn người trẻ. Tuy bệnh lúc ban đầu không có biểu hiện gì rõ ràng nhưng càng để lâu về sau mức độ nguy hiểm càng tăng lên, có thể đe dọa đến tính mạng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các mẹo chữa tê bì tay chân, hãy tìm hiểu để có thể đưa ra cách chữa trị kịp thời.

Tê bì tay chân là gì?

Tê bì được hiểu là tình trạng rối loạn cảm giác một phần hay toàn bộ tại một vị trí nào đó trong cơ thể. Các dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép, gây tê ở một số vùng nhất định, chẳng hạn như đầu ngón tay hoặc ngón chân. Khi bạn nghỉ ngơi, toàn bộ cơ thể bạn thư giãn và cơn đau giảm đi.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài và trở nên trầm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng tê có thể lan xuống cổ tay, cánh tay dẫn đến mất cảm giác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và gây khó khăn cho cuộc sống hằng ngày.

Nguyên nhân dẫn đến tê bì tay chân

Có 2 nguyên nhân gây tê bì tay chân, đó là nguyên nhân sinh lý và bệnh lý:

  • Nguyên nhân sinh lý chủ yếu là do máu lưu thông kém, tư thế không đúng hoặc ngồi, đứng một chỗ quá lâu dẫn đến tê chân. Ngoài ra, căng thẳng và lo lắng lâu dài cũng có thể gây tê bì chân tay. Những ngày thời tiết thay đổi đột ngột và cơ thể chưa thích nghi kịp thời cũng là một trong những nguyên nhân đặc biệt gây ra tình trạng tê bì.
  • Về nguyên nhân bệnh lý, tê bì tay chân có thể là triệu chứng của các bệnh như: thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh tim…
Tê bì chân tay khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay
Tê bì chân tay khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Dấu hiệu nhận biết tê bì tay chân

Những dấu hiệu tê tay, chân đầu tiên thường rất nhẹ như tê đầu ngón tay, châm chích, cảm giác bất thường, kiến bò, co thắt, chuột rút, đau nhức nên người bệnh có thể chủ quan và không đi khám sớm là điều thường gặp. Bệnh càng kéo dài, bạn sẽ càng cảm thấy tê bì và đau nhiều hơn, thường gặp nhất về đêm. Lúc này, các ngón tay trở nên tê và buốt, cơn đau nhanh chóng lan xuống cánh tay và cẳng tay khiến việc cử động hoặc cầm nắm trở nên khó khăn. Đồng thời, triệu chứng tương tự cũng có thể xảy ra ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông và thắt lưng.

Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân mà bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau: Đau cổ vai gáy và đau lưng dưới do thoái hóa cột sống, đau dọc theo dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, dấu hiệu ăn uống vô độ ở bệnh tiểu đường, liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh;…

Một số mẹo chữa tê bì tay chân

Tê bì tay chân là cảm giác châm chích, khó chịu ở các bộ phận của chân hoặc tay. Hiện nay chứng tê bì tay chân có thể được điều trị tại nhà chỉ bằng một vài mẹo chữa tê bì chân tay đơn giản sau đây, tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Chườm nóng phần tay chân bị tê bì

Chườm nóng là một trong những cách trị tê bì tay chân hiệu quả và dễ dàng nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Đặc biệt đối với những người bị tê tay, phương pháp điều trị tại nhà này giúp tăng cường lưu khí huyết, giãn mạch máu và mang lại kết quả ngay lập tức. Ngoài ra, chườm ấm còn có thể giúp thư giãn gân cốt và giải phóng các rễ thần kinh bị nén, giúp các dây thần kinh tại vùng tay, chân hoạt động bình thường trở lại.
Để sử dụng phương pháp chườm nóng để điều trị tê bì tay chân, hãy làm theo các bước sau:
  • Bước 1: Chuẩn bị một túi chườm nóng ở nhiệt độ 60-70 độ. Lưu ý không nên để quá nóng vì sẽ làm khô da.
  • Bước 2: Xác định vị trí bạn cảm thấy tê.
  • Bước 3: Chườm trực tiếp lên vùng da đó và để trong 15-20 phút. Thực hiện đều đặn 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng tê bì giảm bớt.
Ngoài ra, bạn có thể làm theo các mẹo như:
  • Dùng một chiếc khăn mỏng nhúng vào thau nước nóng, vắt ráo nước và trực tiếp chườm vào vị trí bị tê.
  • Đổ đầy nước nóng vào một cái chai hoặc một cái túi và lăn lên vùng chân tay tê bì.
  • Rang nóng muối ăn và bỏ vào một túi vải sạch, sau đó chườm lên tay chân để giảm triệu chứng tê.
Để các mẹo trên hiệu quả hơn, bạn nên thực hiện từ 2 – 3 lần một tuần và mỗi lần từ 10 – 15 phút có kết hợp với massage nhẹ nhàng để giảm tê bì nhanh chóng.
Chườm ấm giúp lưu thông khí huyết, giãn mạch, giảm tê bì
Chườm ấm giúp lưu thông khí huyết, giãn mạch, giảm tê bì

Tắm nước ấm giúp giảm tê bì tay chân

Ngoài việc chườm nóng các vùng bị tê bì, tắm nước ấm cũng là một trong những cách có tác dụng chữa tê tay, chân rất hiệu quả. Tắm nước ấm không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn tăng cường lưu thông máu. Nó cũng giúp kéo giãn gân cốt. Điều này có thể làm giảm tê bì chân tay một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nước không nên quá nóng gây nứt nẻ da.
Để có kết quả nhanh hơn, hãy tắm nước ấm một hoặc hai lần một ngày. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tê bì tay chân vào ban đêm, bạn có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ, khi bạn kết hợp sử dụng thêm tinh dầu thảo dược sẽ làm tăng sự thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Lưu ý, không nên thực hiện quá muộn vì sẽ nguy hiểm.

Mẹo chữa tê bì tay chân bằng bài tập tại nhà

  • Trị tê tay bằng cách xoay khớp tay: Đứng hai chân rộng bằng vai và xoay cánh tay từ ngoài vào trong rồi theo hướng ngược lại. Bài tập này làm tăng lưu thông máu và là mẹo đơn giản để điều trị chứng tê tay mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà.
  • Xoay cổ tay – Cách trị tê tay tại nhà: Xoay nhẹ cổ tay theo cả hai hướng, mỗi bên 10 lần.
  • Xoa mu bàn tay chữa tê: Dùng mu bàn tay phải xoa mu bàn tay trái với lực vừa phải từ 10 đến 15 lần. Tiếp theo, đổi bên.
  • Xòe bàn tay để giảm tê ở tay: Nằm ngửa thoải mái, đặt hai tay sang hai bên và cố gắng xòe rộng nhất có thể. Giữ vị trí này trong 3 đến 5 giây và từ từ hạ tay xuống. Tiếp tục bài tập trong 10-15 phút.
  • Massage tay trị tê tay: Dùng tay trái ấn 3 lần từ cổ tay lên vai, sau đó đổi bên và lặp lại động tác tương tự.
  • Bài tập kéo giãn cơ gân kheo: Ngồi trên sàn, chân trái duỗi thẳng còn chân phải khoanh tròn. Lòng bàn chân để tiếp xúc với đùi trái. Nghiêng người về phía trước rồi giữ thẳng lưng và eo, các ngón tay trái chạm vào mũi chân trái. Giữ tư thế này ít nhất 30 giây trước khi đổi sang chân còn lại. Lặp lại độgn tác này 2 – 3 lần mỗi bên chân.
  • Kéo căng phần tay chân bị tê: Để xoa dịu và giảm cảm giác tê và ngứa ran ở bàn tay, chân, cánh tay hoặc bàn chân, hãy kéo căng và nâng cao phần cơ thể bị ảnh hưởng. Mục đích giúp cải thiện lưu thông máu và giảm triệu chứng khó chịu trong vài phút.
  • Tập yoga: Yoga cũng được cho là một cách trị tê bì tay chân tại nhà hiệu quả. Luyện tập yoga chậm rãi, nhẹ nhàng có thể giúp tăng tính linh hoạt của xương và khớp. Ngoài ra, nó làm tăng lưu thông máu và làm giãn cơ và gân.

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp kết hợp bấm huyệt cũng là một mẹo chữa tê bì chân tay rất hiệu nghiệm. Việc xoa bóp bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, giúp chúng ta cảm giác thoải mái, thư giãn, giảm căng cứng co cơ và các dây thần kinh. Từ đó khắc phục các triệu chứng tê bì chân tay. Đây chính là phương pháp chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà có nguồn gốc từ y học cổ truyền.
Để thực hiện, bạn cần xoa lòng bàn tay với nhau cho nóng lên rồi xoa bóp tại vùng tay chân tê bì theo chuyển động tròn. Sau đó, bạn ấn nhẹ vào các huyệt như Dương Trì, Khúc Trì, Nội Quan, Hợp Cốc, Ngoại Quan và Bát Tà trong một phút với lực từ nhẹ tới mạnh. Để nâng cao tác dụng, thì trước khi xoa bóp, bạn hãy thoa một chút tinh dầu lên tay chân.
Một số loại tinh dầu như là hương nhu, bạc hà, hay tràm trà đều sẽ có những công dụng tốt. Bạn có thể thực hiện xoa bóp massage khoảng 2 lần trên ngày để đạt hiệu quả như ý. Làm một lần vào buổi sáng trước khi đi ngủ và một lần vào tối khi bạn vừa chìm vào giấc ngủ.

Máy DDS chữa tê bì chân tay

Thêm một phương pháp chữa tê bì chân tay mang lại hiệu quả cao cho người bệnh đó là dòng điện sinh học. Máy DDS phát ra nguồn điện sinh học giống nguồn điện trong cơ thể người, đi qua kĩ thuật viện, bác sĩ điều trị mà đưa vào người bệnh. Bác sĩ điều trị sẽ dùng đôi bàn tay để cả nhận được rất rõ vị trí nào đang tắc nghẽn, co cơ. Từ đó mà tập trung giải tỏa những điểm đau mỏi đó. Người xưa đã dậy “thống bất thông, thông bất thống”. Khi các điểm tắc đã được khơi thông thì tê bì từ đó mà biến mất, cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Tham khảo thêm về máy DDS tại đây: https://vatlytrilieu.vn/cua-hang/

Chữa bệnh bằng máy điện sinh học DDS
Chữa bệnh bằng máy điện sinh học DDS

Điều chỉnh tư thế hàng ngày

Tê bì tay chân cũng có thể bắt nguồn từ các tư thế không đúng hàng ngày. Các ví dụ điển hình bao gồm ngồi xổm, bắt chéo chân trong thời gian dài và nằm đè lên tay.
Nếu tình trạng này cứ tiếp tục xảy ra sẽ gây ra hiện tượng chèn ép mạch máu và rễ thần kinh. Điều này làm giảm lưu thông máu đi khắp cơ thể, gây đau, nhức và cứng khớp ở các chi. Trong một số trường hợp, vận động có thể bị hạn chế. Chính vì vậy bạn nên thực hiện ngay một số mẹo đơn giản để trị chứng tê tay như điều chỉnh tư thế để tránh gây áp lực lên các rễ thần kinh.

  • Khi nằm, cố gắng nằm ngửa, tránh nghiêng quá nhiều sang một bên, tránh đặt tay dưới đầu, đặt tay lên trán và tránh nằm sấp trong thời gian dài.
  • Khi ngồi làm việc, bạn cần có tư thế tốt và ngồi thẳng. Tránh ngồi xổm hoặc bắt chéo chân trong thời gian dài.
  • Khi ngồi lâu để làm việc, học tập, bạn nên thay đổi tư thế, giãn cơ để tránh đứng yên một chỗ trong thời gian dài.
  • Đối với phụ nữ, nên ưu tiên những đôi giày thể thao có đệm mềm, tránh đi bộ đường dài trên giày cao gót.

Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân gây tê tay, chân ở nhiều người. Tình trạng này đặc biệt trầm trọng hơn khi cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B và magiê. Vì vậy, để ngăn ngừa hậu quả tình trạng không móng muốn, bạn nên tham khảo và tích cực bổ sung các loại khoáng chất, các thực phẩm giàu magie, vitamin B như rau xanh, chuối, đậu nành, đậu phộng, cá béo, sữa chua, chocolate đen,…

Tập luyện thể dục thể thao thường

Tình trạng tê bì chân tay thường xảy ra khi chúng ta ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài. Vì vậy, không chỉ cần bổ sung dinh dưỡng cần thiết mà còn phải tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Ngay cả khi thỉnh thoảng bạn chỉ đứng dậy, vươn vai hoặc thực hiện một số bài tập thư giãn thì đây đều là những hoạt động có lợi cho cơ thể, giúp cải thiện triệu chứng tê bì tay chân.
Xin lưu ý rằng các môn thể thao có tác động trực tiếp mạnh mẽ đến tay và chân của bạn như chạy, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông và quần vợt có thể gây tê bì tay chân. Vì vậy, bạn nên khởi động bằng cách luyện tập các động tác phù hợp trước khi tham gia hoặc cân nhắc các hoạt động ít tác động như đạp xe, bơi lội hoặc đi bộ.

Chữa bệnh tê bì tay chân bằng cây thuốc nam

Ngoài thuốc tây thì việc sử dụng cây thuốc nam chữa tê bì chân tay được xem là giải pháp an toàn và ít gây ra tác dụng phụ trên cơ thể của người bệnh nhất.

  • Lá lốt
Lá lốt là một cây thuốc nam cổ truyền rất được ưa chuộng ở Việt Nam để chữa tê  tay chân. Vì là loại thảo mộc có tính nóng nên có tác dụng trị phong hàn và làm ấm cơ thể. Vậy nên khi dùng dưới dạng thuốc đắp hoặc uống trực tiếp sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu và cải thiện cảm lạnh hiệu quả. Cần chuẩn bị 200g lá lốt rửa sạch, vò nát cho vào nồi với 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút thì lấy nước nấu này ngâm chân hoặc tay trong 20 phút. Ngoài ra, bạn có thể lọc lấy nước uống trong ngày để chữa  bệnh. Lá lốt là một loại thảo mộc vô hại nhưng thường chống chỉ định dùng với phụ nữ mang thai, người bị giãn tĩnh mạch (ngâm chân), người có vết loét trên da.
  • Ngải cứu

Ngải cứu là một loại thảo mộc có tính nóng, chủ yếu dùng để cầm máu, trị cảm lạnh, có tác dụng kháng khuẩn và khử trùng vết thương. Vì vậy, đối với những vị trí bị tê bì, mệt mỏi thì dùng nước ngải cứu sẽ giúp giảm đau, tình trạng tê tay chân sẽ dần biến mất. Chuẩn bị 200 g lá ngải cứu và 2 thìa muối. Sau đó rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước. Đầu tiên, đun sôi nước trước. Cho lá ngải cứu vào hầm cho đến khi ngải cứu mềm. Lấy nó ra, để nguội bớt và đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức. Nếu bạn sử dụng loại thuốc thảo dược trị tê tay chân này thường xuyên một hoặc hai lần một tuần, vùng đau sẽ được cải thiện rõ rệt.

  • Cây trinh nữ

Cây trinh nữ hay còn có tên gọi khác là cây xấu hổ có tác dụng kháng viêm, giảm đau mạnh nên thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa tê nhức xương, khớp, tĩnh mạch, tê bì chân tay. Cần chuẩn bị 30g rễ cây trinh nữ và rượu trắng. Đầu tiên, rửa sạch rễ cây trinh nữ và xắt nhỏ thành các khúc sao cho vừa nồi nấu. Sau đó, ngâm phần rễ đã được sơ chế vào rượu trắng và đun sôi. Lọc lấy nước uống hết trong ngày hoặc thoa lên những vị trí bị sưng viêm.
Tùy vào nguyên liệu hoặc thành phần mà bạn lựa chọn mà công thức với loại cây thuốc nam chữa tê bì chân tay này sẽ có nhiều thay đổi đáng kể.

  • Gừng tươi
Gừng tươi là một trong những vị thuốc chữa tê bì tay chân được nhiều người sử dụng tại nhà vì dễ tìm và có thể trồng ngoài vườn để phục vụ cho việc nấu ăn và chữa bệnh.  Nguyên liệu chúng ta cần có 1 củ gừng nhỏ, 2 thìa cà phê muối. Trước tiên rửa sạch củ gừng và cắt thành  lát mỏng. Nấu gừng trong nước sôi có pha 2 thìa muối trong 10 phút. Sau đó đổ hỗn hợp ra và ngâm chân. Ngoài ra, bạn  có thể nghiền gừng với rượu trắng và xoa bóp vùng bị tê trong 10 phút sẽ có kết quả tức thì.
  • Bạch quả

Bạch quả được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cải thiện sức khỏe sinh sản, hỗ trợ thận và gan, và có tác dụng bổ máu. Chính vì thế, cây thuốc nam chữa tê bì chân tay này sẽ rất hiệu quả nếu như bạn duy trì đều đặn hàng ngày. Chúng ta cần có 10-15g bạch quả và 500ml nước. Trước hết, đun sôi nước trong nồi, thả bạch quả vào nước sôi. Đun nhỏ lửa trong khoảng 20-30 phút. Lọc nước, để nguội. Uống nước bạch quả trước khi đi ngủ có thể phát huy hết công dụng của thuốc.

Tóm lại, qua bài viết trên đây, chúng tôi cũng đã chia sẻ với bạn mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà dễ thực hiện, an toàn, hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt là những người đang quan tâm đến vấn đề tê bì tay chân.
Đánh giá nội dung