Thuốc lợi tiểu là gì? Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc rất quen thuộc trên lâm sàng được bác sĩ chỉ định trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau. Vậy có mấy nhóm thuốc lợi tiểu? Cơ chế tác dụng của nó ra sao và được chỉ định như thế nào? Hãy cùng đón đọc bài viết trên để biết thêm được nhiều thông tin hơn về nhóm thuốc này:

Thuốc lợi tiểu là gì

Thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc có tác dụng làm tăng đào thải nước và các chất điện giải ở thận. Từ đó làm giảm thể tích tuần hoàn cũng như nước tại các khoang gian bào. Hiện nay có khá nhiều nhóm thuốc lợi tiểu với cơ chế tác dụng khác nhau. Thuốc này được dùng theo đơn của bác sĩ trong các trường hợp bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh thận… Nếu bạn Nếu bạn sử dụng sai mục đích (như giảm cân) thì nó sẽ mang lại những tác hại không ngờ cho sức khoẻ.

Các nhóm thuốc lợi tiểu và cơ chế, tác dụng

Dưới đây là một số nhóm thuốc lợi niệu chính được các bác sĩ sử dụng phổ biến hiện nay đó là:

Nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid

Thuốc lợi niệu Thiazid gây ức chế sự tái hấp thụ Na+ và Cl- tại các đoạn pha loãng là phần cuối nhánh lên quai Henle và phần đầu ống lượn xa, tỷ lệ gần ngang nhau nên còn được gọi là lợi tiểu thải trừ muối. Phân mức thuộc loại lợi niệu trung bình. Tác dụng của thuốc:

  • Tăng thải trừ K+ với hai cơ chế: ức chến men CA, giảm bài tiết H+ nên tăng thải trừ K+. Một cách khác là ức chế tái hấp thu Na+ nên tăng nồng độ Na+ tại ống lượng xa tại ống lượng xa. Từ đó gây phản ứng bù trừ tăng thải K+ để kéo Na+ lại.
  • Giữ nguyên bicarbonat nên không gây toan máu.
  • Giảm bài tiết acid uric qua ống thận nên làm nặng thêm bệnh gout.
  • Dùng lâu sẽ làm giảm Ca++ trong nước tiểu do được tái hấp thụ Ca++ ở ống lượng (Vì thế dùng để dự phòng sỏi thận).
  • Làm hạ huyết áp.

Một số thuốc lợi niệu Thiazid thường được dùng nhất là Chlorothiazid, hydroChlorothiazid, hydroflumethiazid, Methylchorothiazid, polythiazid…

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
Thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng đào thải nước và muối ra ngoài qua thận
Thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng đào thải nước và muối ra ngoài qua thận

Nhóm thuốc lợi tiểu quai

Lợi tiểu quai có cơ chế tác động như sau:

  • Ức chế tái hấp thụ Na+, K+ và Cl- do cạnh tranh với kên Clo của quá trình đồng vận tại đoạn phình to nhánh lên uai Henle, tăng thải trừ các ion đó.
  • Có hoạt tính tăng thải Ca++ và Mg++ do ức chế khả năng hấp thu NaCl nên mới làm ức chế tái hấp thụ các ion 2+ như Ca, Mg (do giảm chênh lệch điện thế màng tế bào).
  • Tác dụng yếu tăng thải trừ H+.
  • Tác dụng lợi tiểu mạnh. Kéo theo đó là tác dụng hạ áp cho những người đang bị phù phổi, lợi tiểu quai gây tăng thể tích tĩnh mạch, giảm huyết áp tiền gánh cho thất trái trước khi có tác dụng hạ áp.

Một số thuốc lợi niệu nhóm lợi quai Furosemid, Spiromide, Bumetanid, Axit ethacrynic…

Nhóm thuốc lợi tiểu giữ Kali

Các thuốc lợi niệu có một nhược điểm là gây mât Kali máu, đồng thời làm thải trừ bicarbonat và giảm thải trừ H+ nên gây ra tình trạng nước tiểu nhiễm kiềm. Bỏi vậy mà các thuốc trên thường được dùng kết hợp với nhóm thuốc lợi niệu giữ Kali nhằm khắc phục tình trạng rối loạn Kali máu. Có các nhóm loại lợi tiểu giữ Kali máu như:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu không kháng Aldosterone: Công thức của nó khác hoàn toàn với Aldosterone nên không có tác dụng tranh chấp với chất này. Nó làm tăng thải Na+, Cl- tại ống lượng xa. Giả bài xuất K+, H+. Các thuốc đặc trưng là triamteren, Amilorid.
  • Thuốc lợi tiểu đối kháng Aldosterone: Có công thức gần giống với Aldosterone nên gây ra hiện tượng tranh chấp với Aldosterone trên receptor ở ống lượn xa. Tác dụng thải Na+ của thuốc sẽ phụ thuộc bởi nồng độ Aldosterone bài tiết và bị ức chế. Biệt dược Spironolacton.
  • Nhóm lợi tiểu thẩm thấu là các chất hoàn tan được lọc tự do qua cầu thận, hấp thụ có giới hạn khi qua ống thận và không có hoạt tính dược lý. Nó làm thay đổi nồng độ osmol trong huyết tương, dịch lọc cầu thận hay dịch ống thận. Thuốc đặc trưng được dùng nhiều nhất hiện nay là Manitol.

Thuốc lợi tiểu được chỉ định trong các trường hợp

Thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc thường được sử dụng rất nhiều trên lâm sàng. Nó được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau như:

Suy tim

Suy tim là tình trạng tim mất khả năng bơm hiệu quả để duy trì dòng máu nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Người ta sử dụng thuốc lợi tiểu cho các bệnh nhân suy tim để hạn chế muối và nước nhằm mục đích giảm tiền gánh, cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bênh. Đó là đối với suy tim vừa và nhẹ. Còn trường hợp suy tim cấp thì mục tiêu thải nước sẽ là 0,5-1 lít nước mỗi ngày. Khi dùng thuốc bác sĩ cần phải theo dõi chặt chẽ đề phòng giảm thể tích tuần hoàn, tụt huyết áp, rối loạn điện giải, giảm nổng độ Kali máu, dễ gây hiện tượng ngộ độc Digoxin. Khi dùng thuốc lợi tiểu trong suy tim cũng cần chú ý bổ sung K+ hay phối hợp giữa thuốc lợi tiểu giữ Kali và thuốc lợi tiểu gây mất Kali sao cho phù hợp.

Các nhóm thuốc thường dùng:

  • Nhóm Thiazid : 50-100mg/ ngày cho từng đợt ngắn 3 ngày/ tuần. Bổ sung thêm K+ bằng viên uống kaleorid 600mg uống 2 – 4 viên/ ngày.
  • Nhóm lợi tiểu quai: Sử dụng khi cần lợi tiểu nhiều, trường hợp phù phổi cấp. Trường hợp suy tim nặng nên sử dụng đường truyền do phù làm giảm hấp thu thuốc ở ruột. Liều cho đường uống là 40 – 160 mg/ ngày, tiêm tĩnh mạch 20 – 40 mg/ ngày. Bổ sung thêm Kali. Biệt dược lasix, lasilix, acid etacrynic
  • Thuốc lợi tiểu không gây mất Kali: Thường kém hiệu quả khi dùng đơn độc nên được phối hợp với nhóm Thiazid hay lợi tiểu quai. Biệt dược spironolacton, triamteren, amilorid.
  • Có thể dùng nhóm thuốc phối hợp.
Thuốc lợi niệu được chỉ định trong bệnh lý suy tim nhằm giảm tiền gánh cho tim
Thuốc lợi niệu được chỉ định trong bệnh lý suy tim nhằm giảm tiền gánh cho tim

Tăng huyết áp

  • Nhóm Thiazid được xem là điều trị đầu tay cho các trường hợp tăng huyết áp thể nhẹ. Liều dùng hypothiazid viên 25 mg cho uống 1 viên/ngày trên 4 tuần. Khi mức lọc cầu thận < 25 ml/phút thì thuốc này có tác dụng kém cần thay nhóm thuốc lợi niệu mạnh hơn.
  • Nhóm sulfonamid được dùng khá nhiều hiện nay vì những ưu điểm nổi trội như giảm Na, giãn mạch, giảm độ dày thất trái. không ảnh hưởng tới mỡ máu. Liều dùng: Fludex viên 2,5 mg uống 1 – 2 viên/ngày. Natrilix viên 1,5 mg uống 1 – 2 viên/ngày trong 3 – 4 tuần. Có thể phối hợp thêm với các nhóm thuốc huyết áp khác.
  • Cơn tăng huyết áp kịch phát hay ác tính: dùng thuốc lợi tiểu mạnh nhóm lợi tiểu quai Furosemid uống 80 – 160 mg/ngày hoặc tiêm tĩnh mạch 20 – 40 mg/lần cách 2 – 4 giờ/ lần.
  • Tăng huyết áp có kèm suy thận thì nên dùng nhóm lợi tiểu quai.

Phù phổi cấp

Thường sử dụng nhất là furosemid hoặc acid etacrynic 40 – 80 mg tiêm tĩnh mạch chậm. Có thể dùng tiếp sau 15 – 30 phút nếu cần. Furosemid sẽ làm giãn tính mạch, tăng sức chứa máu trước khi có tác dụng lợi tiểu.

Bệnh lý tại thận

Với các bệnh lý tại thận chúng ta sẽ không sử dụng các thuốc lợi tiểu chứa thuỷ ngân vì nó gây độc cho thận. Trường hợp suy thận cũng không dùng nhóm Thiazid vì làm giảm mức lọc cầu thận và cũng không dùng nhóm lợi tiểu giữ Kali vì nguy cơ gây tăng Kali máu.

  • Suy thận cấp có vô niệu, thiểu niệu: Furosemid ống 20 mg tiêm tĩnh mạch 4 ống/lần cách 4 giờ/lần (điều chỉnh liều tuỳ vào người bệnh, sau 48h không có tác dụng thì phải ngừng thuốc và lọc máu).
  • Hội chứng thận hư: Lasix ống 20 mg tiêm tĩnh mạch 1 – 2 ống/lần có thể 4 giờ tiêm 1 lần, điều chỉnh tuỳ vào người bệnh. Chú ý rối loạn nước và điện giải. Khi dùng lợi tiểu quai và prednisolon có thể gây mất Kali máu nặng.
  • Suy thận: Thường dùng lợi tiểu mạnh là lợi tiểu quai theo từng đợt ngắn hạn.

Xơ gan

Khi bị xơ gan, các tế bào gan không thể phân giải được cholesterol dẫn đến tình trạng cường Aldosterol. Bởi vậy nhóm thuốc lợi tiểu được ưu tiên sử dụng đó là kháng Aldosterol.

Một số trường hợp xơ gan có chỉ định dùng thuốc lợi niệu
Một số trường hợp xơ gan có chỉ định dùng thuốc lợi niệu

Các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc lợi tiểu

Khi sử dụng các thuốc lợi tiểu các bác sĩ sẽ lựa chọn loại phù hợp với tình trạng của người bênh và cũng cân nhắc các tác dụng phụ xảy ra. Một số tác dụng phụ không mong muốn phổ biến nhất là:

  • Rối loạn nước và điện giải: Các thuốc lợi tiểu có tác dụng đào thải nước theo đường tiểu ra ngoài cơ thể. Kéo theo đó là các ion điện giải như Na+, K+, Ca++, Cl-… Khi mất quá nhiều sẽ gây ra tình trạng rối loạn điện giải và nước (triệu chứng cơ thể mệt mỏi, chuột rút, chướng bụng), K+ giảm quá nhiều gây nhiễm độc digoxin.
  • Tăng đường huyết: Giảm K+ sẽ gây ra tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở ngoại vi và làm giảm bài tiết insulin ở tuyến tuỵ. Như vậy sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường hoặc nặng hơn nếu có tiền sử bệnh.
  • Tăng acid uric: Làm nặng thêm tình trạng bệnh hoặc xuất hiện những cơn gout cấp.
  • Ù tai, điếc tai không hồi phục: Nhóm thuốc lợi tiểu quai furosemid, acid etacrynic khi được dùng với liều cao trên các đối tượng như người già, người suy thận, người mất nước, người đang sử dụng thuốc aminoglycosid (streptomycin, gentamycin, kanamycin…) có thể gây tổn thương dây thần kinh số VIII dẫn đến điếc tai.
  • Rối loạn chức năng gan có thể xảy ra, ngoài ta còn hiện tượng vàng da.

Cách dự phòng tác dụng phụ không mong muốn của thuốc

Những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc ở mức độ nhẹ thì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhưng những tác dụng phụ nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vì vậy mà chúng ta cần biết các dự phòng các tác dụng không mong muốn của thuốc lợi tiểu này bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu được lựa chọn phải phù hợp trên từng tình trạng bệnh lý và sức khoẻ của người bệnh và các yếu tố liên quan như nồng độ Na mong muốn, thời gian tác dụng, chức năng thận của người bệnh. Không sử dụng thuốc một cách bừa bãi, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong điều trị tăng huyết áp nhóm thuốc thường được sử dụng là lợi tiểu Thiazid (vì tác dụng thải Na vừa phải và kéo dài). Trường hợp điều trị phù sẽ tuỳ thuộc vào mức độ cần thải muối.
  • Nếu cần tác dụng lợi tiểu nhanh ví dụ phù phổi thì nên nhóm thuốc có tác động vào quai Henle, đường uống hay đường tiêm tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Trong suy thận thì người ta thường chỉ dùng nhóm lợi tiểu tác động ở quai Henle mà không dùng của nhóm khác.
  • Khi đang sử dụng đồng thời với thuốc điều trị khác thì cần phải nói rõ với bác sĩ để tránh tương tác thuốc.
  • Trong khi dùng thuốc lợi tiểu nên kết hợp với việc ăn chuối hay uống nước cam để bổ sung Kali bị mất theo nước tiểu ra ngoài.
  • Nếu dùng thuốc mà thấy có các triệu chứng khác thường như mệt mỏi, chuột rút, bất an, yếu cơ, khát nhiều, mạch nhanh thì đó có thể là hiện tượng do thiếu Kali cần phải đến gặp bác sĩ ngay. Ion Kali rất quan trọng trong việc co bóp cơ tim.

>>>Xem thêm

Những lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu

Khi sử dụng bất cứ loại thuốc lợi tiểu nào bạn cũng cần chú ý những điều sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay thuốc, tăng liều hay giảm liều.
  • Khi bệnh nhân có bệnh sử (đặc biệt là gout, đái tháo đường) thì cần khai báo rõ với bác sĩ để tìm được nhóm thuốc lợi tiểu phù hợp.
  • Các nhóm thuốc có khả năng tương tác với thuốc lợi tiểu như digoxin, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng viêm Non – Steroid, thuốc ức chế miễn dịch cyclosporine.,…
  • Thận trọng ki sử dụng cho các đối tượng đặc biệt như suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, người cao tuổi…

Trên đây là 3 nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng. Hy vọng tất cả những kiến thức mà chúng tôi cập nhật trong bài viết trên có ích với quý bạn đọc.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *