Cột sống là trụ cột vững chắc nhất có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Cột sống có hệ thống tủy sống và thần kinh chi phối hầu hết các cơ quan quan trọng của cơ thể. Nhờ có cột sống mà chúng ta có thể quay trái phải, cúi ngửa, nhún nhảy một cách linh hoạt. Tuy nhiên nó lại là bộ phận chịu nhiều áp lực về trọng lượng của cơ thể nên rất dễ bị ảnh hưởng mà gây ra các bệnh lý về cột sống nói chung và vẹo cột sống nói riêng. Nếu như không được điều trị kịp thời thì sẽ gây nhiều bất lợi đến sự sinh hoạt và sức khỏe của con người. Do đó sử dụng phương pháp vật lý trị liệu vẹo cột sống là rất cần thiết để khắc phục ảnh hưởng do vẹo cột sống gây nên.
Nội dung bài viết
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ bị vẹo cột sống
Vẹo cột sống là một hình thức biến dạng cột sống mà ở đó cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc trái. Khi bị vẹo cột sống nếu đỉnh cột sống hướng về bên phải thì sẽ tạo thành hình chữ C ngược. Và nếu đỉnh cột sống hướng về bên trái sẽ tạo thành chữ C thuận. Nếu có 2 đoạn uốn cong đối xứng nhau thì sẽ tạo ra hình chữ S thuận hoặc ngược.
Hiện nay theo các số liệu thống kê ở nước ta bệnh cong vẹo cột sống đang có xu hướng ngày càng tăng. Đối tượng chủ yếu là lứa tuổi học sinh. Bởi ở lứa tuổi này cột sống của các em còn rất non yếu lại cộng thêm tư thế học tập, sinh hoạt sai cách lại càng làm cho bệnh có điều kiện để phát triển. Để đảm bảo cho cột sống khỏe mạnh, hạn chế tình trạng cong vẹo cột sống thì chúng ta cần phải nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh. Từ đó để kịp thời chữa trị và điều chỉnh lại thói quen xấu gây ảnh hưởng lên cột sống hàng ngày.
Các dấu hiệu của vẹo cột sống có thể dễ dàng nhận biết qua những bất thường sau:
- Các gai đốt sống lệch nhau không thẳng hàng.
- Cột sống lệch trục.
- Hai vai bị lệch không đều mà bên cao bên thấp, xương bả vai nhô ra, khoảng cách giữa 2 đầu xương bả vai đến cột sống không bằng nhau.
- Đầu không thể giữ được cân bằng mà bị nghiêng sang một bên.
- Đi khập khiễng và làm việc hay sinh hoạt thường sẽ khó khăn hơn người bình thường.
- Một điểm khác nữa là hai tam giác eo tạo bởi cánh tay và thân nhìn bên rộng bên hẹp không đều, một bên hông có thể nhô lên và bên còn lại thì thấp xuống.
Cong vẹo cột sống và mối nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
Những ảnh hưởng của vẹo cột sống với mỗi người có thể không giống nhau và không phải ai cũng nhất định phải có những biểu hiện như trên. Bởi trong một số trường hợp nhẹ có thể sẽ không quan sát được bằng mắt thường mà cần phải có sự can thiệp của y học mới thấy được có bị vẹo cột sống hay không. Cần phát hiện sớm để có những phương pháp vật lý trị liệu vẹo cột sống phù hợp.
- Trước tiên, vẹo cột sống gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh bởi nó gây mất cân bằng về ngoại hình. Tư thế khác thường, hạn chế hoạt động khiến bệnh nhân có cảm giác tự ti, mặc cảm, xấu hổ, không mạnh dạn hoặc ngại giao tiếp khi tham gia vào các hoạt động, học tập hay lao động thường ngày.
- Ảnh hưởng đến công việc hàng ngày: vẹo cột sống thường sẽ làm cho bệnh nhân hạn chế các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên vấn đề này thường rất ít khi xảy ra hoặc không ảnh hưởng quá nhiều. Bởi trong quá trình dần hình thành vẹo cột sống thì khi đó cơ thể cũng thích nghi dần dần với những thay đổi của cột sống. Đa số các trường hợp vẹo cột sống nhẹ thì cũng có thể làm giảm khả năng hoạt động bình thường như đi bộ, chạy nhảy hay tập thể dục do sự mất cân đối của hai bên vai, hông và cương sườn.
- Nguy cơ gãy xương: Vẹo cột sống gây mất cân bằng và có nguy cơ gây loãng xương cao. Khi hai yếu tố này kết hợp sẽ làm cho người bệnh có nguy cơ bị gãy xương rất cao do bị té ngã. Đặc biệt nguy hiểm với những người cao tuổi có mật độ xương rất thấp nếu gãy xương tại các vị trí nguy hiểm có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ: đôi khi có thể bị đau mỏi vai vai gáy, đau mỏi lưng và hông, đầu gối và bắp chân do vẹo cột sống gây ra. Đồng thời vẹo cột sống còn gây ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, thoái hoá xương khớp, rối loại kinh nguyệt. Trong một vài bệnh nghiêm trọng thì vẹo cột sống có thể ảnh hưởng không tốt lên bệnh và khiến cho thời gian điều trị trở nên khó khăn và lâu dài.
>>>Xem thêm
Mục đích của việc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu trong vẹo cột sống
Hiện nay các phương pháp vật lí trị liệu cho thấy hiệu quả rất tốt trên những người gặp vấn đề về vẹo cột sống ở thể nhẹ và trung bình. Còn đối với trường hợp bị vẹo nghiêm trọng thì quá trình điều trị cần mất thời gian dài và khó đảm bảo trở lại đường cong sinh lý cột sống như ban đầu. Vì vậy chúng ta phải phát hiện sớm hiện tượng này từ đó thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường luyện tập. Vật lý trị liệu sẽ giúp cho bạn duy trì được tư thế tốt và hạn chế tối đa hình thức phẫu thuật. Khi áp dụng các phương pháp này chúng ta cần nắn chỉnh, tập luyện để chỉnh sửa cả ba mặt phẳng là đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang.
Bác sĩ, người có chuyên môn cần giúp người bệnh hiểu rõ về các thông tin, tư vấn và hướng dẫn họ nhận biết về tình trạng của bản thân. Mục đích của vật lý trị liệu vẹo cột sống là:
- Điều chỉnh sự biến dạng của cột sống ở cả ba mặt phẳng.
- Hỗ trợ tốt các tư thế để đưa cột sống về đúng với đường cong thường.
- Gia tăng sức mạnh và sự dẻo dai của các cơ cạnh sống.
- Kiểm soát hoạt động đúng giới hạn của cột sống.
- Gia tăng dung tích phổi.
- Tăng sự ổn định chịu lực của cột sống.
Ngoài các bài tập thì chúng ta có thể kết hợp điều trị bằng cách sử dụng dòng điện sinh học. Đây là một phương pháp mới có rất nhiều ứng dụng trong y học. Ưu điểm của nó là tạo ra dòng điện tương thích với dòng điện nội sinh của các tế bào trong cơ thể, từ đó an toàn cho sức khỏe. Ngoài tác dụng kích thích làm khỏe cơ cạnh sống như các bài tập thì điện sinh học còn giúp cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết tìm lại sự cân bằng cho cơ thể.
Hướng dẫn tập luyện một số bài tập vật lý trị liệu vẹo cột sống
Bài tập ở tư thế ngồi
Mục đích giúp tăng tầm vận động của cột sống, cải thiện các cơ bên lõm của cột sống.
- Động tác 1 : tư thế chuẩn bị ngồi xuống giường hoặc sàn nhà hai chân áp sát nhau và duỗi thẳng ra phía trước đồng thời đưa hai tay song song với chân. Từ từ cúi người xuống và đưa hai tay về phía các ngón chân sao cho tay chạm vào các đầu ngón chân thì càng tốt rồi giữ nguyên như vậy khoảng 10 giây sau đó trở về vị trí ban đầu. Làm đi làm lại động tác này 10 đến 15 lần.
- Động tác 2 : tư thế chuẩn bị ngồi thẳng người trên ghế. Từ từ xoay người với lấy đồ vật ở phía đối diện bên lõm của cột sống, thực hiện lặp lại nhiều lần.Hoặc ngồi trên ghế rồi giơ tay lên cao ở bên vai thấp, tay còn lại bám vào mép ghế rồi giữ như vậy trong vòng 10 giây mỗi lần tập.
Tư thế quỳ
Mục đích giúp tăng cường độ mềm dẻo cho cột sống.
Tư thế chuẩn bị: bệnh nhân quỳ ở tư thế 4 điểm hai tay và hai gối đều chạm đất.
Từ từ đưa tay bên lõm của cột sống lên phía trước đồng thời chân ở bên đối diện cũng giơ lên cùng lúc với tay. Chú ý giữ nguyên tư thế như vậy khoảng 10 giây và không dịch chuyển vị trí của thân mình.
Bài tập ở tư thế đứng
Mục đích của bài tập vật lý trị liệu vẹo cột sống giúp cho khung chậu và cột sống đưa về vị trí cân bằng. Động tác này gồm có 3 bước lần lượt như sau:
- Bước 1: tư thế chuẩn bị người tập đứng thẳng sát tường cho đầu, vai và lưng dựa vào, phần gót chân cách tường một đoạn khoảng 5 cm.
- Bước 2: cong dần vùng xương chậu đồng thời thư giãn hai bên đầu gối.
- Bước 3: di chuyển qua lại nhưng vẫn phải giữ độ cong,làm như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần trong mỗi đợt tập dầm dần sẽ không cần sự phụ thuộc vào cái tường đem lại hiệu quả cao.
Bài tập thở sâu giúp tăng cường độ giãn nở lồng ngực
Người bệnh ngồi xuống, đặt gối dựa ra sau lưng rồi ngả lưng ra phía sau với tư thế nửa nằm nửa ngồi đồng thời hai tay dặt dưới vùng cơ hoành. Tiếp đó bắt đầu hít sâu và thở ra từ từ, thực hiện động tác thở như vậy lặp lại nhiều lần.
Lưu ý rằng để không xảy ra các biến chứng trong khi tập luyện người bệnh cần chú ý như sau:
- Không nên tập luyện quá sức và lựa chọn bài tập sao cho phù hợp với mình theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cần tập theo đúng như hướng dẫn vì nếu làm sai có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Kiên trì tập luyện mỗi ngày và thường xuyên thăm khám làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị chuyên môn để họ có thể giúp chúng ta đánh giá tiến triển của bệnh trong thời gian trị liệu.
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu vẹo cột sống là cách hiệu quả để hạn chế những ảnh hưởng mà vẹo cột sống gây ra. Các bài tập trên đây mang ý nghĩa tham khảo giúp hỗ trợ điều trị vẹo cột sống tại nhà hiệu quả. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều những bài tập khác trên các diễn đàn, group hoặc hỏi trực tiếp bác sỹ điều trị để luyện tập được nhiều hơn.