Hội chứng Thận Hư là gì? Có nguy hiểm không?

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Hội chứng thận hư được hiểu một cách đơn giản đó là tổn thương tại thận khiến cho cơ quan này làm mất quá nhiều protein từ trong máu đi vào nước tiểu và thoát ra ngoài. Nó không phải là một bệnh lý mà là một tập hợp các dấu hiệu bệnh hay nhiều triệu chứng khác nhau có mối liên quan đến nhau. Hãy cùng tìm hiểu một cách chi tiết trong bài viết dưới đây:

Hội chứng thận hư là bệnh lý gì

Hội chứng thận hư là bệnh lý bao gồm hàng loạt các nhóm triệu chứng khác nhau đặc trưng bởi tình trạng tăng Albumin niệu (tiểu trên 3,5g/ 1,7m2 da trong 24h), giảm Albumin máu, tăng lipid máu và phù.

Thận có vai trò quan trọng trong việc lọc và loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu đi ra ngoài. Nó như một bộ lọc, và các cầu thận chính là nơi thực hiện chức năng này. Khi các đơn vị lọc này bị tổn thương khiến cho các protein trong máu (nhiều nhất là Albumin) sẽ bị thoát ra ngoài mà đi vào nước tiểu. Tổn thương này cho phép từ 3g Protein trở lên đi vào nước tiểu trong 24h, lớn hơn gấp 20 lần so với ở người bình thường khi cầu thận khoẻ mạnh.

Hội chứng này thường gặp nhiều nhất ở trẻ em, bệnh nguyên phát là do bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu. Còn ở người lớn thì hay gặp là thứ phát do nhiều nguyên nhân khác nhau

Các triệu chứng trong hội chứng thận hư

Người bị hội chứng thận hư sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng sau:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Phù (mức độ từ nhẹ đến nặng), phù của thận chủ yếu tập trung ở vùng quanh mắt, mắt cá chân, bàn chân. Có thể kèm theo báng, tràn dịch màng bụng hay phù não.
  • Nước tiểu có bọt, đó là do protein dư thừa trong nước tiểu.
  • Có thể tăng hoặc giảm cân. tăng là do nước tích trong cơ thể không thoát ra ngoài được. Giảm cân là do tình trạng mất protein niệu.
  • Mệt mỏi, da xanh xao, ăn kém.
  • Mất ngủ.
Hội chứng thận hư là một tập hợp gồm các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng gồm tăng protein niệu, giảm protein máu, tăng lipid và phù
Hội chứng thận hư là một tập hợp gồm các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng gồm tăng protein niệu, giảm protein máu, tăng lipid và phù

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này

Người ta chia nguyên nhân gây bệnh của Hội chứng thận hư này thành hai nhóm khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh nguyên phát:

  • Bệnh lý cầu thận thay đổi tối thiểu
  • Tình trạng viêm cầu thận màng (thường gặp ở những người trưởng thành tại các nước đang phát triển).
  • Xơ hoá tại cầu thận ổ cục bộ
  • Viêm cầu thận màng tăng sinh
  • Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch
  • Viêm cầu thận tăng sinh ngoại mạch

Nguyên nhân gây bệnh thứ phát:

  • Do sử dụng thuốc NSAIDS, thuốc kháng sinh…
  • Do trúng độc chất
  • Do bệnh tự miễn lupus
  • Do mắc các bệnh ác tính
  • Do nhiễm trùng hay nhiễm ký sinh trùng: HIV, viêm gan B, viêm gan C, sốt rét.
  • Bệnh lý về di truyền
  • Rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, bệnh Amyloidosis

Chẩn đoán hội chứng thận hư cần những dấu hiệu, xét nghiệm gì

Để chẩn đoán Hội chứng thận hư ta dựa vào những yếu tố dưới đây:

Tiêu chuẩn chẩn đoán

  1. Có dấu hiệu phù.
  2. Protein niệu > 3,5g trong vòng 24h.
  3. Protein máu giảm < 60g/ l kèm theo Albumin máu giảm < 30g/ l.
  4. Tăng cholesterol máu > 6,5mmol/l.
  5. Có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ xuất hiện trong nước tiểu.

Tiêu chuẩn 2 và 3 là tiêu chuẩn bắt buộc. Các tiêu chuẩn còn lại có thể có hoặc không.

Các xét nghiệm cần thực hiện

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện với những người có nghi ngờ bị hội chứng thận hư. Các chỉ số cần quan tâm đó là:

  • Protein niệu trong vòng 24 giờ.
  • Ngoài ra có thể tính tỷ lệ protein/ creatinine trong mẫu nước tiểu tự do.
  • Phát hiện các trụ niệu (trụ hyalin, trụ hạt, trụ mỡ, trụ sáp, trụ tế bào biểu mô)
  • Lipid niệu gợi ý nguyên nhân gây bệnh do bệnh cầu thận.
  • Cholesterol trong nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu cần được thực hiện trong trường hợp này để đánh giá mức độ bệnh
Xét nghiệm nước tiểu cần được thực hiện trong trường hợp này để đánh giá mức độ bệnh

Xét nghiệm sinh hoá và huyết học

Gồm các xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ nặng cũng như biến chứng của người bệnh:

  • Nồng độ Ure và creatinien máu thay đổi theo mức độ suy thận.
  • Albumin huyết thanh thường < 2,5g/dL.
  • Cholesterol và tryglycerid toàn phần thường tăng.

Một số xét nghiệm để tìm các nguyên nhân thứ phát

Các xét nghiệm này được chỉ định dựa theo các triệu chứng lâm sàng dùng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như:

  • Glucose huyết thanh hoặc HbA1C
  • Kháng thể kháng nhân
  • Xét nghiệm huyết thanh lọc tìm viêm gan B và viêm gan C.
  • Điện di Protein huyết thanh và nước tiểu.
  • Cryoglobulin
  • Yếu tố dạng thấp
  • Xét nghiệm huyết thanh học tìm vi khuẩn giang mai (RPR)
  • Xét nghiệm tìm kháng thể HIV
  • Nồng độ bổ thể C3, C4.
  • Sinh thiết thận

Hội chứng thận hư có nguy hiểm không

Hội chứng thân hư nếu không được điều trị kịp thời đúng cách thì có thể dẫn tới mất đi một lượng lớn protein trong máu. Hơn thế nữa những tổn thương tại thận khó phục hồi. Bởi vậy mà từ đó sẽ dẫn đến nhiều những biến chứng có mức độ nguy hiểm nặng nhẹ khác nhau:

  • Suy thận cấp và mạn: Do các hoạt động sinh lý bị rối loạn làm cho chức năng của thận cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Trong tình trạng suy thận chuyển sang giai đoạn mạn tính bệnh nhân có thể phải chạy thận nhân tạo định kỳ mới duy trì được sự sống. Và chi phí chạy thận thì không hề rẻ.
  • Tăng cholesterol và tryglycerid: Albumin trong máu sẽ bị đưa ra ngoài nhiều hơn khi bệnh nhân bị hội chứng thận hư. Để bù đắp điều này gan sẽ phải sản xuất nhiều Albumin hơn, nó làm cho tăng cholesterol cùng các chất béo trung tính có trong máu.
  • Tắc tĩnh mạch: Lượng lipid và cholesterol trong máu ở mức độ cao khiến cho các lòng mạch có nguy cơ bị xơ vữa và tắc trở ngại tuần hoàn máu trong cơ thể. Hay như hiện tượng rối loạn nhịp tim do hạ kali máu.
  • Triệu chứng co giật, co cứng: Bệnh nhân bị hội chứng thận hư có thể gặp phải tình trạng co cứng, chuột rút hay tím tái. Nguyên nhân có thể là do bị hạ protein máu hoặc tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh này.
  • Phù não: Người bệnh sẽ rơi vào hôn mê, co giật.
  • Nhiễm trùng: Thường gặp là nhiễm trùng trên da, viêm phúc mạc tiên phát, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết hay viêm phổi…
  • Suy dinh dưỡng: Do mất đi lượng protein máu quá nhiều dẫn đến sự nuôi dưỡng tế bào không được đảm bảo dẫn tới tình trạng này. Nó khiến bệnh nhân bị sụt cân hoặc không, thậm chí là có thể tăng (do tình trạng tích nước). Cụ thể là cơ thể sẽ mệt mỏi, xanh xao, thiếu năng lượng hoạt động. Xét nghiệm các chỉ số của máu thấy giảm hồng cầu, vitamin D và calci.
  • Ngoài ra còn một số biến chứng khác nữa như bệnh thận mạn tính, tăng huyết áp…
Tình trạng tăng lipid, cholesterol, tryglycerid máu sẽ dẫn tới hình thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch
Tình trạng tăng lipid, cholesterol, tryglycerid máu sẽ dẫn tới hình thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch

Có thể chữa khỏi hoàn toàn hội chứng thận hư không

Thực tế thì hội chứng thận hư là một bệnh mạn tính, nó diễn biến đột ngột theo từng đợt cấp. Vậy nên có thể nói không thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh. Việc điều trị chỉ có tác dụng thuyên giảm và ổn định tạm thời. Bệnh này sẽ tái phát nếu gặp phải các yếu tố thuận lợi. Do vậy người bệnh cần được theo dõi và điều trị trong một thời gian dài. Cần nhất đó chính là tân thủ theo chế độ điều trị, sinh hoạt và dinh dưỡng đã được vạch ra. Mục tiêu của các đợt điều trị đó là giảm triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra, kéo dài thời gian có thể tái phát bệnh và hạn chế sự tổn thương ở thận.

Các yếu tố giúp tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Có tiền sử mắc các bệnh lý tổn thương thânj: Tiểu đường, lupus, bệnh cầu thận sang thương tối thiếu, thoái hoá dạng bột hay các bệnh khác.
  • Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ bệnh như thuốc chống viêm NSAIDS, thuống kháng sinh…
  • Một số bệnh như HIV, các bệnh viêm gan B, C, bệnh sốt rét…

Các phương pháp điều trị hội chứng thận hư

Như đã nói ở trên thì hiện nay chưa tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Mục tiêu điều trị đó là:

  • Điều trị các bệnh lý nguyên nhân gây tổn thương cầu thận
  • Phục hồi chức năng cầu thận
  • Điều trị các triệu chứng
  • Hạn chế biến chứng

Theo đó phương pháp điều trị cụ thể đó là:

Điều trị đặc hiệu

Theo kinh nghiệm của các bác sĩ đầu ngành chuyên khoa thận – tiết niệu thì điều trị đặc hiệu sẻ sử dụng liệu pháp corticoid.

  • Với đợt phát bệnh đầu tiên bác sĩ sẽ cho sử dụng Prednisolon. Nếu có sự đáp ứng tốt (protein niệu không thấy trong nước tiểu 24h hoặc chỉ còn dấu vết) thì tiếp tục điều trị tiếp trong 4 – 6 tuần. Sau đó từ từ giảm liều. Khi này bệnh nhân phải duy trì liệu pháp này kéo dài hàng năm theo liệu trình.
  • Nếu không đáp ứng thì phải sinh thiết thận để lấy kết quả mô bệnh học và đề ra hướng điều trị tiếp theo.
  • Trong đợt tái phát chia ra làm thể ít tái phát và hay tái phát. Thể ít tái phát (dưới 1 lần trong vòng 6 tháng) sẽ sử dụng corticoid như đợt đầu. Còn thể hay tái phát (mắc nhiều hơn 2 lần trong vòng 6 tháng) hoặc bị phụ thuộc vào corticoid thì phải sử dụng liều tấn công giống đợt đầu cho đến khi xét nghiệm không thấy protein niệu. Sau đó mới dùng liều duy trì kéo dài và giảm dần cho đến 1 năm sau.

Thuốc ức chế miễn dịch cũng là một hướng điều trị được dùng trong trường hợp không đáp ứng được với corticoid hay bị phụ thuộc, kháng thuốc, ngộ độc với thuốc.

Sử dụng liệu pháp Corticoid trong điều trị đặc hiệu
Sử dụng liệu pháp Corticoid trong điều trị đặc hiệu

Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng giúp ổn định tình trạng, tránh những biến chứng nguy hiểm là điều cần thiết đối với những bệnh nhân bị hội chứng thận hư. Tuỳ từng triệu chứng mà có phương pháp điều trị phù hợp như sau:

  • Điều trị phù: Hạn chế sử dụng natri, thực hiện chế độ ăn nhạt tuyệt đối cho bệnh nhân phù nặng và tương đối cho bệnh nhân phù nhẹ (bổ sung khoảng <5 g muối mỗi ngày).
  • Sử dụng các thuốc lợi tiểu phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bù lại protein trong cơ thể thông qua con đường ăn uống hoặc truyền Albumin, plasma.
  • Hạ huyết áp: Hạ huyết áp trung bình hoặc huyết áp tâm thu sẽ bảo vệ chức năng của thận tốt hơn. Nhóm thuốc thường dùng trong trường hợp này là ức chế men chuyển vì nó có thể là giảm protein niệu.
  • Khi có nhiễm khuẩn thì sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Một số thuốc hỗ trợ như vitamin D2, calci, các yếu tố vi lượng… Nó giúp giảm tác dụng phụ của corticoid hoặc hậu quả của việc protein niệu…
  • Ngoài ra còn có điều trị tình trạng rối loạn lipid máu, rối loạn đông máu …

>>>Xem thêm

Các biện pháp phòng bệnh và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Phòng bệnh đối với người lành

Hội chứng thận hư để lại những tổn thương thực thể đối với thận và chức năng của cơ quan này. Không những vậy, biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh đều không phải nhẹ. Vì thế mà ngay từ đầu chúng ta cần ý thức được việc phòng bệnh. Đối với bệnh lý này để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: không nạp vào cơ thể lượng muối quá nhiều mỗi ngày, cân bằng các chất dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng bia rượu. Hạn chế ăn quá nhiều protein cùng các chất béo. Tăng cường sử dụng các loại rau xanh và trái cây để đảm bảo sức khỏe.
  • Sinh hoạt khoa học: Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế việc nhịn tiểu. Ngủ đủ giấc để đảm bảo sinh lý thận được diễn ra bình thường.
  • Rèn luyện cơ thể thường xuyên để tăng cường sức khỏe: Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là thừa cân, béo phì khiến cho chức năng của thận bị suy giảm, phải làm việc quá sức. Vì thế việc rèn luyện thể dục thể thao để tiêu hao mỡ thừa, kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể và đảm bảo thận làm việc vừa với khả năng của nó.
  • Tinh thần: Duy trì trạng thái tinh thần ổn định, luôn giữ những suy nghĩ lạc quan là điều có lợi cho sức khoẻ, nhất là đối với tim mạch và huyết áp.
Thực hiện chế độ ăn nhạt tuyệt đối hoặc tương đối tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh
Thực hiện chế độ ăn nhạt tuyệt đối hoặc tương đối tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh

Đối với người bị bệnh hoặc có tiền sử bị hội chứng thận hư

Người bị bệnh về thận nói chung hay hội chứng thận hư nói riêng thì điều cần chú ý nhất đó chính là chế độ dinh dưỡng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh tình. Bạn cần biết những điều sau:

  • Natri: Người bệnh cần phải hạn chế sử dụng muối trong các bữa ăn, bởi nó sẽ làm nặng gánh cho thận, khiến thận phải hoạt động với công suất lớn để đào thải. Ít hoặc kiêng các đồ muồi chua như mắm, dưa muối, cải muối,… các loại hải sản phơi khô như tép rang, mực, cá khô… Ăn nhạt để có được huyết áp ổn định và nồng độ natri trong giới hạn cho phép.
  • Protein: Người bị bệnh thường mất một lượng lớn protein do bị đào thải qua nước tiểu. Vậy nên bạn phải bổ sung thêm để bù đắp cho quá trình này. Các loại thực phẩm cần bổ sung đó là hải sản (tôm, cua, cá…), thịt nạc (thịt bò, thịt gà…), các loại sữa tách béo, một số loại hạt và ngũ cốc…
  • Chất béo: Hạn chế các chất béo bởi sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh. Chất béo thì lại có nhiều trong mỡ, nội tạng động vật, bơ, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, phô mai…
  • Tinh bột: Bổ sung tinh bột bằng cách thêm các thực phẩm như gạo lứt, yến mạch, khoai mì… trong khẩu phần ăn.
  • Bổ sung nhiều các loại rau xanh, trái cây để cơ thể có nhiều vitamin cùng chất khoáng làm nâng cao thể trạng, cải thiện sức khoẻ…
  • Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động mệt nhọc quá sức, tránh thực hiện các hoạt động gắng sức. Có thể tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng thận hư. Hãy phòng bệnh thật tốt nếu bạn không muốn gặp phải tình trạng bệnh lý này.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *