Thoát vị đĩa đệm có nên Đi Bộ không?

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không là câu hỏi mà các chuyên gia của chúng tôi nhận được rất nhiều từ những người đang bị bệnh hay có người thân bị bệnh. Bởi họ mong muốn tìm được một phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhưng cũng có yêu cầu là đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Như vậy bệnh nhân mới có thể tập luyện chủ động một cách thường xuyên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một cách chi tiết về vấn đề này:

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý thuộc chuyên ngành cơ xương khớp. Đó là các tổn thương hoặc sự căng thẳng quá mức tại vị trí đĩa đệm nằm giữa các đốt sống. Nói dễ hiểu chính là giữa hai đốt sống sẽ có một đĩa đệm giúp cơ thể bạn có thể cử động linh hoạt các động tác cúi, ngửa, nghiêng sang phải, sang trái hay xoay hông. Bên trong đĩa đệm này có một nhân nhày. Khi nó thoát ra khỏi cấu trúc đĩa đệm thì người ta gọi là thoát vị đĩa đệm.

Nếu nhân nhày thoát ra sau thì thường không gây triệu chứng bệnh lý đặc biệt. Còn nếu nó thoát sang bên sẽ gây chèn ép vào dây thần kinh toạ dẫn đến hiện tượng đau và tê bì lan theo đường đi của dây thần kinh toạ. Khi hoạt động hoặc di chuyển sẽ thấy đau tăng. Bởi vậy rất nhiều người thắc mắc rằng không biết Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không. Rất nhiều người có sự nhầm lẫn rằng đi bộ đau tăng nên làm nặng hơn tình trạng bệnh. Điều này không đúng. Bởi theo nhận định của các chuyên gia thì môn thể thao này khá nhẹ nhàng mang tới nhiều lợi cơ thể. Nó còn giúp cải thiện các triệu chứng của thoát vị, làm nhẹ hơn tình trạng bệnh. Điều này sẽ được giải thích rõ hơn trong các phần dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khá phổ biến trong xã hội ngày nay
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khá phổ biến trong xã hội ngày nay

Lợi ích của việc đi bộ đối với người bị thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị thì các hoạt động đi đứng thông thường cũng gây đau và khó chịu cho người bệnh. Vậy nên việc luyện tập càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu bạn không cố gắng và kiên trì thực hiện thì bệnh càng khó phục hồi hơn. Đi bộ được biết đến là một môn thể thao rất tốt đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tại sao vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu những lợi ích mà nó đem lại cho người bệnh:

Tăng cường lưu thông máu đến vùng tổn thương

Tập luyện thể dục thể thao nói chung và đi bộ nói riêng đều có tác dụng tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Khi ta luyện tập tập trung vào cơ quan, bộ phận nào thì tuần hoàn toàn thân cũng dồn nhiều hơn về nuôi dưỡng vị trí đó. Người đi bộ sẽ kết hợp sự vận động linh hoạt của cột sống, hông, chân… Vậy nên khi đi bộ cột sống thắt lưng cũng được nuôi dưỡng nhiều hơn. Từ đó giúp giảm đau, chống viêm vô cùng hiệu quả.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Giảm cân

Một trong những yếu tố làm nặng hơn tình trạng thoát vị đĩa đệm đó chính là thừa cân, béo phì. Người béo phì sẽ tạo ra áp lực nặng đè lên cột sống khiến cho độ giãn đốt sống bị thu hẹp, không gian chứa nhân nhày cũng bị giảm đi và xu hướng của nó sẽ là phá màng bao để thoát ra ngoài. Đi bộ sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hao năng lượng, giảm khả năng dự trữ mỡ dưới đã từ đó có tác dụng giảm cân và duy trì cân nặng ở mức hợp lí. Vậy nên đi bộ đúng cách rất tốt đối với người thoát vị.

Tăng sự đàn hồi cho đĩa đệm

Việc bước các bước một cách nhẹ nhàng và đều đặn của cơ thể cũng tác động các nhịp sinh học tương đương lên hệ  thống đốt sống của cơ thể người. Nó như một sự nhào nặn vào thành phần bên trong đĩa đệm khiến nó có được sự đàn hồi tốt hơn. Khuyến cao rằng bạn không nên đi giày trật hoặc sử dụng giày cao gót vị nó sẽ làm cho cột sống bị gồng cứng, tăng áp lực vào đây càng làm bệnh tình trở lên nặng hơn. Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên có nguy cơ bị thoát vị cao hơn so với những người bình thường.

Tăng cường lưu thông máu cho đĩa đệm
Tăng cường lưu thông máu cho đĩa đệm

Phục hồi cấu trúc cột sống

Như đã nói thì việc đi bộ giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng lưng. Điều này đồng nghĩa với việc các cấu trúc, bộ phận ở đây được nuôi dưỡng tốt. Nhờ đó mà nó có tác dụng phục hồi cấu trúc của đốt sống. Từ đó thúc đẩy quá trình lạnh bệnh của người bệnh.

Cải thiện tình trạng bệnh

Những người có thể duy trì được bài tập đi bộ một cách thường xuyên được chứng minh rằng có thời gian phục hồi bệnh nhanh hơn so với người ít tập luyện. Bởi vì nó giúp tăng sức mạnh, sự dẻo dai và bền bỉ của các khối cơ vùng lưng, có tác dụng giảm đau rất tốt. Trên thực tế khi đã bị thoát vị rồi, nhân nhày đã thoát ra khỏi bao xơ và chèn ép vào dây thần kinh toạ thì rất khó để đưa nó trở lại vị trí ban đầu. Bởi vậy hầu hết các biện pháp đều chỉ có tác dụng làm khoẻ cơ, tăng sức chịu đựng, từ đó giảm đau một cách hiệu quả.. Đi bộ chính là một phương pháp như vậy.

Nâng cao sức khoẻ

Không chỉ là bài tập tốt cho người bị thoát vị mà đi bộ còn là bài tập giúp nâng cao sức khoẻ toàn diện cho cơ thể. Vậy nên kể cả bạn có hay không bị bệnh thì cũng có thể luyện tập được. Đây được coi là chìa khoá vàng cho sức khoẻ con người. Hàng năm rất nhiều các doanh nghiệp, hội nhóm… có tổ chức các cuộc thi đi bộ để tăng cường sức khoẻ cho cả xã hội.

Hướng dẫn kỹ thuật đi bộ tốt cho người thoát vị

Không phải hình thức đi bộ nào cũng tốt cho cột sống và người thoát vị đĩa đệm. Những người thoát vị đã có sự tồn thương về mặt cấu trúc tại đốt sống. Vì vậy đi bộ ở đây là một hình thức điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Vậy nên bạn cũng cần thực hiện xuống kĩ thuật. Các bước thực hiện bài tập đi bộ như sau:

  • Khởi động làm nóng cơ thể, tăng cường phạm vi hoạt động trước khi đi bộ. Tập trung vào các cơ, khớp ở chân, vùng lưng, đùi, bắp chân. Đừng bỏ qua các vùng khác như cổ, tay.
  • Khi mới bắt đầu tập luyện bạn chỉ cần đi bộ khoảng 10 phút mỗi ngày. Sau khi quen dần và thích ứng với cường độ tập luyện này thì chúng ta có thể kéo dài thêm thời gian lên 30 phút. Một tuần cũng nên đi bộ ít nhất 3 – 4 lần như vậy.
  • Khi đi bộ lưu ý luôn luôn giữ thẳng cột sống, đi với tốc độ vừa phải, không cần phải đi nhanh, gấp. Không rướn người hay cong lưng về phía trước khi di chuyển.
  • Khi đi bộ cánh tay nên cử động cùng nhịp với chân bên đối diện.
  • Chân bước nhẹ nhàng, tiếp đất từ phía gót lên đến mũi chân.
Kỹ thuật đi bộ đúng cách
Kỹ thuật đi bộ đúng cách

Những lưu ý khi đi bộ đối với người bị thoát vị đĩa đệm

Không phải đi bộ thế nào cũng có tác dụng chữa bệnh. Bởi vậy để đúng với mục đích tập luyện bạn cần biết được các kĩ thuật đúng và những lưu ý khi đi bố dành cho người thoát vị. Có như vậy mới hạn chế các tổn thương có thể xảy ra

Không gắng sức, không bước các bước căng và dài

Tập luyện bất cứ bài tập nào cũng vậy, chúng ta phải tuân theo nguyên tắc từ mức độ nhẹ đến mức độ tăng cường, nâng cao. Việc này nhằm mục đích giúp cơ thể quen dần với cường độ luyện tập và tránh gây các chấn thương. Vấn đề chúng ta đang nói ở đây chính là người thoát vị tập đi bộ. Bạn sẽ bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng với những quãng đường ngắn, vận tốc chậm. Sau đó mới tăng dần lộ trình. Khi bước đi cần giữ đúng tư thế là lưng thẳng, đầu hướng lên. Hai vai thả long, tay vung vẩy một cách tự nhiên, không nên cầm nắm vật gì để gây mất cân bằng cơ thể. Mắt hướng thẳng về phía trước, bước đi nhẹ nhàng, khoan thai. Nên tránh bước đi nhanh, sải bước dài và tình trạng gồng cứng cơ. Chân sẽ tiếp đất bắt đầu từ gót sau đó kết thúc ở mũi chân.

Tránh tình làm nặng thêm bệnh

Đừng quên việc khởi động trước khi tập và thực hiện một số động tác điều hoà sau khi dừng tập. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của tất cả các bài tập nói chung. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ gặp phải các chấn thương.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Một yếu tố nữa mà bạn cũng không nên xem nhẹ đó chính là trang phục tập luyện. Nó góp phần không nhỏ vào sự thành công của buổi tập. Bởi vậy bạn cần lựa chọn quần áo, giày thích hợp. Quần áo thì nên chọn loại có độ co giãn tốt, thấm mồ hôi để tránh gây khó chịu. Giày thì chọn loại vừa chân, đi lại không bị kích để bảo vệ đôi chân cũng như cột sống. Hạn chế đeo các loại trang sức rườm rà ảnh hưởng đến việc tập luyện.

>>>Xem thêm

Gợi ý các phương pháp luyện tập khác tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Ngoài đi bộ thì hiện nay có nhiều phương pháp luyện tập khác rất tốt giúp cải thiện rất tốt các triệu chứng thoát vị. Các bài tập này khá đơn giản, thường có thể tập luyện tại nhà mà không phải đến tận phòng khám hay bệnh viện nên không tốn quá nhiều thời gian. Bệnh nhân chỉ cần sắp xếp một khoảng thời gian cố định trong ngày dành cho việc tập luyện để duy trì nó một cách thường xuyên là được.

Bơi lội giúp kéo giãn đốt sống

Bơi lội là môn thể thao mà các bác sĩ, kĩ thuật viên phục hồi chức năng khuyên các bệnh nhân thoát vị tập luyện để giảm đau và tốt cho cốt sống. Khi bơi người ta sẽ phải kết hợp sự vận động của nhiều cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Nó còn giúp nâng cao sức khoẻ tổng thể cho con người.

Tác dụng của môn thể thao này dành cho người bệnh bị thoát vị đó là:

  • Tác dụng nổi bật nhất đó là giảm áp lực lên các đốt sống. Khi vận động trong môi trường nước cơ thể con người không chịu tác dụng của trọng lực trái đất, bởi vấy các đốt sống được giãn ra do không có sự đè ép.
  • Các động tác sải tay còn giúp kẽo giãn các khớp đốt sống.
  • Áp lực âm trong nước có thể khiến cho nhân nhày trong đĩa đệm có xu hướng được kéo trở lại vị trí ban đầu.
  • Đây là bài tập làm cho cột sống thêm chắc khoẻ và dẻo dai do sự tập luyện và phối hợp giữa các hệ cơ – xương – khớp với nhau một cách nhịp nhàng.
  • Rèn luyện sức bền bỉ.
  • Có tác dụng giảm đau rõ rệt. Người bệnh sau khi bơi thấy các triệu chứng giảm hẳn, cơ thể thoải mái hơn nhiều.
  • Khi vận động cơ thể sẽ tăng cường đưa máu đến nuôi dưỡng cột sống thắt lưng. Từ đó có tác dụng chống viêm rất tốt.
  • Tăng cường nuôi dưỡng cột sống do sinh ra dịch khớp, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Bơi lội là môn thể thao giúp tăng cường sức khoẻ hệ cơ - xương - khớp nhất là cùng cột sống
Bơi lội là môn thể thao giúp tăng cường sức khoẻ hệ cơ – xương – khớp nhất là cùng cột sống

Để tránh những chấn thương không đáng có làm nặng hơn tình trạng bệnh thì chúng ta cần bơi đúng kĩ thuật. Do mục đích điều trị bệnh là chính nên người bệnh hãy chọn cách bơi ếch là tốt nhất. Trước khi bơi thì cần khởi động tốt các khớp để làm nóng người cũng như tránh bị chuột rút. Không nên tập luyện gắng sức, bởi chỉ cần bạn thả lỏng người, thư giãn dưới nước cũng đem lại hiệu quả tốt rồi.

Bài tập đu xà đơn hiệu quả, dễ thực hiện

Cách cải thiện triệu chứng và giảm đau tốt nhất dành cho người bị thoát vị đó là các bài tập giúp giãn đốt sống. Bởi vậy chúng ta phải kể đến bài tập đu xà đơn. Không giống như các vận động viên chuyên nghiệm cần phải nâng người lên xuống khá mất sức và mệt mỏi, người bệnh ở đây có cách tập luyện đơn giản hơn nhiều. Đó chính là treo xà. Chúng ta lựa chọn xà có độ cao thích hợp, không cần quá cao.

Kỹ thuật treo xà:

  • Nếu xà cao quá tầm với thì chúng ta sử dụng một chiếc ghế chắc chắn kê ở dưới để đứng lên.
  • Vắt tay và vai vươn ra phía trước, gác lên thanh xà.
  • Tiếp đó đu chân lên, không chạm vào ghế.
  • Để trọng lực của trái đất kéo phần đốt sống lưng của bạn theo hướng xuống dưới. Lực đu của chúng ta sẽ hướng lên trên. Hai lực này trái chiều nhau nên là cho các khe đốt sống được giãn ra, giảm tình trạng chèn ép khiến đĩa đệm thoát ra ngoài.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng vài phút tuỳ theo sức chịu đựng của từng người.

Các tư thế Yoga dành cho người bị thoát vị

Yoga là phương pháp dưỡng sinh. Bằng cách tập luyện các tư thế, động tác kết hợp với điều chỉnh hơi thở giúp cơ thể tăng cường sức khoẻ cơ thể và cả tinh thần. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số tư thế của Yoga đem lại tác dụng phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả. Tác dụng của nó lên người thoát vị đó là tăng sức mạnh của các nhóm cơ lưng, tăng cường lưu thông máu đến vị trí tổn thương, kéo giãn đốt sống, giảm đau chống viêm… Bạn có thể tham khảo các tư thế như tư thế em bé, tư thế bắc cầu, tư thế rắn hổ mang, tư thế chó úp mặt, tư thế luồn kim…

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không chắc hẳn bạn đã nắm rõ câu trả lời chính xác nhất. Dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học đã được chứng minh thì đi bộ đúng cách đem lại những tác dụng tích cực đối với những người bị thoát vị. Vậy nên các bạn còn chần chờ gì nữa mà không nên kế hoạch tập luyện ngay từ bây giờ. Tốt hơn hết là chúng ta hãy đến gặp bác sĩ và nghe những lời khuyên bổ ích từ họ.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *