Hướng dẫn tập Vật lý trị liệu Viêm Cân Gan bàn chân tại nhà

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Viêm cân gan bàn chân không phải là bệnh lý hiểm gặp hiện nay. Mặc dù chưa có những nghiên cứu chính thức nói về nguyên nhân dẫn đến tình trang bệnh thế nhưng đây không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Các phương pháp điều trị bảo tồn nội khoa cũng cho thấy những kết quả tốt. Cùng tìm hiểu thêm về các bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân tại nhà:

Viêm cân gan bàn chân là tình trạng gì? Triệu chứng như thế nào?

Theo giải phẫu cơ thể con người, cân gan bàn chân là một tổ chức gân nằm ở dưới lòng bàn chân. Nó chạy dọc từ phần gót chân cho đến nơi tiếp nối giữa xương các ngón chân với bàn chân. Trong sinh hoạt bình thường, khi chúng ta đi lại, chạy nhảy thì phân cân này sẽ nâng đỡ cho bàn chân, giảm áp lực từ bề mặt dưới lên chân cũng như cơ thể di chuyển êm ái, linh hoạt hơn. Tình trạng viêm xảy ra do nhiều nguyên nhân ở một hay nhiều vị trí dẫn tới tổn thương tổ chức này. Triệu chứng hay gặp nhất là đau phần gan bàn chân mà chủ yếu là gót chân.

Bệnh lý này khá phổ biến hiện nay. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Đau gan bàn chân, gót chân có tính chất đau chói, đau như vị vật nhọn đâm.
  • Đau không lan lên trên.
  • Đau thường dần dần và tăng dần mức độ.
  • Chỉ xảy ra ở một bên chân.
  • Nghiêm trọng nhất là vào buổi sáng sớm, sau khi ngủ dậy bắt đầu chạm chân xuống nền đi lại hoặc sau nghỉ ngơi.
  • Ngồi, nằm không đau. Đau tăng khi chạy, giảm dần khi đi bộ hay không dùng trọng lượng cơ thể ép lên bàn chân.
  • Khi thực hiện các động tác uốn cong chân hay giãn gan bàn chân, ngón chân hướng về phía ống chân thì đau tăng.
Cấu tạo cân gan bàn chân
Cấu tạo cân gan bàn chân

Nguyên nhân dẫn đến viêm cân gan bàn chân

Hiện nay người ta chưa xác định được một cách chính xác nguyên nhân dẫn đến viên can gân bàn chân. Trong nhiều trường hợp viêm khi thăm khám bằng các biện pháp cận lâm sàng chụp x – quang bàn chân đều phát hiện tình trạng gai gót. Họ cho rằng đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do khi vận động, phần cân gan bàn chân phần gót có sự chuyển động, cọ trượt qua phần gai nhọn dẫn đến viêm đau. Ngoài ra còn có một số giả thuyết cho rằng mặc dù cân gan bàn chân có tác dụng chịu lực và phân bố lực, giảm chấn động khi chạy cho chân nhưng nếu chịu một tác động đủ mạnh trong một thời gian dài của cùng một động tác có thể dẫn đến rách phần mô này. Từ đó mà gây kích thích phản ứng viêm và có triệu chứng đau chân. Hiện đã có phương pháp vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân rất hiệu quả.

Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh cũng được liệt kê đầy đủ, bao gồm:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Tuổi tác: Mặc dù trên thực tế thì viêm can gân bàn chân có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau thế nhưng tỷ lệ lớn ở những người trên 40 tuổi. Đây là độ tuổi đã bắt đầu có sự thoái hóa của cơ thể. Calci không được phân bố đồng đều dẫn đến lắng động ở một số vị trí. Nếu ở tại gót chân sẽ tạo thành gai gót.
  • Thừa cân béo phì: Chân là nơi nâng đỡ sức nặng của cơ thể. Nhưng nếu bạn có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn thì sự đè ép này càng lớn. Trong một thời gian dài nó sẽ gây ảnh hưởng tới cấu trúc của cơ – xương – khớp. Là yếu tố thuận lợi cho viêm can gân chân.
  • Bất thường ở chân: Những người có dị tật ở chân như bán chân bẹt, vòm cao, chân cao chân thất, chân vòng kiềng,… có nguy cơ bị viêm cân gan chân nhiều hơn so với người bình thường.
  • Vận động viên: Như đã nói ở trên có giả thuyết cho rằng những người thường xuyên tạo áp lực lên chân bằng một động tác nhất định trong thời gian dài sẽ gây viêm can gân. Điều này để nói về các vận động viên chuyên nghiệp chơi các môn thể thao như múa bale, chạy đường dài, nhảy erobic,…
  • Một số thói quen sinh hoạt không đúng như đi giày cao gót thường xuyên, giày đế cứng hoặc đế quá mỏng,… cũng là yếu tố nguy cơ.
Viêm cân gan bàn chân gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh
Viêm cân gan bàn chân gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh

Viêm cân gan bàn chân có cần điều trị phẫu thuật không?

Đây là một bệnh lý cơ – xương – khớp thường gặp ở các phòng khám, bệnh viện. Bệnh này không hề nguy hiểm với người mắc. Điều quan trọng nhất là nó ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đau khiến họ cảm thấy khó chịu, không thể đi lại, chạy nhảy thoải mái được. Đau ở người viêm cân gan bà chân có đặc trưng là khi đứng dậy sau thời gian nghỉ ngơi nhất là sáng sớm vì vậy ảnh hưởng đến nguyên một ngày học tập và làm việc.

Người bệnh chỉ có thể đi lại một cách từ từ mà không được chạy nhảy hay tham gia các bộ môn thể thao vận động di chuyển như chạy, nhảy erobic, bóng chuyền, cầu lông,… Do các hoạt động mạnh đó gây áp lực lên gan bàn chân.

Viêm cân gan bàn chân được chẩn đoán dựa theo sự thăm khám lâm sàng của bác sĩ có kinh nghiệm cùng các cận lâm sàng như:

  • X – quang để loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.
  • Cộng hưởng từ MRI. Hình ảnh MRI cho phép bác sĩ quan sát được các cấu trúc phần xương gót và xương bàn chân, mô mềm và các tổ chức xung quanh.

Với những người bị viêm cân gan bàn chân thì bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp điều tri nội khoa kết hợp vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân theo nguyên tắc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu đến vùng tổn thương. Phẫu thuật cũng là một phương pháp điều trị. Nhưng đây là phương pháp cuối cùng được nghĩ đến khi những điều trị trên không cho thấy hiệu quả tốt. Mặc dù là một cuộc phẫu thuật nhỏ không có quá nhiều nguy hiểm tiềm ẩn nhưng khi thực hiện ảnh hưởng nhiều đến các tổ chức xung quanh, cần quá trình dài để hồi phục.

Sau khi điều trị nội khoa 6 tháng mà không có tiến triển nhiều, người bệnh vẫn khó chịu thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật cho người bệnh. Họ chỉ cắt bỏ phần bị viêm, hạn chế tối đa đụng chạm đến các phần khác.

>>>Xem thêm

Điều trị viêm cân gan bàn chân theo từng giai đoạn của bệnh

Giai đoạn viêm cân gan bàn chân cấp

Giai đoạn cấp diễn biến một cách đột ngột. Người bệnh cảm thấy đau vào buổi sáng sau khi thức dậy đi lại hay sau một hoạt động thể lực cần di chuyển nhiều. Đau chói liên tục làm người bệnh khó chịu. Vì vậy bạn cần chú ý:

  • Khi này bạn cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại nhất là các hoạt động thể thao. Khi đi lại, hoạt động không đi chân đất mà dùng giày có miếng đệm chân, đệm gót êm. Dùng băng thun mềm để băng lại vùng can bàn chân giúp cố định, giảm đau. Ngủ thì nâng cao chân.
  • Có thể sử dụng thêm các thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Với những người có tiền sử về bệnh dạ dày thì nên chú ý tác dụng phụ của các loại thuốc này.
  • Các phương pháp vật lý trị liệu giai đoạn này gồm chườm lạnh. Viêm cấp có tính chất sưng đau nhiều nên nhiệt lạnh sẽ làm giảm đau rất tốt. Ngoài ra ở các cơ sở điều trị chuyên khoa còn sử dụng các loại máy móc điều trị như điện di, siêu âm trị liệu, điện phân,… kết hợp với vận động trị liệu.
Chườm lạnh cân gan bàn chân để giảm đau
Chườm lạnh cân gan bàn chân để giảm đau

Giai đoạn viêm cân gan bàn chân bán cấp và mạn tính

Giai đoạn này này người bệnh không có sự đau chói khó chịu như bán cấp nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện.

  • Có thể đi lại, hoạt động bình thường như đi bộ, chạy khi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đệm bàn chân và đệm gót chân.
  • Vẫn tiến hành điều trị vật lý trị liệu bằng các máy móc hiện đại như điện phân, sóng ngắn, siêu âm và thwucj hiện các bài tập vận động trị liệu ở nhà.

Bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân tại nhà

Vật lý trị liệu là một phương pháp an toàn, có nhiều hiệu quả đã được chứng minh. Người bệnh khi đến khám và điều trị sẽ được các bác sĩ có chuyên môn hướng dẫn cho các bài tập phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Thời gian ở nhà hoặc những lúc thích hợp họ đều có thể áp dụng. Đây đều là các bài tập đơn giản mà ai cũng có thể tự tập luyện được. Dưới đây là một số bài vật lý trị liệu viêm can gân bàn chân dành cho mọi người:

Bài tập 1: Kéo giãn cơ lòng bàn chân

Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi trên ghế.

Các bước tiến hành:

  • Chân bên đau gác lên đầu gối chân không đau.
  • Một tay người bệnh giữ gót chân, tay kia giữ phần đầu các ngón.
  • Tay giữ phần đầu các ngón cố gắng kéo phần đó về phía cẳng chân giúp làm căng phần cơ ở gan bàn chân. Giữ ở mức căng tối đa trong vòng 10 giây thì thả lỏng tay.
  • Thực hiện động tác kéo căng như vậy từ 5 – 10 lần.

Bài tập 2: Kéo giãn bắp chân

Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng đối diện mặt tường, cách tường khoảng hai đến ba bước chân.

Các bước tiến hành:

  • Người tập hai tay chống vào tường, chân không đau bước lên phía trước một bước.
  • Hơi chùng gối của chân trước xuống, hạ thấp trọng tâm đồng thời kéo căng phần mặt sau bắp chân của chân bên đau.
  • Tư thế của chân bên đau luôn thẳng gối.
  • Giữ tư thế trong khoảng 10 giây thì thả lỏng trở về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 – 10 lần.
Bài tập căng bắp chân
Bài tập căng bắp chân

Bài tập 3: Lăn bóng

Chuẩn bị dụng cụ: Một trai bóng nhỏ kích thước cỡ lòng bàn tay. Có thể sử dụng bóng tennis, bóng chơi gold.

Thực hiện động tác:

  • Người tập ngồi trên ghế, đặt quả bóng dưới đất.
  • Dẫm lòng bàn chân bên đau lên trên quả bóng.
  • Dùng chân đó di chuyển quả bóng từ phần gót chân cho tới các ngón chân.
  • Khi di chuyển cần tác dụng một lực vừa phải lên qua bóng nhằm làm giãn cân gan bàn chân.
  • Thực hiện động tác trong 3 – 5 phút.

Bài tập 4: Nhặt khăn

Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị một chiếc khăn.

Thực hiện động tác:

  • Người tập ngồi trên ghế cao, đầu gối vuông góc chạm mặt đất.
  • Chiếc khăn để dưới chân bên đau.
  • Dùng các ngón chân co lại, kẹp khăn vào giữ phần đốt ngón và nhấc lên khỏi mặt đất. Cảm nhận sự căng cơ ở phần gan bàn chân.
  • Giữ khăn lên khỏi mặt đất khoảng 10 giây.
  • Thả khăn xuống và trở lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 – 10 lần.
bài tập nhặt khăn
Bài tập nhặt khăn

Bài tập 5: Tập với dây thun

Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng song song. Dùng dây thun có độ đàn hồi tốt.

Thực hiện động tác:

  • Vòng dây thun qua lòng làn chân bên đau sao cho điểm giữa dây thun ở vị trí lòng bàn chân.
  • Hai tay cầm hai đầu dây thun.
  • Dùng tay kéo hai đâu dây thun về phía thân người để chân đau nhấc lên khỏi mặt đất.
  • Cảm nhận sự kéo căng mặt sau cẳng chân.
  • Giữ tư thế trong 10 giây rồi trở về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 – 10 lần.

Trên đây là hướng dẫn một cách chi tiết các bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân đơn giản, hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện tạp nhà. Với những người bệnh cần có chế độ tập luyện một cách thường xuyên và khoa học. Trong một ngày chúng ta có thể thực hiện hai lần. Một là vào buổi sáng sớm khi rời giường và hai là buổi tối. Với những người chơi thể thao thường xuyên di chuyển, vận động chân thì cần khởi động kĩ trước khi bắt đầu động tác nhằm tắng ự dẻo dai và sức chịu đựng của các cân, cơ.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *