Đi bộ là một môn thể thao đơn giản rất được ưa chuộng hiện nay giúp nâng cao tình trạng sức khỏe. Nhưng người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không lại đang là một câu hỏi rất được mọi người quan tâm.
Nội dung bài viết
Đi bộ có tác dụng gì lên khớp gối ?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa của khớp gối và đa số hay gặp ở những người cao tuổi, khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Lớp sụn đó có tác dụng giảm áp lực lên khớp gối, nay các lớp sụn bị giảm xuống nếu đi bộ quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên cho khớp gối làm chấn thương đến hai đầu xương, gây nên viêm khớp.
Nhưng khi khớp gối bị thoái hóa, xương và sụn khớp bị hư tổn gây nên đau, cứng, hạn chế vận động. Nếu khớp gối không được vận động sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu , oxy cũng như các chất dinh dưỡng đến cơ, gân, xương, của khớp gối khiến cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Chúng ta sẽ tìm hiểu ở khía cạnh dinh dưỡng sụn khớp và thoái hóa khớp. Sụn khớp là một trong số ít các mô không được máu cấp dinh dưỡng, mà tế bào sụn được nuôi dưỡng từ dịch khớp được tiết ra từ màng bao khớp. Khi ta vận động dịch khớp được lớp sụn hút vào đẩy ra khỏi chất sụn, dịch khớp chứa chất dinh dưỡng để nuôi sụn khớp, đồng thời có tác dụng bôi trơn. Sự vận động khớp làm dịch khớp luân chuyển và đem chất dinh dưỡng nuôi tế bào sụn khớp. Nếu khớp không được vận động dịch khớp sẽ không được luân chuyển và tế bào sụn sẽ không có chất dinh dưỡng, dẫn đến các lớp sụn chết nhanh hơn.
Vậy người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ ?
Câu trả lời là người bị thoái hóa đi bộ là rất cần thiết, nhưng phải đi bộ đúng cách.
Khi đi bộ người thoái hóa khớp gối nên xen kẽ giữa đi và nghỉ, không nên đi quá nhiều.
Bạn chỉ nên đi bộ với một quãng đường ngắn. Để việc đi bộ được tốt hơn thì trước khi đi bộ bạn cần thực hiện các bài tập khởi động để làm nóng khớp gối bằng các động tác như căng cơ chân, gấp duỗi khớp gối, xoay khớp nhẹ nhàng, xoa bóp… trong khoảng 10 phút.
Trong khi đi bộ, cần chú ý không nên bước quá dài, di chuyển đều với tốc độ chậm, bước nhẹ nhàng tránh gây áp lực mạnh lên phần khớp đang bị thoái hóa, hoạt động mạnh quá sức sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở sụn và xương, gây đau nhức nhiều hơn.
Khoảng cách giữa hai bước chân khi đi bộ chỉ khoảng 20 cm không nên bước quá xa sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối. Khi đi mắt nhìn thẳng phía trước giữ cột sống luôn thẳng, 2 tay thả lỏng để sát thân mình hoặc vung thoải mái. Bước chân nhẹ nhàng tiếp đất bằng toàn bộ bàn chân, lấy giữa lòng bàn chân là trọng điểm.
Khi đi bộ thì không nên mang theo các vật nặng làm tăng áp lực lên khớp gối khiến gối nhanh mỏi và đau nhức.
Không gian đi bộ thường là những nơi thoáng mát, không khí trong lành, địa hình bằng phẳng, tránh địa hình dốc, hoặc địa hình không bằng phẳng.
Thời gian đi hợp lý thường là buổi sáng hoặc chiều, hoặc mỗi khi bạn rảnh rỗi. Không nên đi bộ quá lâu sẽ khiến toàn bộ trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống 2 khớp gối, làm tăng áp lực lên khớp gối khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngày đầu chỉ nên đi bộ khoảng 10 đến 15 phút, tăng dần lên vào các ngày sau, tránh đi nhiều dẫn đến kiệt sức. Mỗi ngày bạn có thể đi bộ khoảng 30 đến 60 phút nhưng hãy chia nhỏ thời gian đi thành nhiều lần trong ngày.
Sau khi đi bộ xong thì bạn không nên ngồi nghỉ ngay mà hãy vận động gối thật nhẹ nhàng, thả lỏng duỗi chân, xoa bóp lại… xong mới nghỉ để tránh gây nên căng thẳng cho cơ, gân, xương của khớp gối.
Chú ý : Khi đi bộ mà bạn cảm thấy các cơn đau khớp gối tăng lên hoặc tình trạng bệnh xấu đi thì bạn hãy nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và đưa ra lời khuyên hợp lý nhất cho bạn
Kết luận
Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không ? Hy vọng rằng thông tin này giúp ích cho bạn đọc trong tập luyện để phòng cũng như điều trị thoái hóa khớp gối được tốt nhất.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và bình an trong cuộc sống !