Tập Vật Lý trị liệu Xẹp Phổi phục hồi chức năng thông khí

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Biến chứng của hô hấp thường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người bệnh. Xẹp phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm đó, để hạn chế được vấn đề này thì vật lý trị liệu xẹp phổi là một trong những cách tối ưu đem lại kết quả vô cùng tốt đối với người bệnh.

Hiện tượng xẹp phổi là gì?

Như chúng ta đã biết, phổi là một trong những cơ quan hô hấp đảm nhận vai trò trao đổi khí oxy bên trong và ngoài đi vào máu nuôi dưỡng các cơ quan, phổi đóng một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự sống của con người. Bên trong phổi bao gồm các thùy phổi được tạo bởi các phế nang chứa khí,  khi tình trạng phổi hoặc thùy phổi bị xẹp lại do khả năng chứa khí của các phế nang này giảm một phần hay hoàn toàn hoặc có thể chứa đầy dịch phế nang  thì khi đó chính là hiện tượng xẹp phổi.

Xẹp phổi là một biến chứng hô hấp hay gặp nhất do nhiều nguyên nhân như:

  • Sau phẫu thuật có thể do trong quá trình điều trị bệnh lý về hô hấp, tim mạch…có thể làm tổn thương đến phổi. Hoặc do đặt ống nội khí quản sai vị trí cũng dẫn đến xẹp phổi.
  • Đường thở bị tắc nghẽn do dị vật , các khối u, đờm…hoặc do sự chèn ép từ bên ngoài vào đường thở.
  • Nhịp thở giảm do tác dụng phụ của thuốc gây mê, thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau…
  • Do tư thế nằm ngửa ở những người bệnh béo phì, tim to.
  • Nhu mô phổi bị xẹp thụ động bởi tràn dịch, tràn khí màng phổi số lượng nhiều.
Hiện tượng xẹp phổi
Hiện tượng xẹp phổi

Vậy những đối tượng nào dễ có nguy cơ bị xẹp phổi? Hiện tượng này có thể gặp ở bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Cần phải tập vật lý trị liệu xẹp phổi để phục hồi chức năng trong thời gian dài. Trước tiên chúng ta phải kiểm soát tình trạng này bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ hoặc phòng ngừa các nguyên nhân khách quan có thể tác động đến phổi. Một số yếu tố liên quan khác như:

  • Tuổi tác: hay gặp nhất là ở đối tượng trẻ dưới 3 tuổi và người già trên 60 tuổi bởi những người này hệ thống hô hấp vẫn chưa được hoàn chỉnh hoặc phổi bị suy giảm chức năng. Bất kể lý do gì làm cản trở động tác ho, thở dài hay ngủ không đúng tư thế cũng đều làm cho tình trạng xẹp phổi tăng lên.
  • Suy giảm chức năng nuốt do hít vào các chất tiết ra từ phổi có thể gây nhiễm trùng phổi từ đó dễ bị tràn dịch màng phổi mà gây ra xẹp phổi.
  • Bệnh nhân có tiền sử các bệnh về hô hấp như hen suyễn,  COPD, viêm phế quản, xơ nang…
  • Người hút thuốc lá thường xuyên và quá nhiều.
  • Loạn dưỡng cơ hoặc bị chèn ép tủy, thần kinh chi phối hoạt động hô hấp.

Làm sao để biết được bệnh nhân bị xẹp phổi?

Thông thường xẹp phổi sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt, trừ khi có viêm phổi hoặc tình trạng thiếu oxy máu diễn ra thì bệnh nhân mới có cảm giác khó thở từ nhẹ đến nặng. Nếu bệnh tiến triển chậm và nhẹ có thể không có triệu chứng hoặc khó thở nhẹ. Còn ngược lại nếu xẹp phổi diễn ra nhanh với diện tích rộng có thể gây khó thở nặng dẫn tới suy hô hấp rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chứng viêm phổi có thể gây ra ho, khó thở nhanh hoặc nông, thở khò khè, đau ngực. Các vùng bị xẹp phổi lớn thường có độ di động lồng ngực kém, gõ đục và tiếng rì rào phế nang giảm.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Để biết rõ, chính xác nhất rằng có bị tình trạng xẹp phổi hay không bạn hãy đến gặp bác sỹ để họ giúp bạn chẩn đoán và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất. Biện pháp để biết rõ nhất đó là chụp x- quang phổi nếu có hình ảnh đám mờ ở phổi hoặc thể tích phổi giảm có nghĩa là bạn đang bị xẹp phổi. \Tình trạng này thường nghi ngờ nhất ở những bệnh nhân có triệu chứng hô hấp không giải thích được và những người có yếu tố nguy cơ cao.

Nếu gặp các triệu chứng trên, ngay lập tức hãy tìm đến các cơ sở chăm sóc y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

>>>Xem thêm

Các bài tập vật lý trị liệu xẹp phổi

Vật lý trị liệu là kỹ thuật rất quan trọng trong điều trị xẹp phổi. Kỹ thuật này giúp người bệnh có thể tập hít thở sâu để tái mở rộng mô phổi bị xẹp. Trong đó thực hiện các bài tập thở là một phương pháp phổ biến, đơn giản mà lại mang đến hiệu quả bất ngờ cho người bệnh. Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu xẹp phổi để bạn tham khảo :

Bài tập thở

  • Đặt tay lên phần ngực tay còn lại đặt bên dưới cơ hoành để khi hít vào thở ra bệnh nhân có thể cảm nhận được cơ hoành đang di động theo nhịp thở.
  • Từ từ hít cậm chậm vào qua mũi khi bụng phình hết cỡ đẩy tay ở dưới lên trên còn tay đặt ở ngực cố gắng giữ nguyên vị trí ban đầu. Khi thở ra tay trên ngực vẫn giữ nguyên bụng hóp lại.
Tập hít thở sâu rất tốt cho người xẹp phổi
Tập hít thở sâu rất tốt cho người xẹp phổi

Bài tập thở 4 thì có kê mông và giơ chân

Mục đích của bài tập này là để luyện tập chủ động về ức chế và hưng phấn nhằm mục đích thở tốt, khí huyết lưu thông.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn hoặc giường có kê một chiếc gối mềm ở dưới mông. Thì thứ nhất hít sâu vào tối đa ngực nở, bụng phình giữ như vậy trong vòng 5 giây.
  • Thì thứ hai: giữ hơi cơ hoành và các cơ vùng ngực lúc này đều co thắt lại hết cỡ, bệnh nhân từ từ giơ chân lên. Thời gian 1/4 hơi thở sau đó rồi hạ chân xuống chú ý vẫn giữ hơi khi hít vào thêm khoảng 5 giây.
  • Thì thứ ba: thở ra thoải mái từ từ tự nhiên khoảng 6 giây không kìm không thúc.
  • Thì cuối cùng hãy thư giãn hoàn toàn hơi thở và cơ thể.

Ngồi hoa sen

Chuẩn bị tư thế: Ngồi thẳng lưng, 2 bàn chân bắt chéo lên phía trên đùi. Kiểu ngồi này rất khó vì vậy trước khi làm động tác này cần khởi động kỹ để cho các cân cơ giãn ra khi bắt chéo chân lên đùi sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu. Ban đầu tập lúc chưa quen sẽ cảm thấy đau nhức, tê chân nhưng khi đã tập quen thì tác dụng vô cùng hiệu quả. Là một trong động tác thường được sử dụng của vật lý trị liệu xẹp phổi.

Cách thực hiện:

  • Hai tay để lên 2 đầu gối, lưng thẳng và bắt đầu thở.
  • Hít vào thật sâu thắt lưng ưỡn ra càng tốt giữ hơi lâu, nếu có thể hít vào thêm nữa thì càng tốt, sau đó thở đều ra bằng cách vặn chéo thân mình ngí ra phía sau bên này để đuổi hết khí trọc trong phổi ra.
  • Thả lỏng về tư thế ban đầu và tiếp tục với hơi thở thứ hai làm tương tự các động tác ban đầu nhưng với bên còn lại.
  • Làm lặp lại nhiều lần trong ngày như vậy rất tốt cho phổi
Tư thế ngồi hoa sen
Tư thế ngồi hoa sen

Tay co lại rút ra phía sau

  • Ngồi tư thế hoa sen.
  • Tay co lại rồi rút ra phía sau, ngửa đầu ưỡn cổ rồi hít vào tối đa giữ hơi dao động từ 2 đến 6 nhịp rồi mới thở ra triệt để.
  • Làm như vậy lặp lại 5 – 7 lần.

Động tác xem xa xem gần

Vẫn ngồi ở tư thế hoa sen rồi đan chéo các ngón tay ở 2 bàn tay với nhau rồi từ từ đưa lên cao lật ngửa lên trời rồi lại đưa từ xa lại gần mắt nhìn theo tay.

Bài tập căng cơ lưng rộng

Bài tập giúp hỗ trợ bệnh nhân xẹp phổi được khoan khoái, lưu thông vùng ngực từ đó bệnh nhân thở cũng dễ dàng hơn.

Chuẩn bị tư thế, đứng thẳng hai chân rộng bằng vai. Đưa 2 tay lên đầu dùng tay này nắm lấy tay còn lại rồi kéo tay thẳng lên trên và nghiêng người về bên phải.

Cách thực hiện: Giữ thân dưới thẳng sao cho phần thân bên trái căng giãn hết cỡ, giữ như vậy khoảng 20 giây sau đó rồi đổi bên còn lại. Làm lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày.

Xẹp phổi là một biến chứng rất nguy hiểm của các bệnh lý về hô hấp mà gây ra bởi nhiều nguyên nhân rất khách quan. Vì thế mà các bài tập vật lý trị liệu xẹp phổi sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được biến chứng này.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *