Bài tập chữa Đau Xương Cụt vật lý trị liệu tại nhà

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Triệu chứng đau xương cụt không phải là bệnh lý xa lạ đối với nhiều người. Tính chất cơn đau có thể là đau âm ỉ, đau nhức thậm chí là đau chói… Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Với các mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình chúng ta hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên đem lại hiệu quả cao. Trong số đó thì bài tập chữa Đau Xương Cụt được biết đến là phương pháp tốt nhất. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu thêm về bệnh lý này và cách luyện tập điều trị bệnh trong bài viết dưới đây:
Đau vùng xương cụt là bệnh lý gì?

Xương cụt được biết đến là xương cuối cùng trên cột sống của cơ thể con người. Theo thuyết tiến hoá thì trước đây phần xương cụt này là một cái đuôi, sau khi quá trình tiến hoá thì phần xương này thoái hoá dẫn và trở thành một xương nhỏ có hình tam giác. Nó có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể khi cơ thể ở tư thế ngồi. Xương cụt nối với xương cùng bên trên bằng một khớp bán động. Vậy nên có thể nói xương cụt này rất ít di động và không linh hoạt như nhiều xương khác trên cơ thể. Đây cũng là điểm nối của cơ sàn chậu. Nhóm cơ này có chức năng hỗ trợ quá trình đại tiểu tiện của con người, hay hoạt động của âm đạo ở phụ nữ.

Vùng xương này là một trong những vị trí ít bị bệnh lý nhất trong cơ thể. Một trong những triệu chứng hay gặp nhất ở đây chỉ là đau xương cụt. Trong ly học nó được gọi là coccydynia. Cơn đau được miêu tả rằng ở tại trong xương hoặc xung quanh vùng xương cụt, vị trí cuối cùng của cột sống và ngay phía trên khe hở mông.

Tính chất đau là âm ỉ hay đau chói, cảm thấy các cơ xung quanh co thắt. Người bệnh nên phát hiện và điều trị sớm. Tránh để thời gian dài dễ gây ra triệu chứng nghiêm trọng hơn. Theo như Thống kê thì bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng thường khởi phát ở những người từ độ tuổi 40 – 50 tuổi. Tỷ lệ đau ở phụ nữ cao gấp 5 lần nam giới. Bởi phụ nữ có thời kì mang thai chèn ép vào phần xương này gây đau. Hay như tỷ lệ này tăng gấp 3 lần ở những người mắc bệnh thừa cân, béo phì.

Xương cụt là xương thấp nhất của cột sống người
Xương cụt là xương thấp nhất của cột sống người

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương cụt

Để hiểu thêm về bệnh lý đau xương cụt chúng ta cùng đi tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân rất thường gặp. Nhưng trong nhiều trường hợp đau lại không thể nào xác định được nguyên nhân.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Đau do va đập, chấn thương tại chỗ: Đây có lẽ là nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất của triệu chứng này. Đau có thể do bạn bị chấn thương trực tiếp tại vị trí xương cụt ví dụ như ngã ngồi, va đập mông vào vật cứng… Từ đó dẫn đến tình trạng xương cụt bị thương, bị lệch, căng cơ, viêm dây chằng hay tổn thương khớp nối với xương cùng. Trường hợp nhẹ thì sẽ có vết bầm tại vùng xương cụt, nặng hơn thì là trật khớp, gãy xương. Lúc này cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để chụp X-quang xem xét tổn thương.
  • Chấn thương căng thắt lặp đi lặp lại: Đối với một số đối tượng đặc biết thường xuyên chơi một số môn thể thao như đua xe, đua thuyền…có đặc điểm là tư thế luôn nghiêng về phía trước làm kéo căng phần xương cụt này cũng có thể dẫn đến tổn thương xương cụt. Trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới các cơ và dây chằng xung quanh. Từ đó dẫn tới đau, nhức xương.
  • Phụ nữ có thai: Hầu hết phụ nữ có thai đều có thể cảm nhận được triệu chứng đau xương cụt. Nguyên nhân bởi vì khi mang thai cơ thể người mẹ tiết ra một loại hormon có tác dụng làm linh hoạt khớp cùng cụt. Mục đích là để thích ứng với cơ thể khi mang thai, dễ di chuyển. Đây là hiện tượng snh lý, nhưng khi chuyển động nhiều hay ngồi nhiều sẽ khiến cơ, dây chằng vùng này thường xuyên hoạt động kéo giãn quá mức gây đau. Sau khi sinh em bé thì đau sẽ tự nhiên biến mất không còn dấu tích.
  • Tư thế ngồi không đúng: Tư thế ngồi cũng có liên quan đến đau xương cụt. Ví dụ như nhường người ngồi làm việc không đúng tư thế hoặc ngồi quá lâu giống như học sinh, nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may… thường phải gặp phải tình trạng này. Bệnh càng trở nên nặng hơn khi bạn không biết cách khắc phục bằng các bài tập chữa đau xương cụt.
  • Người bị thừa cân hay thiếu cân: Với người thừa cân thì áp lực cơ thể chèn ép lên vùng mông nói chung và xương cụt nói riêng là rất lớn. Bởi vậy tình trạng đau là điều rất dễ hiểu. Còn đối với người thiếu cân nặng, do không đủ có lớp đệm ở mông lót đệm để tránh sự cọ xát của xương với các thành phần khác như cơ, dây chằng, gân nên gây ra đau. Sự cọt xát thường xuyên này chắc chắn sẽ dẫn đến viêm mô mềm.
  • Thoái hoá xương: Đây là quá trình sinh lý của cơ thể con người. Thoái hoá xương dẫn tới sự hao mòn xương. Ở tại vị trí xương cụt có thoái hoá dẫn đến tạo áp lực lên phần xương này tăng lên gây đau.
  • Nhiễm trùng: Trường hợp nhỏ người bệnh bị nhiễm trùng, có ổ abces ngay cạnh vùng xương cụt thì cũng dẫn đến xương cụt bị đau.
  • Bệnh lý sản khoa như u nang buồng trứng, nhiễm trùng phụ khoa…
  • Ung thư: Tỷ lệ nhỏ đó là người bị ung thư xương hoặc ung thư au đó di căn xương đều có thể gây ra các triệu chứng đau xương cụt.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến đau xương cụt là chấn thương
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến đau xương cụt là chấn thương

Đau xương cụt có nguy hiểm không

Để nói đến đau xương cụt có phải là triệu chứng nguy hiểm hay không thì chúng ta cần đánh giá trên nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm tình trạng nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây ra bệnh, sức khoẻ của người bệnh, tuổi tác, bệnh lý nền, giới tình… Như đã nói ở trên thì hầu hết các nguyên nhân gây bệnh đều xuất phát từ các bệnh lý cơ xương khớp, chấn thương hay làm việc sai tư thế. Các bệnh lý này đều không gây nguy hiểm cho con người. Thế nhưng bạn cần cảnh giác với các trường hợp đau xương cụt kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đau kéo dài. Bệnh kéo dài trên 3 tháng.
  • Khiến tầm vận động bị hạn chế.
  • Rối loại cơ tròn biểu hiện bởi tình trạng đại tiểu tiện mất tự chủ.
  • Giảm hoặc mất cảm giác vùng mông.
  • Teo cơ, liệt chi dưới. Đây là biểu hiện nặng nhất. Bệnh tiến triển gây teo cơ gặp ở các cơ mông, cơ đùi, bắp chân… Các khớp bị biến dạng thậm chí là liệt chi dưới.

Các bài tập chữa đau xương cụt

Tập luyện bằng các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng đang được biết đến là phương pháp điều trị có hiệu quả tốt nhất, an toàn và không can thiệp dành cho người bị đau xương cụt. Bạn hoàn toàn có thể tập luyện tại nhà mà không cần thiết phải thường xuyên đến các cơ sở y tế vừa tốn tiền lại mất nhiều thời gian.

Tư thế con mèo kết hợp con bò

Chuẩn bị tư thế: Người tập quỳ bốn điểm.

Thực hiện bài tập:

  • Người tập chống hai đầu gối và hai tay trên mặt sàn tạo thành bốn điểm tiếp xúc với mặt đất. Lưu ý các điểm này tạo thành hình chữ nhật, và vuông góc với mặt đất.
  • Hít một hơi thật sâu đồng thời cong lưng lên. Giữ tư thế 5 giây.
  • Tiếp tục từ từ thở ra kết hợp với động tác đưa lưng võng xuống. Cũng giữ tư thế trong vòng 5 giây.
  • Sau đó thả lỏng và trở về vị trí lưng ở giữa ban đầu.
  • Thực hiện động tác này 5 lần.
Bài tập tư thế con mèo kết hợp con bò
Bài tập tư thế con mèo kết hợp con bò

Tư thế rắn hổ mang

Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm sấp trên mặt sàn.

Thực hiện bài tập:

  • Nằm sấp trên sàn, hai chân duỗi đồng thời chống hai tay sát ngực.
  • Hít một hơi thật sâu và từ từ dựng thẳng khuỷ tay lên vuông góc với mặt sàn.
  • Ngửa cổ tối đa ra sau.
  • Giữ nguyên phần từ hông trở xuống.
  • Giữ tư thế trong 5 – 7 giây.
  • Hạ người xuống và trở lại vị trí nằm sát trên mặt sàn ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 – 7 lần mỗi buổi tập.

Tư thế con cào cào

Chuẩn bị tư thế: Người tập vẫn nằm sấp trên sàn.

Thực hiện bài tập:

  • Nằm sấp trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay duỗi về phía sau sát với thân người.
  • Thực hiện đồng thời các động tác sau: Ngẩng cổ cao tối đa nhấc lên khỏi mặt sàn, hay tay cũng nâng lên, duỗi chéo hết cỡ lên trên, hai chân cũng làm tương tự.
  • Giữ tư thế trong khoảng 5 giây.
  • Từ từ hạ xuống trở lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 lần.
Tư thế con cào cào
Tư thế con cào cào

Tư thế cây cầu

Chuẩn bị tư thế: Người tập sẽ nằm ngửa.

Thực hiện bài tập:

  • Ban đầu người tập nằm ngửa. Co đầu gối lên, hai lòng bàn chân vẫn giữ nguyên trên mặt sàn.
  • Giữ nguyên phần vai, cổ và đầu trên mặt sàn.
  • Nâng hông lên khỏi mặt sàn tối đa đồng thời lấy hai tay nắm lấy cổ chân cùng bên.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây.
  • Hạ người xuống trở lại vị trí ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 lần,

Tư thế vặn người

Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa.

Thực hiện bài tập:

  • Người tập nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng song song. Hai tay tự do.
  • Đầu tiên đưa chân trái bắt chéo sang bên phải sao cho đùi vuông góc với phương của thân người.
  • Tay bên phải để lên đùi ép đầu gối chạm xuống sàn.
  • Tay trái đặt trên mặt sàn, dang ngang vuông góc với người đồng thời mặt quay sang nhìn theo hướng tay trái.
  • Chân phải giữ nguyên vị trí.
  • Giữ tư thế trong khoảng 5 giây thì thả tay, chân đưa về vị trí ban đầu.
  • Đổi chân và tay thực hiện động tác.
  • Thực hiện trong 5 lần.
Tư thế vặn người
Tư thế vặn người

>>>Xem thêm:

Phòng bệnh đau xương cụt như thế nào tốt nhất

Với hầu hết các nguyên nhân đau xương cụt chúng ta đều có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

  • Ngồi đúng tư thế: Ngồi thẳng lưng, bụng hóp, cổ thẳng, đầu hơi cúi về phía trước.
  • Hạn chế mang vác vật nặng nhất là không thực hiện vác vật nặng sai tư thế để tránh các trường hợp ngã dập mông xuống gây chấn thương.
  • Tập luyện thể dục thể thao đúng kĩ thuật để tránh tạo sức ép cho xương cụt.
  • Bổ sung calci, vitamin D, chất nhờn cho khớp để tạo hệ xương chắc khoẻ, linh hoạt.
  • Duy trì cân nặng ở mức khuyến cáo theo chỉ số BMI. Giảm cân đối với người bị thừa cân, béo phì hay bổ sung dinh dưỡng với người gầy, suy dinh dưỡng.
  • Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngoi một cách khoa học.
  • Khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/ lần đối với người bình thường, 1 – 3 tháng/ lần đối với những người có bệnh lý nền. Bằng cách này sẽ giúp bạn phát hiện ra sớm nhất các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Chắc hẳn các bạn đã nắm rất rõ kĩ thuật luyện tập các bài tập chữa đau xương cụt trong bài viết trên. Người ta thường nói phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Bởi vậy chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh ngay từ đầu. Điều này giúp bạn không gặp phải những khó chịu xung quanh tình trạng đau xương cụt này nữa.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *