Gãy xương đòn vai trái bao lâu thì khỏi?

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Gãy xương đòn vai trái bao lâu thì khỏi bạn đã biết chưa? Đây là một thông tin rất cần thiết đối với những người đang gặp phải chấn thương này. Bởi khi biết được bạn sẽ có những kế hoạch tập luyện và phục hồi cụ thể. Thời gian này có sự phụ thuộc vào những yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau. Vậy nên hãy đón đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chấn thương gãy xương đòn bên trái:

Gãy xương đòn vai trái là gì

Giải phẫu cơ thể người đã chỉ rõ xương đòn là xương nằm ở bả vai, còn có một tên gọi khác là xương quai xanh. Mỗi bên vai sẽ có một xương đòn, chúng đối diện nhau qua mũi ức. Một đầu bên trong sẽ khớp với mũi ức, đầu còn lại thì khớp với xương bả vai. Xương này có đặc điểm là mỏng dẹt, có hình chữ S. Chúng ta có thể nhìn hoặc sờ xác định một cách dễ dàng khi mặc áo hở vai. Vì là xương mỏng dẹt nên khi gặp phải va chạm nó rất dễ bị gãy. Vị trí gãy thường thấy nhất là ở giữa. Thỉnh thoảng chúng ta cũng có thể gặp trường hợp gãy ở 1/3 trong hay 1/3 ngoài.

Gãy xương đòn vai trái là chỉ tình trạng mất đi sự liền mạch trong cấu trúc xương bình thường. Loại gãy này được đánh giá là khá phức tạp, bởi đầu ngoài của nó có một hệ thống dây chằng neo giữ. Đa số các trường hợp gãy đều có kèm sự di lệch của xương do đầu trong sẽ bị cơ ức đòn chũm kéo còn đầu ngoài thì hướng xuống do sức nặng của cánh tay.

Những nguyên nhân có thể dẫn đến gãy xương đòn hầu hết đều do chấn thương. Đó có thể là té ngã, chấn thương thể thao, tai nạn giao thông,… Đôi khi là những tổn thương bẩm sinh. Rất nhiều người thắc mắc Gãy xương đòn vai trái bao lâu thì khỏi thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về bệnh lý này.

Chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được các dấu hiệu gãy xương quai xanh thông qua những đặc điểm sau:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Sau va chạm, chấn thương tác động trực tiếp vào vùng bả vai.
  • Xuất hiện tình trạng sưng phồng ở  phần bả vai.
  • Co sự bầm tím, sưng tấy.
  • Đau tại chỗ.
  • Đau tăng khi chuyển động cánh tay.
  • Có thể có tiếng lạo xạo khi cố gắng di chuyển vai do các đầu xương va chạm vào nhau.
  • Hoặc nặng hơn là mất đi cử động vai bên tổn thương.
Hình ảnh giải phẫu gãy xương đòn
Hình ảnh giải phẫu gãy xương đòn

Gãy xương đòn vai trái có nguy hiểm không

Theo thống kê thì gãy xương đòn là tai nạn thường gặp nhất ở vùng vai. Nó chiếm tỷ lệ khoảng 35 – 43% gãy xương vùng vai và 4% tỷ lệ gãy xương của cả cơ thể. Nếu so sánh thì xương đòn bên trái có tỷ lệ gãy lớn hơn so với bên phải. Nguyên nhân được giải thích là đa số con người chúng ta đều thuận tay phải. Bởi vậy tay phải thường khoẻ hơn so với tay trái. Khi có va chạm bất ngờ hay chấn thương thì tay trái yếu hơn sẽ chịu ảnh hưởng nặng hơn. Một nguyên nhân khác đó là do luật giao thông đường bộ nước ta quy định đi về phái lề đường bên phải. Bởi vậy người tham gia giao thông sẽ có quán tính chống chân bên trái. Khi không giữ được thăng bằng thì sẽ chống tay trái xuống trước tiên khiến cho vai trái cũng như xương đòn trái chịu tổn thương.

Theo các bác sĩ cơ – xương – khớp thì gãy xương đòn trái không gây nhiều nguy hiểm. Bởi vì xương này được bao bọc bởi một màng xương dày. Vị trí của nó nằm gần lồng ngực nên hệ thống cung cấp máu nuôi dưỡng, phục hồi vết thương khá tốt, thời gian lành vết thương ngắn. Khi gãy thì xương đòn cũng ít có thể đâm xiên gây ảnh hưởng đến các nội tạng trong cơ thể nói chung và đặc biệt là lồng ngực và hệ thống mạch máu lớn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp gãy phức tạp, đầu xương gãy hoặc các mảnh xương gãy có thể đâm vào các bó thần kinh hay mạch máu dưới xương đòn dẫn đến tình trạng chảy máu hay tê bì thậm chí là liệt tay. Nếu đầu gãy di lệch lớn thì có thể đâm vào đỉnh phổi dẫn tới tràn khí, tràn máu màng phổi gây suy hô hấp đe doạ đến tính mạng người bị thương. Hay những người cùng lúc gãy xương quai xanh hai bên do sự co kéo của các cơ khi hô hấp đụng đầu xương gãy khiến cho hô hấp khó khăn.

Gãy xương đòn mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho người bệnh
Gãy xương đòn mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho người bệnh

Cách sơ cứu gãy xương đòn vai trái

Chấn thương nói chung hay các trường hợp gãy xương nếu không biết sơ cứu đúng cách mà cứ thế vận chuyển bệnh nhân đi cấp cứu thì càng khiến ho bệnh tình nặng hơn. Bởi vậy bạn cần biết những kiến thức cơ bản về sơ cứu tai nạn. Điều này giúp hạn chế tối đa những tổn thương mà người bị tai nạn gặp phải sau khi điều trị. Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu để nắm rõ các thao tác sơ cứu người bị gãy xương đòn vai trái:

  • Dụng cụ sử dụng đó là Nẹp chữ T, băng, gạc…
  • Để người bị thương ở tư thế ưỡn ngực, hai vai kéo về phía sau.
  • Sử dụng bông hoặc băng đủ dày để chèn vào hố nách và bả vai.
  • Để nẹp chữ T ngay sau vai sao cho phần thẳng đứng sẽ dọc theo cột sống. Hai nhánh ngang đặt ngay sau bải vai.
  • Dùng băng cuốn vòng tròn từ hố nách lên vai để cố định thanh chữ T cũng như xương đòn. Buộc nút lại ở bả vai để không bị tung.
  • Dùng một dây băng khác cuốn quanh lưng để cổ định nhánh thẳng đứng. Buộc ở vị trí thích hợp để không bị vướng víu.
  • Dùng băng số 8.

Trong trường hợp mà không tìm thấy Nẹp chữ T thì người ta cũng có thể thay thế bằng Nẹp số 8. Nhưng dùng nẹp này khá rắc rối và cần có hai người cùng thực hiện mới được.

  • Một người có nhiệm vụ cầm hai tay của người bị thương kẹo nhẹ về phía sau với một lực vừa phải và duy trì nó trong suốt quá trình người kia thực hiện đeo nẹp.
  • Người còn lại đeo Nẹp số 8. Cố định nó bằng các đầu dính. Lưu ý nên có một lớp đệm bằng vải hoặc bông vào nơi hố nách để vị trí gãy không cọ sát đầu xương gây đau.

Phương pháp điều trị gãy xương đòn vai

Sau khi sơ cứu cho người gãy xương đòn thì chúng ta cần chuyển gấp họ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có chuyên môn để điều trị. Lúc này người bệnh sẽ được đưa đi chụp X – quang để xác định đúng vị trí gãy và mức độ thương tổn. Để có nhưng hình ảnh chi tiết hơn thì nên chụp cắt lớp vi tính. Cuối cùng bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra phương pháp điều trị. Hiện nay có hai phương pháp điều trị chính với người bị gãy xương quai xanh đó là điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.

Phương pháp điều trị bảo tồn

Phương pháp điều trị bảo tồn sẽ được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, sức khoẻ không đảm bảo hoặc mắc các bệnh lý nền như huyết áp cao, tim mạch, đái tháo đường… hoặc người bị loãng xương, xương xốp, mỏng và giòn không đảm bảo yếu tố an toàn trong các cuộc mổ. Ngoài ra còn các đối tượng khác như bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật, không nằm viện hoặc không muốn có sẹo mổ…

Phương pháp này không có sự can thiệp của dạo kéo. Tuỳ mức độ gãy và tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định. Nhược điểm của nó chính là xương đòn sẽ không trở về hình dạng như ban đầu, thường xảy ra sự can lệch, gấp khúc tại bờ vai làm cho vai ngắn lại, đầu xương nhô lên khá mất thẩm mỹ. Điều trị bảo tồn có có thể gặp trường hợp đầu xương gãy vẫn nhô lên chọc vào bề mặt ra gây ra vế thương hở hay loét da. Để giảm nguy cơ này thì trong quá trình điều trị bảo tồn người bệnh cần định kỳ thăm khám bác sĩ một cách thường xuyên.

Các phương pháp điều trị bảo tồn phổ biến hiện nay:

  • Bó bột để cố định xương gãy.
  • Phương pháp Rieunau: Băng đoạn vai có xương gãy bằng hai băng dính bản hớn. Bệnh nhân sẽ kê gối dưới bả vai bên gãy, nằm ngửa liên tục trong hai tuần liền. Sau đó thì ngồi dậy, đeo băng treo và bắt đầu tập khớp vai để tránh cứng khớp.
  • Băng số 8: Phương pháp này được đánh giá rất cao vì tính hiệu quả. Sử dụng hoạ băng thun bản 10 – 12cm. Băng chéo theo hình số 8. Thời gian băng là 4 – 8 tuần. Ưu điểm là băng nhẹ, mang theo dễ dàng, không gây khó chịu cho người bệnh.
Đeo nẹp để cố định vị trí gãy
Đeo nẹp để cố định vị trí gãy

Phẫu thuật điều trị gãy xương đòn vai

Các bác sĩ sẽ cân nhắc hướng điều trị phẫu thuật cho các bệnh nhân sau:

  • Gãy xương quai xanh có kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh, chọc thủng màng phổi.
  • Đang điều trị bảo tồn nhưng có biến chứng chọc thủng da hoặc màng phổi.
  • Trường hợp gãy hở cần phẫu thuật để cắt lọc vết thương, kếp hợp lại ví trí hai đầu xương.
  • Người bệnh mong muốn không để lại biến chứng can lệch xương giống như điều trị bảo tồn.
  • Gãy di lệch chồng ngắn lên 2cm, hai đầu xương gãy cách xa nhau.

Phương pháp này nổi trội hơn phương pháp trên vì khắc phục nhược điểm của điều trị bảo tồn như không can lệch, có tính thẩm mỹ cao… Nhưng chi phí điều trị thì đắt hơn nhiều. Phải phẫu thuật lần hai để ấy đinh hoặc nẹp vít ra, có sẹo môt phẫu thuật.

Gãy xương đòn vai trái bao lâu thì khỏi

Gãy xương đòn vai trái bao lâu thì khỏi chắc hẳn là câu hỏi của nhiều người khi đang gặp tình trạng trên. Bởi gãy xương vị trí này có ảnh hưởng lớn đến vận động cánh tay trái gây những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy có thể nói họ đếm từng ngày lạnh bệnh. Thời gian khỏi sẽ căn cứ vào phương pháp điều trị và bệnh nhân có thực hiện đúng kiêng cữ mà bác sĩ yêu cầu hau không.

Theo đó đối với phương pháp điều trị bảo tồn thì người bệnh sẽ phải đeo đai liên tục trong một khoảng thời gian là 4 – 8 tuần, sau đó mới được vận động. Can xương (sự liền lại của cấu trúc xương và màng xương) cũng sẽ dần hình thành trong lúc này. Còn trường hợp những người mổ thì được cho phép vận động sớm hơn thế nhưng do tác động dao kéo nên can xương cũng chậm hơn so với phương pháp bảo tồn.

Thời gian liền xương sinh lý ở một người bình thường sẽ là từ 3 đến 6 tháng. Trong lúc này họ cần phải hạn chế cầm, xách vật nặng vì sẽ làm trễ vai và di lệch xương. Điều trị phẫu thuật sẽ nhanh liền hơn nên một số bệnh nhân chủ quan mà lao động hay đi xe sớm hơn thời gian được bác sĩ khuyên. Bởi vì các dụng cụ y tế bên trong không làm họ bị vướng víu hay khó chịu. Nhưng hoạt động này không tốt bởi khi các cơ cử động, co kéo sẽ gây hiện tượng lỏng ốc vít, phẫu thuật thất bại sẽ phải thực hiện lại lần nữa. Bởi vậy hãy vận động trở lại trễ một chút, sau 2 – 3 tháng kể từ khi mổ.

Không bắt buộc phải tạp vật lý trị liệu do nó không liên quan nhiều đến các vận động cánh tay. Nhưng do trong một thời gian dài cố định, máu đến đây nuôi dưỡng kém bởi vậy phải tập khớp vai để tránh bị cứng khớp.

Thời gian liền xương sinh lý là 3 - 6 tháng
Thời gian liền xương sinh lý là 3 – 6 tháng

>>>Xem thêm

Làm sao để gãy xương đòn vai mau lành

Người bệnh cũng có thể tác động một phần vào quá trình phục hồi xương gãy này giúp rút ngắn thời gian lại. Theo đó để giúp xương mau lành bạn cần:

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị

Trên thực tế việc quyết định điều trị theo phương pháp nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào chỉ định của bác sĩ. Bởi họ là người có chuyên môn, từ đánh giá thực tế tổn thương mà đưa ra cách điều trị phù hợp nhất với người bệnh dựa theo yếu tố an toàn. Người gãy xương quai xanh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc, đeo nẹp hay phẫu thuật, bất động hoặc vận động. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những điều đó. Quay lại tái khám đúng thời gian hẹn để kiểm tra quá trình phục hồi.

Mang dụng cụ hỗ trợ đúng kỹ thuật

Việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ là không thể thiếu đối với các trường hợp gãy xương nói chung và gãy xương đòn nói riêng. Nó giúp cố định vị trí gãy, hạn chế tác động nên nơi thương tổn và làm bệnh nhân thoải mái hơn. Để đảm bảo được điều này thì bạn cần đeo nó đúng kỹ thuật và đeo nó đủ thời gian mà bác sĩ khuyến nghị.

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng chủ yếu là tập luyện cho khớp vai. Nó có tác dụng chống teo cơ và cứng khớp. Chúng ta sẽ chia nó thành hai giai đoạn:

Giai đoạn bất động

Kế hoạch tập luyện bao gồm:

Tuần thứ nhất và tuần thứ hai:

  • Tập vận động ngay sau khi được cố định bằng băng số 8.
  • Cử động gấp duỗi ngón tay.
  • Cử động gấp duỗi cổ tay, khuỷu tay.
  • Cử động sấp ngửa cẳng tay.
  • Co cơ tĩnh nhẹ nhàng ở đai vai.

Tuần thứ ba và tuần thứ tư:

  • Tập tương tự các tuần trước.
  • Thêm động tác dạng cánh tay nhẹ nhàng.

Giai đoạn sau bất động

  • Đắp parafin, chiếu đèn để tăng cường nuôi dưỡng.
  • Xoa bóp, bấm huyệt vùng vai.
  • Tập mạnh cơ vùng khớp vai chủ yếu là các bài tập chủ động có trợ giúp hoặc bài tập có đề kháng.
  • Tập tăng tầm vận động của khớp vai bằng ròng rọc hoặc sự giúp đỡ của kĩ thuật viên.
  • Tập các bài tập khớp vai tại nhà.

Điều chỉnh tử thế

Để tốt hơn cho vai bên bị thương thì bệnh nhân cần lựa chọn các tư thế phù hợp. Ví dụ như khi đi ngủ bạn nên nằm ngửa hoặc nằm nghiên sang bên vai không tổn thương để tránh chèn ép lên xương đòn bị gãy. Hoặc khi ngủ dùng gối để kê dưới vai hoặc tay cũng có tác dụng tương tự.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền xương gãy. Bởi có một số loại thực phẩm sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đẩy nhanh sự liền xương và chắc khoẻ của xương. Cụ thể là:

  • Nên ăn các thực phẩm giàu calci có nhiều trong các loại rau họ cải, măng tây, sữa không béo, hải sản, sữa chu calci, hạnh nhân,…
  • Nên ăn các thực phẩm giàu magie như sữa, đậu tương, thịt gà, cá thu, rau ngót, chuối…
  • Nên ăn thực phẩm giàu kẽm có trong hải sản, ngũ cốc, cà rốt, khoai tây, trứng…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 và B12 để tăng cường đề kháng và nhanh phục hồi tổn thương.
  • Không nên ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, rượu bia và chất kích thích, nước trà đặc…

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về tổn thương gãy xương đòn vai trái. Và chắc hẳn mọi người cũng nắm rõ được Gãy xương đòn vai trái bao lâu thì khỏi rồi phải không? Hãy tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị để không có những di chứng xấu xí theo bạn suốt cuộc đời về sau.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *