Bí quyết chữa bệnh mồ hôi tay hiệu quả nhất

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Bạn có một đôi bàn tay lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi? Quần áo của bạn sẽ lấm lem nếu bàn tay quệt phải? Bạn đang quan ngại về vấn đề giao tiếp xã hội như thế nào?… Có rất nhiều các vấn đề bạn sẽ gặp phải khi bị đổ mồ hôi quá nhiều ở tay hay lòng bàn tay. Liệu rằng đổ mồ tay nhiều có phải là bệnh lý không và có nguy hiểm đến sức khoẻ không? Phương pháp nào hữu hiệu để ngăn ngừa và điều trị đổ mồ hôi tay quá mức hiệu quả? Rất nhiều người bị đổ mồ hôi tay quá nhiều đã gặp phải những trải nghiệm xấu hổ trong cuộc sống, những rắc rối không đáng có và để lại ấn tượng không tốt trong các cuộc giao tiếp với mọi người. Sau đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra giúp bạn phần nào hiểu hơn về chứng tăng tiết mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn tay và một số gợi ý về phương pháp chữa trị, hạn hãy tham khảo để tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất với tình trạng của mình nhé!

Đổ mồ hôi tay nhiều là bệnh gì?

Bệnh đổ mồ hôi tay
Bệnh đổ mồ hôi tay

Đổ mồ hôi là một cơ chế tự làm mát của cơ thể sau khi cơ thể vừa tập thể dục hay trong những ngày có thời tiết nóng bức. Đây là một hiện tượng rất bình thường và cần thiết để giúp cơ thể cân bằng lại và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số người có thể tiết ra lượng mồ hôi lớn hơn cần thiết để làm mát cơ thể, kể cả khi không trải qua quá trình vận động mạnh, hiện tượng này được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi quá mức – hyperhidrosis. 

Hyperhidrosis, còn được gọi là polyhedrosis hoặc sudorrhea, là một tình trạng đặc trưng bởi quá quá nhiều mồ hôi. Việc đổ mồ hôi có thể ảnh hưởng đến chỉ một khu vực cụ thể, thường ảnh hưởng nhiều đến lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng nách hoặc toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn làm gián đoạn hoạt động bình thường hàng ngày của chúng ta, hyperhidrosis có thể gây ra các vấn đề lo lắng hay bối rối khi tiếp xúc với cộng đồng và có thể là triệu chứng tiềm ẩn của một số bệnh nguy hiểm.

Theo Hiệp hội Hyperhidrosis quốc tế, khoảng 2,8% người Mỹ bị ảnh hưởng bởi hyperhidrosis; đó là khoảng 7,8 triệu người. Đối với một số người, các triệu chứng hyperhidrosis quá nghiêm trọng khiến nó trở nên lúng túng, gây khó chịu và lo âu. Sự lựa chọn nghề nghiệp của bệnh nhân, các hoạt động thời gian ngoài trời, các mối quan hệ cá nhân đều có thể bị ảnh hưởng. 

Nguyên nhân tay ra nhiều mồ hôi

Hiện nay nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Do cơ thể tự làm mát và điều chỉnh thân nhiệt

Nếu tay ra nhiều mồ hôi khi trời nắng nóng hoặc sau khi vận động, sử dụng bia rượu, chất kích thích hay ăn thực phẩm cay nóng là do cơ chế tự điều chỉnh, làm mát để đưa thân nhiệt trở về vị trí cân bằng.

  • Do căng thẳng và stress

Mỗi khi bạn căng thẳng, hồi hộp, hoặc khi làm việc nhiều tay bị đổ mồ hôi, lý do là tim của bạn hoạt động mạnh hơn so với bình thường, cơ thể bị nóng lên, kích thích các tuyến mồ hôi trong cơ thể hoạt động dẫn đến mồ hôi đổ nhiều hơn để làm mát cơ thể giúp cơ thể được cân bằng.

  • Do tiếp xúc với hóa chất độc hại

Việc tay tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại trong nước. Không khí, môi trường ô nhiễm vì tính chất công việc hoặc nguyên nhân khác có thể khiến đổ mồ hôi nhiều hơn. Lý do là lúc này cơ thể đã đã bị nhiễm độc và phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi để đào thải độc tố.

  • Do thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò hết sức quan trọng nhất là trong các phản ứng của cơ thể. Việc thiếu hụt dưỡng chất cần thiết hoặc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản hoặc đã được chế biến sẵn có thể gây ra tình trạng thường xuyên đổ nhiều mồ hôi tay. Bên cạnh đó, Việc ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng hay sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, rượu… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

  • Do di truyền

Nếu bạn có cha mẹ bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi thì khả năng bạn bị mắc sẽ cao hơn so với người bình thường. 

  • Do bệnh lý

Ra mồ hôi tay chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp các bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như: bệnh lao, các bệnh rối loạn chuyển hoá như cường giáp, tiểu đường, hạ đường huyết, bệnh gút, tuyến thượng thận…

  • Phụ nữ đang mang thai hay trong thời kỳ tiền mãn kinh và trẻ em ở độ tuổi dậy thì

Đây là những giai đoạn hormone trong cơ thể tiết ra nhiều nhất, cơ thể có nhiều biến đổi bất thường nên tạo điều kiện cho mồ hôi tiết ra.

Mọi lứa tuổi và giới tính đề có nguy cơ mắc Hội chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, đặc biệt nghiêm trọng hơn có những trường hợp bị trầm cảm hoặc rối loạn âu lo chỉ vì đổ mồ hôi quá nhiều.

Mồ hôi tay có bị lây không?

Ra mồ hôi tay nhiều liệu có bị lây không?
Ra mồ hôi tay nhiều liệu có bị lây không?

Đổ mồ hôi tay không phải là bệnh truyền nhiễm nên sẽ không có chuyện bị lây nhiễm từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, nói chuyện… Vì vậy bạn không cần phải lo ngại vấn đề đổ mồ hôi tay có thể lây mà không dám tiếp xúc, giao tiếp với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì đổ mồ hôi tay có liên quan một phần đến gen di truyền, nghĩa là nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị đổ mồ hôi nhiều thì bạn có 28% nguy cơ bị mắc bệnh, những bạn không cần phải lo lắng đâu vì đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

Đổ mồ hôi tay quá nhiều có thể là triệu chứng của bệnh gì?

Bệnh tăng tiết mồ hôi cảm xúc

Tăng tiết mồ hôi cảm xúc là một bệnh thường gặp khiến bàn tay của bạn luôn ướt sũng. Bệnh có thể do cảm xúc, do mang thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cao, khối u di căn chèn ép tuần hoàn tủy sống, do vị giác, uống thuốc hạ nhiệt quá liệu… Thường những người bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi chỉ cần rủ bàn tay xuống một lúc là thấy giọt nước ở đầu ngón tay. Đồng thời, bàn tay lúc nào cũng ướt nhớt khó chịu, làm việc gì cũng bất tiện. 

Tình trạng đổ mồ hôi nghiêm trọng hơn khi người bệnh thay đổi cảm xúc đột ngột như mất bình tĩnh, hồi hộp, lo lắng, thậm chí cả vui sướng… Đây là một bệnh khó điều trị, các biện pháp điều trị nội khoa cũng chỉ mang tính chất tạm thời, không dứt điểm.

Bệnh ung thư máu

Ung thư máu còn gọi là bệnh máu trắng, một trong những loại ung thư bạch cầu ác tính. Bệnh có ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của cơ thể gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả của một số nghiên cứu nhận định đây là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu vì vậy nó chưa được xem là dấu hiệu nhận biết của bệnh.

Bệnh ung thư máu có một số triệu chứng như giảm cân đột ngột, nhiễm trùng, thường xuyên xuất hiện tình trạng bầm tím và chảy máu, cơ thể cực kỳ mệt mỏi do thiếu máu, sưng hạch bạch huyết, nhiễm trùng…

Bệnh cường giáp

Tình trạng ra mồ hôi tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến hormone T4 và T3 sản xuất nhiều hơn bình thường. Bệnh chủ yếu do các kháng thể trong máu kích thích sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, do viêm tuyến giáp, hàm lượng iot quá cao… 

Nếu bệnh cường giáp ở mức nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy bứt rứt khó chịu trong người, hay hồi hộp lo âu, người mỏi mệt… Khi bệnh ở mức độ nặng thì sẽ có các triệu chứng như da nóng, vã mồ hôi nhiều, tay chân lạnh, ngón tay run, bàn tay bàn chân đổ nhiều mồ hôi, hạ huyết áp, mắt lồi, vàng da, tinh thần hoảng loạn, sốt cao…

Bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là một trong những bệnh thường gây ra tình trạng đổ mồ hôi tay và chân. Theo Đông y, do dương khí bị thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, rối loạn đường dẫn khi khiến bàn tay bị đổ mồ hôi thường xuyên, ướt đẫm, da lạnh bất kể thời tiết như thế nào. Tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở tay của người mắc bệnh phong thấp thường là mồ hôi xuất hiện ở lòng bàn tay. Trường hợp nhẹ thì mồ hôi chảy thành từng giọt, nặng hơn thì mồ hôi chảy liên tục, không tự chủ. Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh còn đổ mồ hôi ở da đầu và toàn thân.

Một số bệnh lý khác

Tình trạng ra mồ hôi tay chân cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh thiếu máu bất sản, y tuyến yên, lao phổi… Bạn cần điều chỉnh, cân bằng tâm trạng, tránh mệt mỏi căng thẳng để không làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những cách chữa trị giảm mồ hôi tay tại nhà

Uống nhiều nước để kiểm soát mồ hôi tay

Người bị đổ mồ hôi tay đặc biệt cần uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng này. Khi bạn uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ được làm mát. Tuyến mồ hôi cũng sẽ không phải hoạt động vất vả để giải phóng nhiệt lượng cho cơ thể. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ tiết giảm lượng mồ hôi thoát ra ở lòng bàn tay. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thường khuyến nghị nên uống 8 ly với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Hãy tập thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Hãy tập thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Thay đổi chế độ ăn và thanh lọc cơ thể

Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến lượng mồ hôi tiết ra theo cách khác nhau. Một số thực phẩm có thể khiến bạn tăng tiết mồ hôi nhưng cũng có những thực phẩm có khả năng giúp bạn giảm tiết mồ hôi. Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, cân bằng. Ngược lại, nếu bạn có chế độ ăn uống kém, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần, theo đó tình trạng đổ mồ hôi tay cũng bị kích thích tiết ra nhiều hơn.

Ăn uống lành mạnh giúp giảm đổ mồ hôi tay
Ăn uống lành mạnh giúp giảm đổ mồ hôi tay

Dùng khăn lau có chứa cồn

Cồn có thể làm se da. Khi sử dụng, nó có thể giúp bàn tay bạn tạm thời khô ráo nhờ khả năng thu nhỏ lỗ chân lông. Khăn lau tay chứa cồn khá tiện lợi để mang theo bên người. Vì thế, bạn hãy tận dụng nó để cứu nguy cho các trường hợp khẩn cấp như bắt tay với đối tác hoặc nắm tay người yêu trong các buổi hẹn hò lãng mạn…

Sử dụng khăn tay chứa cồn để “cứu nguy"
Sử dụng khăn tay chứa cồn để “cứu nguy”

Dùng bột bắp hoặc phấn rôm trẻ em

Bột bắp và phấn rôm là hai loại sản phẩm có khả năng hấp thụ nước. Vì vậy, mỗi khi bạn cảm thấy mồ hôi đang tiết ra ở tay, chỉ cần rắc một ít bột bắp hoặc phấn rôm và xoa vào lòng bàn tay. Để tiện lợi, bạn có thể chiết bột ra một chai lọ nhỏ để mang theo bên mình đi làm việc hay đi bất cứ đâu để tiện sử dụng cả ngày.

Mang theo bột ngô hoặc phấn rôm bên người
Mang theo bột ngô hoặc phấn rôm bên người

Tập thể dục thường xuyên

Bạn thường nghĩ rằng, tập thể dục đổ mồ hôi cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi quá mức. Tuy nhiên, trên thực tế tập thể dục là một cách hiệu quả để kiểm soát những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, trong đó có tình trạng đổ mồ hôi tay quá nhiều. Mỗi khi bạn tập thể dục, cơ thể bạn đổ mồ hôi nhiều hơn nhưng đồng thời bạn sẽ làm dịu mọi căng thẳng, xua tan được những mệt mỏi trên cả thể chất lẫn tinh thần. Nhờ vậy, nhiệt độ cơ thể cũng ở mức thấp hơn để giảm lượng mồ hôi tiết ra.

Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên

Để kiểm soát mồ hôi tay, bạn hãy tập thể dục thường xuyên, đều đặn 30 phút mỗi ngày hoặc lâu hơn. Nếu không muốn đến phòng gym, bạn có thể chạy bộ, đi xe đạp hay tập yoga. Khi tập thể dục vào buổi tối, bạn đừng tập quá nhiều gần giờ đi ngủ để tránh tình trạng khó ngủ.

Các biện pháp dân gian trị bệnh đổ mồ hôi tay hiệu quả nhất

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mồ hôi tay tiết ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta lại là điều kiện vô cùng thuận lợi cho chứng tăng tiết mồ hôi phát triển thêm trầm trọng hơn. Từ đó, các ông cha ta đã có những mẹo chữa mồ hôi tay bằng dân gian hữu ích, bạn có thể tham khảo:

Chữa đổ mồ hôi tay bằng lá lốt

Chữa đổ mồ hôi tay bằng lá lốt
Chữa đổ mồ hôi tay bằng lá lốt

Để điều trị đổ mồ hôi tay bằng lá lốt, có 3 cách làm như sau:

  • Cách thứ nhất: Bạn dùng thân, lá và rễ lá lốt xao vàng, phơi nắng, rồi sắc uống liên tiếp trong vòng 7 ngày. Sau đó nghỉ 4 – 5 ngày rồi lại tiếp tục uống thêm 1 tuần nữa.
  • Cách thứ hai: Dùng lá lốt tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun với 1,5 lít nước, Cho thêm một chút muối vào đun sôi. Sau đó bắc ra để nguội, khi nào nước còn âm ấm vừa đủ thì ngâm tay trong đó khoảng 20 phút. Áp dụng ít nhất một lần trong ngày, thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
  • Cách thứ ba: Bạn chế biến lá lốt thành những món ăn ngon hàng ngày như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, trứng tráng lá lốt… đảm bảo thơm ngon, dinh dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh đổ mồ hôi tay.

Chữa đổ mồ hôi tay bằng trà xanh

Chữa đổ mồ hôi tay bằng lá trà xanh
Chữa đổ mồ hôi tay bằng lá trà xanh

Nước trà xanh cũng có tác dụng chữa bệnh đổ mồ hôi tay nhưng không được nhiều người biết đến. Giống như lá lốt, trà xanh cũng là nguyên liệu không khó để tìm kiếm, lại có giá thành tương đối rẻ. Bạn có thể áp dụng bằng cách rửa sạch lá trà xanh sau đó cho vào nồi đun với 2 lít nước. Sau khi đun sôi, bạn để riêng khoảng 1 lít nước để uống trong ngày còn lại hỗ trợ điều trị bệnh đổ mồ hôi tay từ bên trong. Dùng 1 lít nước còn lại để ngâm tay. Không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn giúp bạn hạn chế tiết mồ hôi tay.

Chữa đổ mồ hôi tay bằng ngải cứu

Chữa đổ mồ hôi tay bằng lá ngải cứu
Chữa đổ mồ hôi tay bằng lá ngải cứu

Ngải cứu có khá nhiều tác dụng chữa bệnh và rất tốt cho sức khỏe phái nữ. Tuy nhiên, ngải cứu còn có khả năng điều trị chứng đổ mồ hôi tay khá hiệu quả. Cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay của bạn. Điều này giúp hạn chế tình trạng hư hàn – nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi tay.

Chữa đổ mồ hôi tay bằng muối

Chữa đổ mồ hôi tay bằng muối
Chữa đổ mồ hôi tay bằng muối

Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện nhất trong số các biện pháp dân gian được nêu trên. Bạn dùng muối hạt hoà tan vào nước ấm để ngâm bàn tay mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể rang muối trên chảo nóng rồi hơ bàn tay vào. Hoặc cho muối vừa rang xong vào một tấm vải sạch rồi đem chườm vào tay. Những cách này sẽ giúp bạn điều trị đổ mồ hôi tay và yêu cầu bạn phải kiên trì thực hiện nó trong một khoảng thời gian.

Có những cách giảm mồ hôi tay nào? 

Dùng chất chống mồ hôi tay hoặc kem bôi có chứa Glycopylate

Glycopyrrolate
Kem bôi có chứa Glycopyrrolate

Chất chống mồ hôi cho tay thường tồn tại ở hình thức que, lăn, xịt dưới dạng kem hoặc gel. Chúng hoạt động bằng cách làm thu nhỏ lỗ chân lông để giảm tiết mồ hôi toát ra. Bạn chỉ cần cho một ít chất chống mồ hôi hoặc kem bôi có chứa glycopylate vào lòng bàn tay, xoa đều và để khô tự nhiên. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mồ hôi tay, những chất này có tác dụng giúp bạn kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi tay trong khoảng 1 – 3 giờ.

Dùng thuốc điều trị đổ mồ hôi tay

Nếu bạn đã sử dụng thuốc chống mồ hôi tay hay bôi kem chống mồ hôi tay nhưng không đem lại được hiệu quả như mong đợi thì thuốc điều trị đổ mồ hôi tay qua đường uống có thể là một sự lựa chọn thay thế dành cho bạn. Một số loại thuốc được kê đơn như thuốc kháng cholinergic (Glycopyrrolate, oxybutynin, propantheline…) hay thuốc chẹn beta (atenolol, metoprolol…). 

Thuốc điều trị đổ mồ hôi tay không chỉ làm giảm tình trạng ta đổ mồ hôi mà còn ức chế tiết mồ hôi trên toàn bộ cơ thể. Hiệu quả thường kéo dài trong vòng 4 đến 6 tiếng sau khi uống. Trước khi sử dụng, bạn nên lưu ý hỏi ý kiến của bác sĩ khi dùng các loại thuốc này vì có thể bạn sẽ gặp một số tác dụng không mong muốn như loạn nhịp tim, táo bón, bí tiểu, tụt huyết áp, nhìn không rõ, khô miệng, chóng mặt…

Tiêm botox

Chất botox (bản chất là độc tố botulinum A) được chia thành từng liều nhỏ và tiêm lần lượt vào lòng bàn tay của người bệnh. Botox sẽ ức chế giải phóng Acetylcholine – chất dẫn truyền thần kinh của hệ giao cảm tại nơi tiêm, từ đó làm giảm mồ hôi. 

tiem-botox-vao-nach

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra là sưng đau tại chỗ, khó cử động tay chân, yếu cơ tạm thời, nhìn mờ… Mỗi liệu trình tiêm có hiệu quả khoảng 4 – 6 tháng, khi thuốc hết tác dụng phải tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, tiêm botox là phương pháp khá tốn kém, chi phí dao động từ 4 – 10 triệu đồng/1 lần tiêm.

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định nếu các biện pháp bảo tồn khác không thành công. Bệnh nhân bị đổ mồ hôi lòng bàn tay có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi hạch thần kinh giao cảm. Trước khi phẫu thuật cần phải xem xét tỷ suất mắc bệnh tiềm ẩn. Các biến chứng tiềm ẩn bao gồm đổ mồ hôi dị thường (cảm giác đổ mồ hôi khi không đổ mồ hôi), tăng tiết mồ hôi bù (tăng tiết mồ hôi ở các bộ phận không được điều trị của cơ thể), đổ mồ hôi vùng vị giác, đau dây thần kinh, và hội chứng horner. 

phau-thuat-cat-tuyen-mo-hoi-nach

Bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi lồng ngực để loại bỏ 2 chuỗi hạch giao cảm nằm từ đốt sống L2 đến L4, chính là nơi tiếp nhận tín hiệu giữa hệ thần kinh giao cảm và tuyến mồ hôi tay. Cắt hạch giao cảm là phương pháp điều trị mồ hôi tay có hiệu quả khá tốt, tuy nhiên, rủi ro tất nhiên sẽ cao hơn, người bệnh có thể bị tăng tiết mồ hôi bù trừ (50 – 90%), xuất huyết, nhiễm trùng, đau ngực, tràn dịch màng phổi, tối loạn nhịp tim, sụp mí mắt… sau mổ, do đó bạn cần phải cân nhắc kỹ khi thực hiện phương pháp này.

Chữa mồ hôi tay bằng vật lý trị liệu chạy ion – Một bước tiến đột phá mới

Ngày nay cũng có thể áp dụng phương pháp điện di ion trong nhiều trường hợp. Phương pháp này mang lại sự hài lòng khoảng 80% người bệnh đã từng sử dụng. Để thực hiện, người bệnh phải nhúng tay, chân vào chậu dung dịch điện di có chứa bản cực. Một thiết bị được nối với bản cực sẽ cung cấp một dòng điện đã được quy định chạy qua dung dịch này. Nhờ hoạt động này, mà các tuyến mồ hôi có thể bị hẹp lại, từ đó giúp làm giảm đổ mồ hôi.

Chữa mồ hôi tay với phương pháp điện di ion
Chữa mồ hôi tay với phương pháp điện di ion

Điện di ion sử dụng một thiết bị gọi là máy điện di, hoạt động dựa trên nguyên lý là cho vùng da bị tiết nhiều mồ hôi tiếp xúc với nước có dòng điện cường độ thấp (cỡ 10 – 30mA) chạy qua để vô hiệu hoá tạm thời các tuyến mồ hôi. Người bệnh cần đặt bàn tay vào khay điện di chứa nước, thời gian mỗi lần điện di kéo dài 20 – 40 phút. Mới đầu cần điều trị 3 – 4 buổi/tuần, khi lượng mồ hôi giảm thì giảm dần rồi duy trì 1 buổi/tuần. 

Điện di ion có thể gây ra các tác dụng phụ như ngứa, khô da quá ức, bỏng điện… Người mắc bệnh động kinh, bệnh tim, ghép máy tạo nhịp hoặc dụng cụ bằng kim loại trong cơ thể thì không thể thực hiện điện di ion, và giải pháp này cũng chỉ cải thiện được mồ hôi tạm thời.

Trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ trao đổi tất cả mọi thông tin liên quan đến phương pháp này để bạn có sự chuẩn bị kỹ càng. Bạn có thể thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tự thực hiện tại nhà sau khi nhận được hướng dẫn cụ thể.

Về máy trị mồ hôi tay Liplop

Máy điều trị mồ hôi Liplop
Máy điều trị mồ hôi Liplop

Tại nhiều bệnh viện nổi tiếng như bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện đa khoa Phương Đông,… đã đưa vào sử dụng máy chữa trị đổ mồ hôi thông qua phương pháp điện di bằng máy Liplop. Máy điều trị đổ mồ hôi tay chân Liplop MS01 áp dụng phương pháp điện di ion tiến tiến, hiện đại bậc nhất hiện nay. Dựa trên các cuộc khảo sát có thể thấy hơn 90% người bệnh sử dụng máy điều trị đổ mồ hôi tay chân Liplop MS01 giảm được đáng kể lượng mồ hôi tiết ra. 

Trị mồ hôi tay với máy Liplop MS01
Trị mồ hôi tay với máy Liplop MS01

Khi người bệnh sử dụng tiến hành ngâm tay chân vào máy Liplop MS01, máy sẽ hướng một dòng điện vô cùng nhẹ nhàng với cường độ 10mA chạy qua da ở ngay trong nước, đồng thời vô hiệu hoá sự liên kết giữa các dây thần kinh trong cơ thể và tuyến mồ hôi ở trong lòng bàn tay, bàn chân, từ đó làm giảm sự tiết mồ hôi.

Trong tuần đầu tiên sử dụng, bạn nên sử dụng máy điều trị mồ hôi tay chân MS01 tối đa là 5-6 buổi/tuần và mỗi buổi cần kéo dài ít nhất là 10 – 20 phút. Sang đến tuần thứ hai trở đi, tay và chân của bạn đã gần như được thuyên giảm và khô ráo, tuỳ theo vào mức độ của mồi người bệnh, bạn sẽ tiếp tục duy trì điều trị 1 – 2 lần/tuần tuỳ ý.

Có thể mua máy trị mồ hôi tay Liplop chính hãng ở đâu?

Bạn có thể tham khảo mua máy điều trị mồ hôi tay chân MS01 tại Công ty TNHH XNK&TM Cahu, số nhà 12/59, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn có thể liên hệ để được nhận sự tư vấn trực tiếp theo số điện thoại 0968876430 – 0906200080. Hay bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại http://liplop.vn/.

Như vậy, có thể thấy sự khó chịu do việc đổ mồ hôi tay làm bạn căng thẳng, stress và gây cho bạn rất nhiều trở ngại trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn hãy đừng vội vàng từ bỏ và nản chí. Trước hết bạn phải hiểu nó, biết được nguyên nhân của nó và tìm kiếm những phương pháp điều trị hợp lý. hãy thử từ những phương pháp điều trị tại nhà, những phương pháp dân gian rồi nâng cấp độ điều trị dần cho đến khi chữa khỏi. Lưu ý tham khảo máy điều trị mồ hôi tay chân Liplop của chúng tôi – phương pháp an toàn và hiện đại. Hơn hết, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia để có được biện pháp phù hợp nhất với mình.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *