Sỏi thận Kiêng Ăn gì? [7 Loại thực phẩm nên tránh ]

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Người xưa có câu “bệnh từ miệng mà vào” là kinh nghiệm được đúc rút vô cùng chính xác. Thức ăn không chỉ đem đến dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể hoạt động, có còn có thể ảnh hưởng đến việc chữa bệnh. Đối với người bị sỏi thận thì càng cần phải chú ý đến vấn đề này. Vậy sỏi thận kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức bổ ích cho cuộc sống:

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi thận

Đối với những người bị sỏi thận thì khi xây dựng chế độ dinh dưỡng bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc nhằm hạn chế sự gia tăng kích thước sỏi cũng như phòng tránh các biến chứng. Theo đó có 4 nguyên tắc quan trọng nhất đó là:

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có vị quá mặn, hay cho quá nhiều muối khi chế biến món ăn. Hạn chế đường và đồ ngọt.
  • Các thực phẩm giàu chất đạm hay kali cũng được khuyến cáo nên ở một mức độ nhất định.
  • Dù bổ sung thực phẩm gì cũng phải chú ý về cân bằng dinh dưỡng. Bổ sung nhiều các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin.
  • Uống nhiều nước hơn so với bình thường. Nhất là vào các thời điểm dễ bị mất nước qua da như thời tiết nắng nóng, sau khi tập thể dục thể thao.
Sỏi thận là những cặn lắng tạo thành từ các khoáng chất và muối kết tinh dính lại với nhau, được tạo thành từ các chất có trong nước tiểu
Sỏi thận là những cặn lắng tạo thành từ các khoáng chất và muối kết tinh dính lại với nhau, được tạo thành từ các chất có trong nước tiểu

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến người bị sỏi thận

Trong điều trị bệnh nói chung thì dinh dưỡng cũng là một trong những vấn đề được quan tâm bởi nó có tác dụng vô cùng quan trọng phối hợp với phương pháp điều trị chính. Đối với sỏi thận cũng vậy. Một chế độ dinh dưỡng được xây dựng đúng, tốt cho người bị sỏi sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Ngoài ra việc nâng cao chất lượng bữa ăn sẽ giúp cơ thể có được sức khoẻ, năng lượng, đề kháng tốt chống lại bệnh tật.

Sỏi thận to khi bị mắc tại các điểm niệu quản sẽ gây những cơn đau ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng nên bạn phải làm sao bổ sung được dinh dưỡng đúng, tốt, khoa học nhất khi bị bệnh. Khi điều trị sỏi các bác sĩ cũng sẽ cân nhắc phương pháp phù hợp với từng kích thước sỏi. Với sỏi nhỏ sẽ thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và uống nhiều nước có thể làm tan sỏi, đào thải sỏi, hoặc ổn định để bệnh không nặng thêm.

Người bị sỏi thận kiêng ăn gì

Sỏi thận hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn nhưng chúng ta có thể tác động được vào đó là chế độ ăn. Khi mất cân bằng dinh dưỡng là cơ hội thuận lợi cho việc tạo ra sỏi. Bởi vậy người bệnh cần biết được những thực phẩm nên kiêng, hạn chế sử dụng đó là:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Muối

Nguyên nhân gây sỏi thận hàng đầu được biết đến chính là muối. Bởi nó có thể gây tích tụ tinh thể oxalat, là tiền đề cho việc tạo sỏi. Người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn nhạt, ít muối sẽ giúp bệnh nhân sỏi thận đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn, phòng tránh các biến chứng. Các chuyên gia khuyên rằng một ngày các đối tượng này không nên ăn quá 3g muối. Lưu ý muối không chỉ là muối ăn, nó còn có trong mì chính, bột ngọt, các loại rau củ muối,…

Hạn chế ăn muối, mỗi ngày không nên ăn quá 3g
Hạn chế ăn muối, mỗi ngày không nên ăn quá 3g

Đường

Nếu bạn nghĩ đường không liên quan đến việc tạo sỏi ở thận thì sai rồi nhé. Bởi các loại đường như fructozo, sacarozo có nhiều trong các loại bánh kẹo, đồ ngọt là các yếu tố gây sỏi thận cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ II. Đồ ngọt sẽ làm tăng cả các gốc oxalat, tiền tố gây sỏi.

Thực phẩm giàu Kali

Với những người sỏi thận khi cung cấp vào cơ thể họ quá nhiều Kali sẽ càng làm tăng áp lực lên thận. Từ đó gây giảm khả năng đào thải của cơ quan này, tăng nguy cơ gây sỏi. Bệnh nhân bị sỏi sẽ hạn chế ăn các loại thực phẩm như chuối, bơ, khoai tây…

Thực phẩm giàu chất đạm

Chất đạm khi vào cơ thể qua nhiều quá trình chuyển hoá thì sản phẩm cuối cùng của nó tạo ra đó là acid uric. Khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ lắng đọng thành các tinh thể urat, khi chúng kết hợp với nhau sẽ hình thành sỏi. Vậy nên những người đang bị sỏi, nhất là sỏi urat thì sẽ phải hạn chế bổ sung đạm. Hàm lượng được khuyến cáo trung bình một ngày sẽ chỉ ăn tối đa 200g thịt. Nên ưu tiên các loại thịt như ức gà, thịt nạc… hạn chế các loại thịt tôm, cua, cá…

Thực phẩm có chứa gốc oxalat

Như đã nói thì gốc oxalat sẽ gây ra sỏi loại oxalat. Điều đó có nghĩa là người bị sỏi thận loại này sẽ phải kiêng các thực phẩm có chứa gốc oxalat nhằm hạn chế sự tăng kích thước của sỏi. Các loại thực phẩm đó là cải bó xôi, củ cái đường, rau muống, đậu…

Người bị sỏi thận nên kiêng các thực phẩm có nhiều gốc oxalat
Người bị sỏi thận nên kiêng các thực phẩm có nhiều gốc oxalat

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thực tế thì đồ ăn nhiều dầu mỡ không quá ảnh hưởng nhiều đến sự tạo sỏi. Nhưng trong thức ăn này lại thường có nhiều chất đạm và muối làm gia tăng gánh nặng cho thận. Điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh tiến triển xấu thêm. Hơn nữa ăn nhiều thực phẩm này cũng làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường typ II… Việc hạn chê ăn đồ nhiều dầu mỡ có tác dụng tốt với sức khoẻ của cả cơ thể. Bệnh nhân hoặc người khoẻ mạnh nói chung thì tốt nhất nên ăn những món ăn chế biến bằng phường pháp luộc, hấp…

Đồ uống có chất kích thích

Các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt, trà… người ỏi thận không nên uống quá nhiều. Bởi vì chúng làm gia tăng sự kết tủa các các tinh thể muối khoáng tại thận tạo ra sỏi. Còn rượu, bia hay đồ uống có cồn sẽ làm thận phải hoạt động lọc quá tải khiến cho tình trạng bệnh càng thêm trở nặng.

Ăn gì để phòng tránh sỏi thận

Sỏi thận kiêng ăn gì thì chắc hẳn mọi người đã nắm được rất rõ ràng qua phần trên của bài viết. Nhưng để đến lúc bị sỏi rồi mới đi chữa bệnh thì khi đó noa đã gây ra các triệu chứng khó chịu, đau đớn ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta rồi. Bởi vậy mà chúng ta nên biết ăn những loại thực phẩm gì có thể giúp giảm nguy cơ mắc sỏi thận. Cụ thể là:

 Cung cấp các thực phẩm chứa nhiều Calci và vitamin D

Có nhiều người nghĩ bị sỏi thận là do bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu calci khiến nó lắng đọng lại trong thận. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm thiếu tính khoa học. Bởi vì khi trong cơ thể thiếu hụt lượng calci sẽ làm cho nồng độ oxalat tăng, đây là một trong những thành phần tạo sỏi phổ biến tại thận. Vậy nên trong thực đơn hàng ngày của người bình thường hay người đang bị sỏi thận cũng nên có đầy đủ các thực phẩm cung cấp calci. Calci có nhiều trong các loại phô mai, sữa chua, một số loại hạt, các loại rau có màu xanh đậm…

Để cơ thể có thể hấp thụ tốt calci thì đồng thời chúng ta phải bổ sung cả vitamin D. Nó sẽ giúp chuyển hoá calci tốt hơn, hạn chế tình trạng lắng đọng tại thận gây sỏi. Vitamin D thì có ở trong lòng đỏ trứng, sữa, cá hồi…

Một số trường hợp sỏi tái phát nhiều lần, khi xét nghiệm máu mà cho kết quả đa calci niệu thì nguyên nhân là do cơ thể tăng hấp thu calci từ ruột. Lúc này mới nên kiêng calci nhưng không phải là kiêng hoàn toàn. Mỗi ngày vẫn nên tiêu thụ khoảng 400mg calci.

Vẫn nên bổ sung các loại thực phẩm có calci đối với người bị sỏi thận
Vẫn nên bổ sung các loại thực phẩm có calci đối với người bị sỏi thận

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B6

Vitamin A là một chất quan trọng có vai trò tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ trong việc điều hoà bài tiết nước tiểu. Loại vitamin này còn giúp giảm đi sự lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu nên giảm sự hình thành sỏi. Chính vì thể trong thành phần dinh dưỡng mỗi ngày bạn nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A để có được tác dụng trên. Một số gợi ý cho bạn như bí đỏ, cà chua, cà rốt, ớt chuông xanh, khoai lang, bông cải xanh…

Vitamin B6 cũng rất tốt trong việc giảm khả năng hình thành của sỏi oxalat. Thế nên những người muốn giảm nguy cơ mắc sỏi hoặc bênh nhân đang có sỏi cần phải tăng cường sử dụng các thực phẩm có vitamin B6 là cà rốt, đậu nành, đậu đỏ, bông cải, ngũ cốc nguyên hạt, lạc, các loại cá…

Các thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cả hệ tiêu hoá lẫn hệ bài tiết. Việc bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp hạn chế và kiểm soát được việc hình thành sỏi. Chất xơ thì có nhiều trong các loại rau bắp cải, cần tây, bông cải xanh…

Các loại trái cây

Trái cây là một trong các loại thực phẩm tốt nhất cho sức khoẻ. Kể cả khi sức khoẻ bạn bình thường hay đang có bệnh lý thì cũng không nên quên việc ăn trái cây mỗi ngày. Mỗi loại trái cây lại có nguồn chất dinh dưỡng có lợi khác nhau. Nhất là trong trái cây nào có chứa vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi… sẽ làm giảm sự hình thành sỏi loại oxalat, giảm cholesterol (đây là thành phần sẽ chuyển hoá thành acid trong dịch mật, gây ra sỏi lắng đọng ở thận).

Các loại trái cây khác cũng tốt cho người bị sỏi thận hoặc hạn chế tạo thành sỏi là:

  • Dưa hấu có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi niệu. Ăn dưa hấu rất tốt cho người có sỏi thận.
  • Lựu: Bạn có thể ăn tươi hoặc dùng nước ép đều rất tốt. Vì các chất có trong quả này giúp làm giảm acid trong nước tiểu và đào thải các độc tố, chất cặn bã ra ngoài.
  • Nho: Trong nho có chứa các chất chống oxy hoá giúp đào thải độc tố và làm tan sỏi.
  • Táo: Ăn táo hay uống nước ép táo sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ bị sỏi thận.

Uống nhiều nước

Một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận đó là do nước tiêu bị cô đặc, các thành phần phân tử tạo thành sỏi có được sự thuận lợi kết hợp với nhau và lắng đọng lại tạo thành sỏi. Vậy nên để ngăn cản điều này bạn cần phải uống nhiều nước. Điều này khiến cho nước tiểu bị pha loãng, khó tạo thành sỏi. Lượng nước tối thiểu mà một người nên bổ sung vào cơ thể mỗi ngày là từ 2 – 2,5l nước. Chúng ta sẽ chia ra nhiều lần uống. Hơn nữa việc uống nhiều nước cũng sẽ tạo thành dòng chảy lớn, có khả năng tống sỏi (nếu có) ra ngoài. Nhận biết tình trạng uống đủ hay thiếu nước thông qua nước tiểu. Khi bạn uống đủ nước, nước tiểu có màu vàng nhạt, số lượng nhiều. Còn khi thiếu nước thì nước tiểu sẽ có màu sậm, ít buồn đi tiểu. Bên cạnh nước tinh khiết thì nước cũng có từ nhiều nguồn khác nhau như trái cây, nước ép, trong các món canh…

Uống tổi thiểu 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để hạn chế lắng đọng sỏi tại thận
Uống tổi thiểu 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hạn chế lắng đọng sỏi tại thận

>>>Xem thêm

Những lưu ý dành cho người bị sỏi thận

Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho những người đang bị sỏi thận để không làm nặng thêm tình trạng, phòng các biến chứng thì chúng ta cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học cùng với chế độ sinh hoạt hợp lý. Cân bằng giữa thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi giúp cơ thể có được sức khỏe tốt nhất.
  • Có chế độ tập luyện, vận động, thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao sức đề kháng, hạn chế việc lắng đọng các chất tại thận.
  • Không nên nhịn tiểu. Bởi nó khiến cho các chất cặn bị lắng đọng trong thận hoặc bàng quang quá lâu, tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Chế độ ăn uống chỉ hỗ trợ một phần trong điều trị và trong các trường hợp sỏi nhỏ. Nhưng với sỏi lớn hoặc có sự bít tắc tại niệu quản gây đau thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và xử trí.
  • Trong quá trình điều trị người bệnh phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ về sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi bệnh.
  • Không nên tự ý mua thuốc hay các loại thực phẩm chức năng không rõ ngùi gốc về điều trị phòng những tác hại không tốt xảy ra.

Sỏi thận kiêng ăn gì đã được chúng tôi liệt kê một cách rất chi tiết ở bài viết trên. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho người bệnh tự có thể xây dựng được một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho sức khoẻ bản thân.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *