Vật Lý trị liệu Suy Giãn Tĩnh Mạch chân hỗ trợ điều trị tối ưu nhất

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý mang đến sự khó chịu cho cuộc sống người bệnh về thể chất lẫn tinh thần. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng như xơ cứng mạch máu, viêm loét chân. Vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân hiện đnag là phương pháp phổ biến đem lại tác dụng phục hồi chức năng tốt nhất cho bệnh này. Cùng tìm hiểu các bài tập cũng như thông tin chi tiết về bệnh giãn tĩnh mạch chi qua bào viết dưới đây:

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân còn được biết đến với tên gọi suy giãn tĩnh mạch chi. Hiện đang là một bệnh rất phổ biến ở xã hội hiện đại. Theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Nói đơn giản thì đây là tình trạng máu ở tĩnh mạch của chi dưới bị ứ trệ lại tại chỗ, không thể theo hệ thống tuần hoàn đi trở về tim đúng như sinh lý của cơ thể Lâu ngày lượng máu tồn lại ở chân càng nhiều khiến cho các tĩnh mạch dưới chân bị giãn ra. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ở trạng thái bình thường, dòng máu theo động mạch xuống dưới chân và rồi theo tĩnh mạch hiển trở lại về tim. Dòng máu này trở lên trên được là nhờ áp lực tĩnh mạch hiển được điều khiển bởi các van. Nói đến nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đó là van tĩnh mạch hiển không hoạt động hoặc bị suy khiến cho máu ứ lại tại các nhánh của tĩnh mạch hiển dưới chân. Van càng yếu thì triệu chứng càng nghiêm trọng. Vì vậy cần điều trị bằng nhiều phương pháp trong đó có Vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân.

Hình ảnh chân người bị suy giãn tĩnh mạch
Hình ảnh chân người bị suy giãn tĩnh mạch

Giới thiệu địa chỉ chữa giãn tĩnh mạch chân uy tín:

    • Chuyên gia xoa bóp bấm huyệt: Lương y Võ Thị Châu Loan
    • Địa chỉ: Số nhà 25, ngõ 1H, phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đặt lịch hẹn: 0981788581 (cô Châu Loan)

Để nói các yếu tố nguy cơ sâu xa hơn dẫn đến sự suy van này chính là:

  • Bệnh có yếu tố di truyền: Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân về di truyền là gì nhưng người ta thấy nếu có bố hoặc mẹ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thì 80% nguy cơ người con cũng bị mắc.
  • Giới tính: Thống kê chỉ ra rằng nữ giới tỷ lệ mắc cao hơn nam giới do các yếu tố nội tiết, thói quen sử dụng giày cao gót thường xuyên gây áp lực lớn xuống chi dưới, quá trình mang thai.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ giãn càng lớn.
  • Nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp có tính chất là thường xuyên phải đứng lâu nhưng ít vận động như giáo viên, người bán hàng,… tỷ lệ mắc cao hơn nghề nghiệp khác.
  • Người cân nặng lớn thì trọng lượng cơ thể dồn lên đôi chân càng nhiều, tỷ lệ mắc bệnh cao.
  • Những người sử dụng thuốc tránh thai cũng là nguy cơ dẫn đến suy van tĩnh mạch hiển.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác cũng dẫn đến bệnh như các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, phẫu thuật không được chăm sóc cẩn thận dẫn đến biến chứng tắc mạch, viêm mạch, bệnh nhân phải nằm bất động thời gian dài, sau bó bột gãy xương chi dưới,…

Biểu hiện cho thấy bạn đang gặp vấn đề về suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nhiều biểu hiện khác nhau từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ suy của van tĩnh mạch. Bệnh nhân sẽ gặp các biểu hiện sau:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Khi đứng lâu sẽ cảm thấy tức nặng và mỏi hai chi dưới.
  • Ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm thì thấy đỡ.
  • Thấy phù nề ở vùng cẳng chân và bàn chân đôi khi.
  • Đi lại, vận động cường độ mạnh đau nhiều.
  • Thỉnh thoảng thấy sưng nề và tím vùng cẳng chân, mu bàn chân.
  • Có cảm giác tê, ngứa vùng chân.
  • Bằng mắt thường có thể thấy được các tĩnh mạch xanh nổi ngoằn ngoèo ở mặt sau chân nhất là vùng khoeo.
  • Nếu bị nặng người bệnh sẽ thấy xuất hiện viêm da, vết loét hoặc xơ cứng ở các vùng chân.

Khi thấy các triệu chứng trên người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán. Siêu âm màu hệ thống tĩnh mạch chi dưới giúp đánh giá tình trạng suy giãn tĩnh mạch cùng phát hiện các huyết khối để chỉ định phẫu thuật kịp thời. Ở các thể bệnh vừa và nhẹ thì có các biện pháp điều trị bảo tồn nhằm mục đích tăng độ bền thành mạch, cải thiện lưu thông dòng máu, giảm đau, tăng sự dẻo dai của vùng cơ chi dưới.

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng người mắc bệnh không được chủ quan với nó. Vì những biến chứng do bệnh gây ra lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh. Đầu tiên là phải kể đến sự di chuyển, sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn khi phải di chuyển thường xuyên, không thể đứng lâu được do căng tức và mỏi. Hơn hết là không thể tham gia nhiều môn thể thao mang tính chất hoạt động mạnh như erobic, đá bóng, bóng rổ,…

Thứ hai là đối với phụ nữ nói riêng và những người khác thì việc nổi những tĩnh mạch xanh ngoằn ngoèo, đan xen nhau mặt sau chân gây mất thẩm mĩ. Bạn sẽ không thể tự tin diện những bộ váy ngắn, quần đùi trước mặt mọi người. Và tệ hơn là ở thể nặng chân sẽ xuất hiện tình trạng viêm da, xơ cứng hay loét hoại tử. Tử vong có thế xảy ra khi các huyết khối tại tĩnh mạch chi này trở về tim gây tắc động mạch.

Biến chứng nặng của suy giãn tĩnh mạch chân
Biến chứng nặng của suy giãn tĩnh mạch chân

>>>Xem thêm

Các bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Ngoài những điều trị chuyên môn của bác sĩ tại các cơ sở y tế hay sử dụng thuốc nhằm giảm nhẹ các triệu chứng thì ở nhà các bạn cũng có thể tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân để hỗ trợ. Phương pháp này đã được nghiên cứu là có tác dụng cải thiện chức năng rất tốt. Và hơn hết nó giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng nặng. Lời khuyên của bác sĩ là người bệnh cần duy trì chế độ tập luyện một cách thường xuyên và bài bản nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới tư thế nằm

Bài tập 1: Bài tập gấp duỗi cổ chân

Chuẩn bị dụng cụ: Một chiếc ghế cao khoảng 20 – 30 cm.

Tiến hành bài tập:

  • Người tập nằm ngửa, hai tay đặt bên thân người.
  • Chân trái bác lên ghế. Thực hiện gấp – duỗi cổ chân 10 lần.
  • Đặt chân xuống dưới nền và đổi chân bên dưới lên. Thực hiện tương tự.
  • Tập trong khoảng 5 phút.

Bài tập 2: Bài tập xoay cổ chân

Chuẩn bị dụng cụ: Một chiếc ghế cao 20 – 30 cm.

Tiến hành động tác:

  • Người tập nằm ngửa, hai tay để sát bên thân.
  • Chân trái gác lên ghế.
  • Thực hiện xoay cổ chân trái theo chiều kim đồng hồ 5 lần rồi xoay ngược chiều kim đồng hồ 5 lần.
  • Để chân trái xuống và đổi chân phải lên. Thực hiện tương tự.
  • Bài tập diễn ra trong 5 phút.

Bài tập 3: Đạp xe đạp tầm thấp

Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa.

Thực hiện động tác:

  • Người tây giơ hai chân lên khoảng 30 độ so với mặt đất. Hai chân giữ song song.
  • Thực hiện động tác đạp xe đạp trên không.
  • Đạp cho tới khi thấy không giữ được chân nữa thì từ tự hạ chân xuống chạm đất.
  • Nghỉ khoảng 30 giây đến 1 phút thì tiếp tục đạp.
  • Thực hiện bài tập trong khoảng 5 phút.
Bài tập nằm đạp xe
Bài tập nằm đạp xe

Bài tập 4: Bài tập đạp xe tầm cao

Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa.

Thực hiện động tác:

  • Người tập từ từ đưa chân lên cao, phần lưng dựng thẳng đứng so với nền đất.
  • Hay tay dựng chống ở hai bên hông để thâm lực dựng cho thân người.
  • Hai chân hơi gấp gối lại.
  • Di chuyển chân, thực hiện động tác đạp xe trên tầm cao.
  • Đạp đến khi cảm thấy không giữ được chân nữa thì hạ từ từ xuống đất.
  • Nghỉ ngơi khoảng 30 giây đến 1 phút thì tiếp tục lại động tác.
  • Tập từ 3 – 4 lần/ buổi tập.

Bài tập 5: Đung đưa chân trên cao

Đây là một bài tập Vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả tại nhà.

Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa.

Tiến hành động tác:

  • Người tập dựng hai chân lên vuông góc với mặt nền.
  • Đung đưa hai chân theo chiều người nhau lên xuống.
  • Khi thực hiện luôn giữ chân dựng thẳng đứng.
  • Mỗi lần tập 10 nhịp lên – xuống.
  • Hạ chân xuống từ từ và thư giãn 10 giây.
  • Lặp lại động tác 3 – 5 lần.

Bài tập 6: Bước chân trên tường.

Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm gần bức tường, hai chân chống lên tường.

Thực hiện động tác: Người tập bước chân từng bước như trên mặt đất cho đến khi đạt được độ cao tối đa thì từ từ hạ người xuống. Thực hiện bài tập 5 – 7 lần.

Bài tập 7: Bài tập bắt chéo chân

Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa. Hai chân chống trên mặt đất.

Thực hiện động tác:

  • Giữ nguyên chân phải, bắt chéo chân trái đặt lên đùi chân phải.
  • Dùng sức nâng chân phải lên.
  • Mượn lực của cả hai tay vòng qua phía sau mặt đùi chân phải để kéo chân phải về phía bụng tối đa.
  • Giữ nguyên động tác trong 5 giây thì thả ra, trở về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện tương tự với bên đối còn lại.
  • Tập 3 – 5 lượt mỗi bên.
Bài tập bắt chéo chân
Bài tập bắt chéo chân

Bài tập số 8: Bài tập dang chân

Chuẩn bị dụng cụ: Một chiếc ghế cao.

Thực hiện động tác:

  • Người tập nằm ngửa, mông cách ghế 20 cm, hai chân chống vào thành ghế.
  • Tiếp theo dang hai chân vòng qua thành ghế và đặt xuống dưới nền đất.
  • Giữ tư thế 5 giây lại vòng chân chụm lại đặt lên thành ghế.
  • Thực hiện động tác trong khoảng 5 phút.

Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới tư thế ngồi

Bài tập 1: Bài tập nâng chân

Chuẩn bị dụng cụ: Ghế dựa sao cho khi ngồi đầu đầu gối vuông góc, chân chạm được đất.

Tiến hành động tác:

  • Người tập ngồi trên ghế, lưng thẳng.
  • Nâng lần lượt chân phải lên đá thẳng ra phía trước rồi hạ xuống. Tiếp theo nâng chân trái lên rồi hạ xuống.
  • Hai chân luôn phiên nhau khoảng 15 lần.
  • Nghỉ 1 – 2 phút.
  • Thực hiện bài tập 2 – 3 lần.
Bài tập ngồi nâng chân
Bài tập ngồi nâng chân

Bài tập 2: Bài tập nhón gót chân

Chuẩn bị dụng cụ: Ghế dựa.

Tiến hành động tác:

  • Người tập ngồi trên ghế, lưng giữ thẳng đứng.
  • Nâng phần gót chân bên trái lên, giữ phần ngón chân luôn luôn chạm đất. Hạ gót chân trái thì nâng gót chân phải.
  • Thực hiện hai chân xen kẽ nhau.
  • Tập bài tập trong 5 phút.

Bài tập 3: Vận động khớp cổ chân

Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi trên ghế. Hai chân nằm trên mặt đất.

Thực hiện động tác:

  • Thực hiện động tác cho từng bên chân một.
  • Giữ nguyên chân trái. Chân phải gót chạm đất, nhấc phần ngón gấp hết cỡ về phần cẳng chân. Giữ nguyên tư thế 5 giây. Tiếp tục để ngón chân xuống đất, nhấc gót lên, kẽo giãn cổ chân tối đa, giữ 5 giây. Hơi nhấc chân phải lên khỏi mặt đất, xoay cổ chân theo hướng kim đông hồ 5 vòng rồi xoay ngược 5 vòng. Để chân lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện tương tự với chân còn lại.
  • Mỗi chân tiến hanh tập luân phiên 5 lần.

Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới tư thế đứng

Bài tập 1: Bước cao

Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng lưng.

Thực hiện động tác:

  • Thực hiện bước tại chỗ.
  • Khi bước nâng cao chân sao cho đầu gối vuông góc.
  • Tập trong khoảng 5 phút.

Bài tập 2: Đứng bằng gót chân

Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng lưng.

Tiến hành động tác:

  • Nâng đồng thời phần ngón chân cả hai bên chân lên.
  • Gót chạm đất.
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây.
  • Hạ bàn chân xuống chạm đất hoàn toàn.
  • Thực hiện bài tập trong khoảng 5 phút.

Một số phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch chân khác

Sử dụng vớ ý khoa

Ngoài các bài tập vật lý trị liệu ở trên người bệnh cần sử dụng một loại vớ chuyên dụng cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Vớ được làm từ một chất liệu đàn hồi tốt. Khi đeo vớ vào thì nó sẽ ép vào chân, định hình chân sao cho các tình mạch co lại với kích thước nhỏ hơn kích thước bị giãn, từ đó làm cho lượng máu ứ đọng tại tĩnh mạch hiển giảm đi.

Vớ này cũng giúp phục hồi phần nào chức năng của các van tĩnh mạch đã bị suy để thúc đẩy dòng máu xuống nhanh chóng trở về tim. Vì vậy mà giảm các triệu chứng một cách rõ rệt. Khi đeo với bạn cần lưu ý là vớ cần được đeo thường xuyên, nhất là những khi đi lại, vận động. Đây cũng chính là nhược điểm của nó. Vì việc phải đeo thường xuyên đối với  một số người rất là khó chịu, vớ lại còn bó sát vào chân.

Sử dụng vớ y khoa hàng ngày cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân
Sử dụng vớ y khoa hàng ngày cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân

Máy nén ép bằng lực hơi

Một phương pháp vật lý trị liệu nữa rất hay được sử dụng cho người giãn tĩnh mạch chi dưới là máy nén áp bằng lực hơi. Nó như một chiếc túi có phần trong cùng đặt vừa chân. Một khoang rỗng để bơm đầy không khí vào trong. Khi đặt chân vào, máy bắt đầu nạp khí tối đa đến khi căng đầy giúp ép vào các tĩnh mạch nổi, đẩy máu ứ đọng về tim. Máy khá cồng kệnh, không phải vật dụng cá nhân như vớ nên không thể mang theo bên người thường xuyên. Mà để đạt được hiệu quả bạn cần sử dụng hàng ngày.

Ngoài những bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân và đi vớ y khoa thường xuyên thì để cải thiện tình trạng bệnh, khi nằm hoặc đi ngủ bạn cần gác cao chân. Điều này giúp cho các van tĩnh mạch không cần hoạt động nhiều công suất mà máu theo đường tĩnh mạch về tim được, không bị ứ đọng lại ở tĩnh mạch hiển chân.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *