Triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ là gì? Cách để bổ sung canxi hiệu quả?

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Canxi là một chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Với phụ nữ, người đã, đang và sẽ có thiên chức làm mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến việc bổ sung canxi vào cơ thể. Không chỉ giúp con phát triển tốt mà mẹ còn giảm thiểu được các bệnh về xương sau này… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt canxi vẫn tồn tại ở rất nhiều người. Vậy đâu là biểu hiện báo hiệu cơ thể bạn đang thiếu hụt canxi? Làm sao để bổ sung canxi vừa khoa học và vừa hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé.

Canxi có vai trò gì đối với sức khỏe?

Canxi là thành phần cấu tạo nên xương và răng. Đồng thời, nó còn tham gia vào các hoạt động đông máu, giúp tế bào cơ được co giãn đàn hồi hàng ngày. Chính vì vậy, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo WHO, mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ cần hàm lượng canxi khác nhau, cụ thể:

  • Người lớn 11 – 24 tuổi cần 1200mg/ngày
  • Người lớn 24 – 50 tuổi cần 800mg – 1000mg /ngày
  • Phụ nữ có thai, người cao tuổi cần 1200 mg – 1500 mg /ngày

Nguyên nhân của triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ

Ăn uống không đủ chất

Theo chuyên gia, mỗi ngày, một người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1.200 mg canxi, tuy nhiên chúng ta không đáp ứng được yêu cầu đó, mà chỉ dừng lại ở mức khoảng  50- 60%. Vì người dân vẫn còn chưa thấy được vai trò quan trọng của việc dùng sữa hay các chế phẩm từ sữa để bổ sung canxi. Đây là tình trạng đáng báo động khi Việt Nam nằm trong top các quốc gia có khẩu phần ăn thiếu hụt canxi nhất trên thế giới. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần chủ động bổ sung chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi cho mỗi bữa ăn của mình để giúp cơ thể ổn định.

Nội tiết tố không ổn định gây nên rối loạn chuyển hóa canxi

Nội tiết tố thay đổi đột ngột khiến cho canxi khó hấp thụ. Bên cạnh đó, do thói quen sử dụng các chất béo, uống nhiều cà phê, sử dụng đồ ăn đóng hộp sẵn, hay môi trường ô nhiễm…cũng là những nguyên nhân gây cản trở sự hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến quá trình dung nạp canxi vào cơ thể.

Lười vận động và tập thể dục thể thao

Khi lười vận động và tập luyện sẽ khiến cơ thể uể oải và thiếu sức sống. Xương khớp ít được hoạt động sẽ khiến cho cơ thể khó hấp thụ được canxi. Hiện nay nhiều người trẻ đặc biệt ở phụ nữ, họ tham gia vào thị trường lao động, ngày ngày làm việc trong văn phòng, trước máy tính, và cơ thể ít được tiếp xúc với ánh mặt trời. Điều này gây nên các hiện tượng đau nhức xương khớp, lưng hay thoái hóa.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Phụ nữ sau sinh, lượng canxi thường bị giảm sút

Phụ nữ sau sinh, hoocmon estrogen trong cơ thể giảm sút. Loại hoocmon này có vai trò bảo vệ xương, nên khi bị suy giảm, xương của người mẹ sẽ yếu đi. Ngoài ra trong sữa mẹ cũng chứa một lượng lớn canxi, nên khi mẹ ăn những thực phẩm nhiều canxi sẽ được chuyển hóa một phần vào sữa cho con. Cho nên lúc này, người mẹ cần bổ sung canxi nhiều hơn để vừa nuôi dưỡng con vừa chăm sóc cơ thể.

Bên cạnh đó, khi phụ nữ mang thai, lượng canxi nạp vào cơ thể sẽ được sử dụng để giúp cho bé hình thành nên xương, răng và não bộ. Vì thể sau trong quá trình mang thai, sản phụ cần phải được bổ sung gấp đôi canxi.

Nếu như phụ nữ sau sinh không được cung cấp đủ canxi, sẽ dễ gây ra các tình trạng như loãng xương, đau lưng, đau cột sống, tóc rụng….

Những biểu hiện khi cơ thể thiếu canxi

Đau nhức lưng, cơ xương khớp, chuột rút thường xảy ra vào ban đêm

Đây được coi là biểu hiện ban đầu của tình trạng thiếu canxi ở người lớn. Hiện tượng dễ dàng bắt gặp nhất là đau cơ bắp, nhất là vùng cánh tay, đùi, nách khi di chuyển hoặc đi bộ. 

Móng chân và móng tay dễ bị gãy

Móng yếu, dễ bị gãy cũng là một triệu chứng của việc thiếu canxi. Một người khỏe mạnh đầy đủ canxi sẽ có móng tay chắc khỏe, không bị giòn. Hãy để ý biểu hiện này, nếu như có biểu hiện này, thì chắc chắn cơ thể bạn đang “khao khát” được nhận thêm canxi đấy.

Dễ bị ốm vặt do suy giảm hệ miễn dịch

Canxi giúp cho hàng rào miễn dịch được vững chắc hơn vì nó ngăn ngừa được những tác động bên ngoài như vi khuẩn và vi rút. Khi thiếu canxi, sức đề kháng cũng bị suy giảm, và kéo theo hàng rào bảo vệ trở nên yếu ớt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Điều này là tác nhân gây nên bệnh cảm cúm, cảm lạnh, ho dai dẳng…

Thoái hóa xương, loãng xương

Thoái hóa hay loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc trước sau mãn kinh khi lượng estrogen bị suy giảm, điều này làm giảm sự hấp thụ canxi.

Phụ nữ thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến móng, tóc và xương khớp
Phụ nữ thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến móng, tóc và xương khớp

Thường xuyên mệt mỏi và mất ngủ

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cơ thể thiếu hụt canxi sẽ khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng chán nản, hay cáu gắt, dễ bị áp lực mệt mỏi…Nó cũng khiến bạn mất tập trung và thiếu năng lượng. Từ đó cơ thể cũng ngủ không ngon giấc, hoặc mất ngủ nhiều đêm.

Da khô

Da khô, hoặc bị bong tróc, vẩy nến, bệnh chàm cũng đều là do sự thiếu hụt canxi trong máu. Vì thế để có làn da căng bóng, mịn màng, bạn cần bổ sung thêm canxi nhé.

Răng yếu, dễ bị sâu hoặc xỉn màu

Vì canxi là chất cấu tạo nên răng nên khi nguyên tố này thiếu hụt, răng cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu cơ thể không đủ canxi, nó sẽ “cướp đi” canxi từ răng để nuôi cơ thể, và điều này sẽ khiến răng bị yếu đi và dễ vàng hơn.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn

Phụ nữ trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ cảm thấy đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu…ở mức độ tăng nhiều lên nếu như thiếu hụt canxi trầm trọng.

Cách để bổ sung canxi cho cơ thể hiệu quả nhất

Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi

Cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng hàng ngày đó là xây dựng một chế độ ăn uống khoa học đủ chất và đủ canxi. Bạn có thể tham khảo các nhóm thực phẩm sau đây để bổ sung vào thực đơn của mình:

  • Sữa hoặc bơ, phô mai: Sữa chứa một hàm lượng canxi dồi dào. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung khoảng 250mg sữa để xương chắc khỏe và ngăn chặn các triệu chứng thoái hóa hay loãng xương. Đồng thời, sữa cũng giúp hệ miễn dịch được bảo vệ hiệu quả.
  • Rau củ giàu canxi: súp lơ, cải bó xôi, cà chua, rau chân vịt, giá đỗ, khoai lang, các loại hạt, các loại họ đậu…
  • Trái cây giàu canxi: chuối, cam, dâu tây, dâu tằm, bơ, quýt…
  • Xương động vật hầm nhiều giờ mang lại một lượng canxi tuyệt vời: lợn, bò, cừu,…
  • Hải sản: tôm, cua, cá hồi, cá ngừ, cá thu, ốc, hàu…
  • Yến mạch
Các loại thực phẩm cung cấp hàm lượng canxi dồi dào
Các loại thực phẩm cung cấp hàm lượng canxi dồi dào

Sử dụng thêm thực phẩm chức năng để bổ sung canxi

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm, nhiều chuyên gia cũng khuyên phụ nữ có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng chứa hàm lượng vitamin D để giúp canxi được hấp thụ một cách tối ưu. Tuy nhiên khi sử dụng thực phẩm chức năng hay thuốc canxi cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên uống canxi vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
  • Không nên uống canxi với sữa mà nên uống với nước lọc ấm để tránh hiện  tượng lắng đọng canxi ở ruột.
  • Nếu phụ nữ có thai đang sử dụng thêm sắt, thì không nên uống cùng với canxi. Cần phải uống tách thời điểm để tránh làm giảm khả năng hấp thụ 2 chất này với nhau. Có thể uống canxi vào buổi sáng và uống sắt vào buổi trưa.
  • Khi đang sử dụng thuốc canxi thì không nên sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích vì nó ngăn cản canxi được hấp thụ vào cơ thể.

Tập thể dục thể thao đều đặn

Theo các nhà khoa học Mỹ, việc hình thành bộ xương chắc khỏe ở phụ nữ, phần lớn sẽ diễn ra vào trước hoặc trong tuổi thanh, thiếu niên. Ở giai đoạn này, việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên còn tốt hơn rất nhiều so với việc bổ sung canxi. Tập luyện hàng ngày không chỉ giúp cho xương phát triển mà còn ngăn ngừa các triệu chứng loãng xương khi về già.  Bên cạnh đó, mỗi ngày, trước 9h nên tắm nắng để ánh sáng mặt trời có thể tổng hợp vitamin D vào cơ thể. Đây cũng là cách để bổ sung canxi rất hiệu quả.

Tạm kết

Có thể thấy, canxi có vai trò đặc biệt quan trọng với mỗi người, không chỉ là với phụ nữ. Hy vọng từ những thông tin vừa rồi, có thể giúp bạn hiểu về cơ thể của mình, để từ đó xây dựng cho mình và gia đình chế độ ăn uống dinh dưỡng. Hơn nữa, cần kết hợp giữa ăn uống và vận động thường xuyên để cơ xương khớp được dẻo dai, phòng ngừa các bệnh về xương khớp.

 

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *