Nước tiểu màu CAM [Cảnh Báo 5 nguyên nhân gây ra ]

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Nhiều độc giả gửi câu hỏi đến cho chuyên gia của chúng tôi thắc mắc về tình trạng nước tiểu màu cam và họ khá lo lắng về hiện tượng này xảy ra với họ hoặc người thân. Màu sắc nước tiểu chính là một trong những điều phản ánh trực tiếp sức khoẻ cơ thể con người. Căn cứ vào đó mà chúng ta cảnh giác hơn với những bất thường trên cơ thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết dưới đây:

Hiện tượng nước tiểu màu cam có nguy hiểm không

Nước tiểu là một sản phẩm bài tiết của cơ thể sau khi đã được lọc ở thận. Thành phần của nó bao gồm phần lớn là nước (chiếm 93-95%), vật chất khô (5%), các ion vô cơ ( Ca2+, Mg2+, NH4+, Na+, Cl-, …) và các chất hữu cơ (urê, creatinine, acid amin, acid uric,… và một số thành phần khác là hormon, các enzyme, vitamine). Nước tiểu của một người bình thường sẽ ở dạng lỏng, màu trong hoặc màu vàng nhạt. Tùy những yếu tố tác động khác nhau mà màu sắc này có thể bị thay đổi thành màu hổ phách, cam hay vàng sẫm.

Trong bài viết này chúng ta đang quan tâm đến nước tiểu có màu cam. Và điều mọi người thắc mắc rằng không biết khi thấy nước tiểu có màu sắc như vậy có phải là dấu hiệu cơ thể đang cảnh báo về một bệnh lý nguy hiểm nào không? Thực tế thì việc có nguy hiểm hay không lại phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Có những nguyên nhân lành tính cũng có những nguyên nhân không tốt. Nhưng tựu chung lại thì hầu hết trong số đó đều nói lên rằng cơ thể bạn đang có bất thường và bạn cần tìm ra nguyên nhân đó một cách chính xác.

Nước tiểu màu cam là hiện tượng nước tiểu sẫm màu hơn so với bình thường
Nước tiểu màu cam là hiện tượng nước tiểu sẫm màu hơn so với bình thường

Các nguyên nhân dẫn đến nước tiểu có màu cam

Theo các chuyên gia về thận – tiết niệu thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước tiểu màu cam có 5 nguyên nhân chính thường gặp nhất. Người bệnh sẽ căn cứ vào màu sắc nước tiểu, biểu hiện đi kèm cùng các tiền sử ăn uống, tiền sử bệnh mà phần nào phán đoán được nguyên nhân. Nhưng để biết được chính xác khi đã loại trừ được các nguyên nhân lành tính thì chúng ta nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kĩ hơn về bệnh tình.

Cơ thể thiếu hoặc mất nước

Một trong những nguyên nhân thường thấy nhất làm cho nước tiểu của bạn trở nên sẫm màu hơn đó là do thiếu nước. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước hoặc mất nước sẽ làm cho nước tiểu bị cô đặc lại mà chuyển từ màu vàng nhạt sang màu vàng sẫm. Nếu bạn để ý một chút thì buổi đêm chúng ta thường sẽ không uống nước, nên sáng sớm khi đi tiểu thì thấy nước có màu vàng cam so với các thời điểm khác trong ngày, đây là sinh lý. Hoặc sau khi bạn tập luyện thể dục thể thao, cơ thể ra mồ hôi cũng làm mất nước. Ngoài ra mất nước còn đến từ các nguyên nhân khác như sốt, tiêu chảy, nôn mửa…

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Khi mất một lượng ít thì nó chỉ ảnh hưởng tới cơ thể một phần rất nhỏ. Nhưng nếu mất lượng nhiều mà cơ thể không bổ sung kịp thì có thể dẫn đến nguy hiểm như :

  • Sốc
  • Phù não
  • Động kinh
  • Suy thận cấp
  • Thậm chí là đến cả hôn mê và tử vong cũng có thể xảy ra.

Bởi vậy để giữ gìn sức khoẻ cho cơ thể tránh được các tình huống chuyển biến nặng thì bạn cần xử trí chúng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Đó là:

  • Đối với các trường hợp mất nước nhẹ thì chúng ta nên bổ sung nước thông qua đường uống. Mỗi ngày nên uống tối thiểu 1,5 lít nước. Chưa kể nếu bạn làm các công việc nặng nhọc, tập thể dục ra nhiều mồ hôi thì phải uống nhiều hơn.
  • Với trường hợp mất nước vừa và nặng hơn như (sốt, nôn, tiêu chảy…) thì chúng ta sẽ cần phải bù cả nước và điện giải. Sản phẩm đang được nói đến đó là oserol, nó không cần kê đơn. Khi uống cần đọc kĩ hướng dẫn có in trên bao bì sản phẩm, uống theo nhu cầu hoặc tích cực uống.
  • Trường hợp mất nước nặng:  Khi mất nước nặng thì các tế bào cũng trong tình trạng thiếu nước, thậm chí còn chỉ có rất ít hoặc không có nước tiểu. Lúc này thì cần phải đến gặp bác sĩ để được truyền bổ sung nước qua đường tĩnh mạch một cách nhanh chóng.

Khi bạn đã bù đủ lượng nước cần thiết thì nước tiểu sẽ nhanh chóng chuyển trở lại màu vàng nhạt như thường thấy.

Ra mồ hôi quá nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước, nước tiểu bị cô đặc mà có màu cam
Ra mồ hôi quá nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước, nước tiểu bị cô đặc mà có màu cam

Do ăn một số loại thực phẩm đặc trưng

Có thể bạn không biết nhưng thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu. Cụ thể là trong một số thực phẩm sẽ có chất tạo màu hoặc các chất khác mà khi vào cơ thể sẽ bị biến đổi thành các chất tạo màu. Các chất này sẽ không được hấp thụ lại cũng không được lọc bỏ tại thận mà sẽ ra ngoài theo nước tiểu. Bởi vậy mà chúng khiến nước tiểu của bạn bị đổi màu. Vậy nên một nguyên nhân nữa khiến nước tiểu có màu cam đó là do bạn tiêu thụ những thực phẩm có chất tạo màu đỏ, màu cam hoặc vàng đậm. Cụ thể thường thấy nhất là nhóm thực phẩm có chưa beta – caroten bao gồm:

  • Cà rốt
  • Kẹo có màu cam
  • Củ cải đường đỏ
  • Nước ép cà rốt
  • Một số loại đồ uống có màu vàng…

Trong trường hợp này thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tình trạng sức khoẻ vì nó không gây ảnh hưởng cho cơ thể. Chỉ cần bạn ngừng sử dụng các loại thực phẩm đó là nước tiểu sẽ trở lại như bình thường.

Một số loại thuốc uống sẽ khiến cho nước tiểu có màu cam

Tương tự giống với thực phẩm thì một số loại thuốc khi vào cơ thể xảy ra các biến đổi ở môi trường bên trong cuối cùng khi kết hợp cùng với nước tiểu sao tạo thành màu cam. Có thể kể đến một số loại thuốc đặc trưng mà người uống có thể nhận thấy rõ tình trạng nước tiểu sẫm màu này như:

  • Thuốc nhuận tràng: Các thuốc thuộc nhóm nhuận tràng có chứa thành phần sena thì sẽ cho ra nước tiểu màu đậm. Ví dụ cụ thể là Senokot.
  • Thuốc Azulfidine (Sulfasalazine): Thuốc này thuộc nhóm thuốc chống viêm. Nó thường được sử dụng trong điều trị các trường hợp viêm tiêu chảy, viêm ruột, chảy máu trực tràng, viêm loét đại tràng… Ngoài ra một tác dụng phụ nữa của Azulfidine (Sulfasalazine) đó là làm da bị sạm màu.
  • Thuốc hoá trị: Nhóm thuốc này có thể gây hiện tường làm nước tiểu chuyển sang màu cam, phần lớn đều vô hại. Nhưng có một số loại trong nhóm này đem đến những tác dụng phụ nguy hiểm như làm hỏng bàng quang, thận, vì thế mới làm thay đổi màu sắc nước tiểu. Doxorubicin là thuốc đặc trưng, nó khiến cho nước tiểu người uống chuyển sang màu cam hay thậm chí là màu đỏ trong 1 – 2 ngày đầu điều trị. Vì vậy khi đang hoá trị bằng thuốc, có bất cứ những bất thường gì của cơ thể, bạn hãy thông báo với bác sĩ sớm để được xử trí kịp thời.
  • Rifampin (Rifadin, Rimactane) thuộc nhóm thuốc kháng sinh chuyên đặc trị bệnh lao. Thuốc có màu nâu đỏ đặc trưng. Vì thế khi uống trong một thời gian dài không chỉ nước tiểu mà phân, mồ hôi, nước mắt, nước bọt cùng các dịch tiết khác của cơ thể đều có thể chuyển sang màu cam hay màu đỏ. Nó không nguy hiểm, khi bạn ngừng thuốc thì sẽ hết.
  • Pyridium, Uristat hay các loại thuốc có chứa thành phần phenazopyridine thường được kê với tác dụng giảm đau trong viêm đường tiết niệu cũng tạo ra hiện tượng nói trên.
  • Vitamin B, vitamin C liều cao hoặc beta carotene cũng là các chất như vậy.

Mắc bệnh về gan mật

Trong trường hợp bạn đã bổ sung đầy đủ lượng nước thiết yếu, điều chỉnh chế độ ăn hoặc ngừng các thuốc có liên quan nhưng vẫn thấy hiện tượng này tiếp tục diễn ra thì chúng ta có thể nghĩ đến một nguyên nhân khác đến từ các bệnh lý về gan mật như viêm gan, tắc mật. Còn nguyên nhân gây tắc mật có thể đến từ các bệnh viêm gan cấp, sử dụng rượu, thuốc (amoxicilin hay thuốc tránh thai đường uống). Bạn có thể tìm thêm các triệu chứng đi kèm dưới đây để có thể càng chắc chắn hơn về suy nghĩ của mình đó là:

  • Vàng da, mắt
  • Phân nhạt màu
  • Đau bụng
  • Ngứa toàn thân
  • Ăn không ngon, nôn, sốt

Lúc này chúng ta cần đến gặp bác sĩ sớm nhất để được thăm khám và làm các xét nghiệm chuyên khoa nhằm khẳng định tình trạng bệnh lý của mình.

CÁc bệnh về gan mật cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu sẫm màu
CÁc bệnh về gan mật cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu sẫm màu

Bệnh thuộc hệ tiết niệu

Còn một nguyên nhân nước cũng cần phải nhắc đến ở đây đó chính là bệnh tại chính đường tiết niệu bắt nguồn từ các bộ phận khác nhau như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản…:

  • Viêm bàng quang
  • Ung thư bàng quang
  • Bệnh tại thận như suy thận, sỏi thận, viêm bể thận, ung thư tế bào thận…
  • Viêm đường tiết niệu

Ngoài ra ở nam giới còn có viêm tiền liệt tuyến cũng có hiện tượng nước tiểu sẫm màu cam.

Làm gì khi phát hiện nước tiểu có màu cam

Chúng tôi khuyên bạn rằng khi phát hiện ra tình trạng nước tiểu màu cam bất thường thì tốt nhất chúng ta nên loại trừ các trường hợp lành tính như uống ít nước, ra mồ hôi quá nhiều, ăn các loại thực phẩm chứa chất tạo màu… Các trường hợp còn lại hoặc có xuất hiện các hiện tượng đi kèm dưới đây thì tốt nhất bạn nên đến và gặp bác sĩ:

  • Tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu vẩn đục.
  • Nước tiểu có cặn mà cam
  • Nước tiểu có màu hồng cam, đỏ cam có thể là do lẫn máu.
  • Mùi nước tiểu bất thường
  • Tiểu nhiều lần
  • Người mệt mỏi, khó chịu, ăn kém
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Vàng da, vàng mắt
  • Phân bạc màu
  • Hạ huyết áp

Khi đến viện bác sĩ sẽ khai thác một cách cẩn thận bệnh sử của bạn thông qua một số câu hỏi như:

  • Bạn phát hiện đi tiểu có nước tiểu màu cam khi nào
  • Bạn đang đi tiểu nhiều lần hay ít lần hơn so với bình thường
  • Mùi nước tiểu của bạn ra sao? Có mùi bất thường không
  • Khi đi tiểu bạn có bị đau rát gì không
  • Nước tiểu có lẫn màu đỏ của máu hay các cục máu đông
  • Các triệu chứng khác nếu có
  • Bạn có tiền sử bệnh lý gì hoặc đang điều trị bằng thuốc nào khác không

Ngoài việc thăm khám, đánh giá câu trả lời của các câu hỏi trê cùng với việc thực hiện các xét nghiệm để loại trừ cũng như chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân khác nhau.

Hãy đến gặp bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu bất thường của cơ thể
Hãy đến gặp bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu bất thường của cơ thể

>>>Xem thêm

Điều trị nước tiểu màu cam ra sao

Như đã nói ở trên thì việc nước tiểu có màu cam bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nguyên nhân lành tính, có nguyên nhân bệnh lý. Tuỳ từng trường hợp mà có cách xử trí hay điều trị.

  • Nếu bạn đang thiếu nước hoặc mất nước thì cần bổ sung nước như phác đồ đã được viết ở trên.
  • Nếu do chế độ ăn uống thì để hết tình trạng này bạn chỉ cần không ăn những thực phẩm chứa chất tạo màu hay có chứa beta – caroten. Nhưng thực tế thì các thực phẩm này không gây hại quá nhiều nên bạn cũng không cần phải kiêng không ăn.
  • Trường hợp do thuốc thì tuỳ từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ khuyên nên ngừng thuốc, đổi thuốc hay tiếp tục uống.
  • Cuối cùng nguyên nhân từ các bệnh lý viêm nhiễm, hay gan mật cũng cần được điều trị tại bệnh viện, không tự ý mua thuốc ngoài.

Trên đây là 5 nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nước tiểu màu cam và các hướng xử trí phù hợp với từng nguyên nhân. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, hãy luôn quan tâm và chăm sóc cho sức khoẻ bản thân, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường mà cơ thể lên tiếng.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *