8 Mẹo dân gian chữa Đau Vai Gáy đơn giản mà hiệu quả

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Ngày nay mọi người đang có xu hướng tìm và điều trị các bệnh về cơ – xương – khớp bằng các phương pháp dân gian. Nhất là sử dụng những vị thuốc nam cây nhà lá vườn có sẵn ở các gia đình. Bởi vì nó có những ưu điểm như đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả tốt và không có các tác dụng phụ không mong muốn như thuốc tây y. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa Đau vai gáy được chúng tôi tổng hợp và hướng dẫn chi tiết cách thực hiện. Cụ thể là:

Nhận biết những dấu hiệu đau vai gáy

Chắc chắn rằng chúng ta đã từng nhiều hơn một lần bị đau vai gáy khiến cho bản thân cảm thấy khó chịu tuỳ vào mức độ nặng nhẹ. Cơn đau này xuất hiện tại vị trí vai, cổ gáy khiến người bệnh vận động cổ, cánh tay khó khăn. Các triệu chứng cụ thể đó là:

  • Cơn đau này thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc mang vác vật nặng, gặp lạnh, ngồi quá lâu một tư thế. Thậm chí là xuất hiện một cách đột ngột.
  • Đau có thể tăng khi vận động cổ, vai, ngồi lâu, ho, hắt hơi.
  • Cơn đau còn có thể lan rộng ra các vị trí khác như bả vai, cánh tay.
  • Có thể kèm theo tê bì, nặng nề, khó vận động.
  • Hoặc kèm theo chóng mặt, ù tai, đau đầu, mất ngủ…

Đau vai gáy do nguyên nhân nào

Xu hướng người bệnh đang dần trẻ hoá và thường gặp nhất là các đối tượng hay phải ngồi lâu một tư thế như dân văn phòng, lái xe… Đây là một loại hội chứng rối loạn thần kinh cơ. Cơ chế gây bệnh được biết tới đó là sự co cứng đột ngột hoặc tổn thương xương khớp. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

  • Bê vác vật nặng quá sức.
  • Lao động, thể thao, quá sức, sai tư thế.
  • Ngồi quá lâu khiến các cơ bị chèn ép dẫn đến tình trạng đau mỏi.
  • Chấn thương có tổn thương dây chẳng, gân, cơ, đốt sống do tai nạn hoặc chơi thể thao.
  • Nằm ngủ sai tư thế.
  • Bị nhiễm lạnh cấp.
Đau vai gáy có cơ chế là sự co cứng cơ hoặc tổn thương xương khớp
Đau vai gáy có cơ chế là sự co cứng cơ hoặc tổn thương xương khớp

Mẹo dân gian chữa đau vai gáy tại nhà

Đau xương khớp nói chung hoặc đau vai gáy nói riêng là bệnh lý rất phổ biến ở xã hội hiện đại. Do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà số người bệnh ngày càng có xu hướng tăng. Tuy không phải là một bệnh gì quá nguy hiểm nhưng nó đem đến nhưng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Đó là đau đớn, sự khó chịu, vận động khó khăn… khiến cho chất lượng cuộc sống và công việc giảm sút. Thực ra bệnh này không mới lạ, mà từ rất lâu trước đây các cụ đã có những mẹo để chữa đem lại hiệu quả tốt. Cùng tham khảo 8 mẹo dân gian chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản nhất:

Chườm ấm chữa đau vai gáy

Đau vai gáy có nhiều nguyên nhân nhưng tình trạng thường gặp nhất là co cơ khiến cho người bệnh đau, khó vận động vùng cổ vai, khó chịu. Chườm ấm là một mẹo dân gian giúp giảm đau hiệu quả mà các bà, các mẹ thường chỉ cho con cháu mỗi khi bị. Nhiệt độ cao sẽ làm cho sợi cơ co giãn ra, kích thích tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng vị trí tổn thương này để phục hồi một cách nhanh chóng. Sau khi chườm ấm một thời gian và liên tục người bệnh sẽ thấy các triệu chứng được giảm nhẹ.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Cách thực hiện:

  • Lấy nước nóng cho vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa. Nhiệt độ nóng vừa phải để không làm hỏng bình. Khi bình đang nóng quá có thể lót một lớp khăn để không bị bỏng da. Sau khi thấy giảm độ nóng phù hợp mới lăn trực tiếp.
  • Hoặc có thể sử dụng các loại gối thảo dược làm nóng rồi gối lên.
  • Ngày nay còn có gối cắm điện cho nóng.

Chữa đau vai gáy bằng cách xoa bóp, bấm huyệt

Đau vai gáy là bệnh thuộc về hệ cơ – xương – khớp. Phương pháp điều trị bệnh này hiệu quả nhất đó là xoa bóp, bấm huyệt. Kể cả bạn không phải là một bác sĩ, kĩ thuật viên thì cũng có thể giúp đỡ người nhà bị bệnh phần nào giảm được các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây nên. Cách thức hiện:

  • Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm sấp.
  • Người nhà sẽ dùng tay ôm trọn phần cổ sau gáy, dùng lực ở đầu các ngón tay để xoa, day hai đường cơ dọc cột sống.
  • Kết hợp với xoa bóp phần vai.
  • Ấn các huyệt như phong trì, kiên tỉnh, thiên tông, huyệt dọc sống lưng của kinh Bàng Quang (có thể tìm hiểu chi tiết vị trí các huyệt này trên google).
Xoa bóp, bấm huyệt có thể giúp giãn cơ, giảm đau rất tốt
Xoa bóp, bấm huyệt có thể giúp giãn cơ, giảm đau rất tốt

Hơ ngải chữa đau vai gáy do lạnh, sai tư thế

Các trường hợp bị đau sau khi tiếp xúc với thời tiết lạnh, đi mưa về hoặc sáng ngủ dậy đau cứng cổ gáy thì có thể cứu ngải để loại bỏ hàn khí, ôn ấm kinh lạc, giãn cơ và lưu thông khí huyết. Sử dụng những điếu ngải được bán ở những cửa hàng thuốc đông y hoặc vật tư y tế. Cách thực hiện:

  • Đốt một đầu điếu ngải cho đến khi cháy lan bề mặt cắt ngang của nó.
  • Hơ ấm vùng vai cổ gáy bị đau.
  • Có thể hơ từng vị trí, đầu ngải cách bề mặt da khoảng 5 – 7cm. Giữ trong 2 – 4 giây thì đổi vị trí khác để tránh bị nóng da. Không để quá sát gây bỏng.
  • Hoặc có thể hơ dọc phần vai, cổ gáy nơi bị đau.
  • Khi thấy đầu ngải tàn nhiều, chuyển sang màu trắng xám thì nên đập nhẹ vào đồ đựng để tàn không bị rơi vào da.
  • Mỗi lần hơ trong khoảng 30 – 45 phút.
  • Kết hợp với xoa bóp bấm huyệt thì hiệu quả càng nhanh và tốt hơn.

Dùng gừng tươi chữa đau vai gáy

Gừng tươi thực chất cũng là một vị thuốc nằm trong nhóm giải biểu, phát tán phong hàn có tác dụng ôn ấm, thông kinh hoạt lạc. Ngoài ra trong loại củ này còn có tinh chất zingibain khi đi vào cơ thể sẽ làm thư giãn cơ, cải thiện sự co cứng và giúp làm dịu nhanh các cơn đau. Vậy nên các cụ ngày xưa đã truyền lại cho con cháu mẹo dùng gừng để chữa đau vai gáy cũng rất hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

Cách 1:

  • Gừng tươi mang về rửa sạch đất, để nguyên vỏ.
  • Dùng chày giã cho nát, thêm chút muối hạt vào.
  • Lấy miếng gạc y tế, đắp thành một lớp mỏng gừng giã nhuyễn vào trong lòng gạc.
  • Đắp gạc đó lên phần vai gáy bị đau.
  • Cố định lại để không bị rơi.
  • Đắp khoảng nửa tiếng là được.
  • Ngày đắp 1 – 2 lần để giảm đau nhanh.

Cách 2:

  • Gừng chúng ta cũng rửa sạch và giã nát.
  • Ngâm với rượu trắng có nồng độ khoảng 30 – 40 độ trong vòng 1 tháng.
  • Lấy rượu đó ra xoa bóp vùng vai gáy sẽ đem đến hiệu quả tốt.
Rượu gừng chữa đau vai gáy hiệu quả
Rượu gừng chữa đau vai gáy hiệu quả

Chữa đau vai gáy hiệu quả bằng lá lốt

Với những người bị đau vai gáy là do sai tư thế, nằm gối quá cao, ngồi nhiều, cúi nhiều hay mang vác nặng. Nó khiến cho các đốt sống ở cổ bị chèn ép làm co cơ, tắc mạch và khí huyết kém lưu thông. Vậy thì có một cách chữa đơn giản tại nhà đó là sử dụng lá lốt. Dùng cách này có thể hạn chế được những tác hại trên cùng với tình trạng tê cứng, nhức mỏi và nóng ran. Cách thực hiện:

Cách 1: Đắp ngoài

  • Lấy một nắm lá lốt về đem rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Đem sao lá lốt trên lửa lớn cho đến khi nóng thì thêm một nắm muối hạt to.
  • Sao tiếp tục khoảng vài phút.
  • Cho hỗn hợp ra khăn mỏng bọc lại, không làm rơi.
  • Chườm nó vào vị trí bị đau.
  • Khi hết nóng thì đem sao lại đắp thêm lần nữa.
  • Mỗi ngày đắp khoảng 2 – 3 lần.

Cách 2: Uống trong

  • Lá lốt rửa sạch.
  • Cho thêm 3 bát nước vào sắc như sắc thuốc bắc.
  • Sắc cho đến khi cô cạn còn 1 bát.
  • Đem chia làm 2 phần uống sáng và tối.

Cách 3: Rượu xoa bóp.

  • Lấy lá lốt rửa sạch sau đó giã cho nát.
  • Thêm một chút rượu vào.
  • Cho bã vào túi vải, chườm lên vị trí bệnh hoặc các vị trí đau mỏi khác.
  • Ngày chườm 3 – 4 lần mới cho hiệu quả tích cực.

Mẹo giảm đau vai gáy bằng hạt gấc

Người ta còn biết đến hạt gấc với các tên gọi khác như mộc thiết, mộc tiết tử… Nó là một vị thuốc trong đông y có vị đắng, tính ôn và hơi độc. Còn khi nghiên cứu các hoạt chất có trong nhân hạt gấc thì thấy thành phần đó là xenlulo, lipit, invedaxa… Đối với bệnh đau vai gáy nó có tác dụng giảm đau nhức, sưng tấy, viêm… Cách thực hiện như sau:

Cách 1: Làm thuốc uống

  • Hạt gấc sẽ được làm sạch phần vỏ bên ngoài
  • Tiếp theo đem đi tách vỏ để chỉ lấy phần nhân bên trong.
  • Sao nhân hạt gấc cho vàng.
  • Tán thành bột mịn sau đó đem đi bảo quản.
  • Mỗi lần dùng với liều lượng nửa thìa cùng một chút nước.
  • Ngày uống 2 lần sau ăn.

Cách 2: Làm thuốc đắp cùng rượu

  • Hạt gấc làm sạch.
  • Nướng hạt gấc trên than cho nó cháy đen.
  • Khi nguội thì tách vỏ, lấy nhân bên trong giã cho nhuyễn.
  • Ngâm phần bột vừa được giã này với rượu trắng với lượng vừa đủ.
  • Cho hỗ hợp vào bình, ngâm khoảng 20 – 30 ngày mới lấy ra sử dụng được.
  • Dùng tấm vải, bôi một lớp mỏng hỗn hợp lên đó rồi làm kín lại.
  • Đắp vào vị trí đau hoặc dùng rượu gấc này xoa bóp cổ gáy thì hiệu quả càng tốt hơn.
  • Mỗi ngày nên thực hiện đều đặn đắp rượu hoặc xoa bóp .
Trong hạt gấc có chứa các hoạt chất giúp giảm đau vai gáy rất tốt
Trong hạt gấc có chứa các hoạt chất giúp giảm đau vai gáy rất tốt

Dùng cam nướng hành khô, phèn chua giảm đau

Hay như một bài thuốc khá cũng có tác dụng giảm đau xương khớp rất tốt đó là cam nướng hành khô và phèn chua. Trong cam có hàm lượng vitamin C dồi dào giúp kháng khuẩn, kháng viêm một cách tự nhiên. Còn các chất khác có trong cam thì lại có khả năng xoa dịu cơn đau, cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau vai gáy của người bệnh. hành khô với phèn chua thì cũng giảm sưng viêm, giảm đau hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu sẽ chuẩn bị gồm có 1 quả cam tươi, 3 củ hành khô và 3 muỗng phèn chua.
  • Cam chúng ta sẽ đem cắt bỏ phần đầu, khoét một ít ruột bên trong.
  • Hành khô thì bóc vỏ, đập dập.
  • Nhét hành khô, phèn chua vào lòng quả cam.
  • Cho quả cam nướng trên bếp than đến khi vỏ ngoài xém chút là được.
  • Để nguội một chút rồi dùng dao thái thành lát mỏng vừa phải.
  • Đắp lát cam trực tiếp lên khu vực vai gáy bị đau.
  • Đợi cho đến khi miếng cam nguội thì lấy ra, lau sạch đi.
  • Một ngày đắp từ 1 – 2 lần để đạt hiệu quả nhanh hơn.

Sử dụng ngải cứu chữa đau vai gáy

Ngải cứu được biết đến là loại dược liệu rất tốt cho xương khớp. Bất kể bạn bị đau vùng nào như vai cổ gáy, đau lưng, đau đầu gối… chúng ta đều có thể sử dụng nó để cải thiện triệu chứng. Cách chữa cũng khá đa dạng mà tuỳ vào điều kiện bạn có thể thực hiện tại nhà như:

Cách 1: Dùng ngải cứu sao muối

  • Ngải cứu chọn loại lá già, cành cứng vì có chứa nhiều tinh chất.
  • Khi đem về thì loại bỏ những cảnh to, chỉ để lại cành nhỏ cùng lá.
  • Không phải rửa mà cứ thể sử dụng.
  • Cho ngải cứu vào chảo trước, sao cho đến khi lá xém vàng.
  • Tiếp tục bỏ muối hạt to vào sao vàng.
  • Cho tất cả hỗn hợp cả muối và ngải cứu vào túi vải. Buộc kín lại rồi dàn đều ra thành mặt phẳng.
  • Gối phần vai gáy bị đau lên đó.
  • Khi nào nguội thì đem ra sao lại.
  • Ngày làm như vậy 2 – 3 lần sẽ giảm đau rất tốt.

Cách 2: Ngải cứu, lá lốt sao với muối

  • Nguyên liệu chuẩn bị gồm có ngải cứu, lá lốt chọn loại lá già và muối hạt to.
  • Chúng ta cũng thực hiện giống như cách sao riêng ngải cứu với muối nhưng lúc này có thêm cả lá lốt.
  • Cho hỗn hợp sao vàng, nóng lên rồi cho vào túi vải.
  • Chườm ấm hoặc gối lên đó để nhiệt nóng cùng tinh chất dược liệu thẩm thấu sâu vào trong sẽ làm giảm đau rất tốt.
Ngải cứu sao với muối rồi đắp lên vùng cổ gáy sẽ giảm đau một cách nhanh chóng
Ngải cứu sao với muối rồi đắp lên vùng cổ gáy sẽ giảm đau một cách nhanh chóng

Lưu ý khi dùng mẹo dân giãn chữa đau vai gáy tại nhà

Các mẹo trên hầu hết đều tận dụng những vị thuốc quen thuộc quanh ta để sử dụng điều trị bệnh. Nhưng để không gây ra những hệ quả xấu thì bạn phải nắm rõ kiến thức khi điều trị. Ngoài ra còn phải lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng các nguyên liệu chữa bệnh mà cơ thể bị dị ứng. Nên chọn bài thuốc phù hợp nhất với sức khoẻ và cơ địa bản thân.
  • Hầu hết các cách chữa này chỉ đem lại hiệu quả trong các trường hợp bệnh nhẹ. Còn mức độ vừa và nặng thì hiệu quả rất thấp. Bởi vậy mà bạn cần có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ nhằm xác định tình trạng bệnh của mình và có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Tác dụng của việc sử dụng thuốc nam luôn cho hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây y. Nhưng bù lại nó không có tác dụng phụ. Bởi vậy mà chúng ta phải kiên trì.
  • Đau vai gáy thông thường do lạnh, sai tư thế, ngồi nhiều, cúi nhiều… thì các phương pháp trên sẽ có hiệu quả phần nào. Nhưng đối với những bệnh lý tổn thương thực thể như thoát vị, viêm, loãng xương, thoái hoá, u… thì cần gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị vào gốc bệnh.
  • Không nên sử dụng song song thuốc nam cùng vớ thuốc tây vì có thể gây ra những tác hại không mong muốn.

>>>Xem thêm

Lời khuyên của chuyên gia

Trên thực tế thì các mẹo dân gian chữa đau vai gáy được giới thiệu trên đây đều là những kinh nghiệm đúc rút qua nhiều năm của các cụ từ ngày xưa. Nhưng do hiện nay bệnh tật có nhiều sự thay đổi phức tạp hơn so với trước kia, bởi vậy mà hiệu quả không còn quá cao. Hơn nữa công đoạn chuẩn bị khá là tốn thời gian. Thay vào đó chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khoa học, có tính thực tiễn và hiệu quả tốt hơn dưới đây:

  • Tập luyện các bài tập thể dục tốt cho vùng cổ vai gáy như vận động cổ, kéo giãn cổ, tăng sức mạnh cho cơ vùng cổ vai gáy… Hay tập luyện Yoga cũng rất tốt.
  • Loại bỏ các thói quen xấu cho cột sống cổ như thường xuyên cúi đầu, bê vác đồ vật nặng, nằm sai tư thế…
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương và các khớp, đĩa đệm như thực phẩm giàu calci, hoa quả, trái cây.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nâng cao sức khoẻ tổng thể.
  • Không nên tự điều trị bệnh ở nhà mà hãy đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để đánh giá đúng nhất tình trạng bệnh của mình cũng như có được sự tư vấn, điều trị của bác sĩ.

 

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *