Uống nước lá Tía Tô có tác dụng gì? [Góc giải đáp thắc mắc]

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Nói đến lá tía tô thì chắc hẳn ai trong chúng ta cùng từng nhìn thấy hoặc ăn. Nhưng có lẽ hiếm ai biết được lá tía tô là một vị thuốc giúp làm đẹp và chữa bệnh rất tốt. Sử dụng đường uống đem lại nhiều tác dụng hơn và thời gian hiệu quả nhanh hơn so với các cách chế biến khác. Vậy uống nước lá tía tô có tác dụng gì sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi bật mí trong bài viết dưới đây:

Thông tin chung về lá tía tô

Tía tô thuộc loại thực vật thân cây thảo, chúng mọc quanh năm. Phần rễ củ có màu trắng. Cây này được người dân chủ động trồng hoặc mọc hoang cũng rất nhiều. Cây ra nhiều hoa, kết quả. Sau khi quả già thì cây sẽ bước vào giai đoạn lụi tàn. Hạt giống được phát tán ra xung quanh. Đợi mùa mưa khi có nước vào khiến đất ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nẩy mầm và phát triển thành cây mới.

Cây này được biết đến nhiều hơn với vai trò là một loại rau gia vị rất phổ biến. Ngoài ra theo nhiều tài liệu y học cổ truyền để lại thì đây cũng là một vị thuốc dùng để chữa hoặc hỗ trợ nhiều bệnh lý khác nhau. Phần lá gọi là tô diệp, có vị cay, tính ấm, quy kinh phế tỳ. Công dụng đặc trưng là ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hoá tốt, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo. Ngoài ra còn có thể chữa ngộ độc khi ăn phải hải sản lạ.

Tía tô là loài thân thảo, được dùng làm rau gia vị để tăng thêm hương vị cho các món ăn. Ngoài ra nó còn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp
Tía tô là loài thân thảo, được dùng làm rau gia vị để tăng thêm hương vị cho các món ăn. Ngoài ra nó còn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp

7 Tác dụng của nước lá tía tô trong đời sống

Lá tía tô thân thuộc với cuộc sống của mỗi gia đình. Theo nghiên cứu thì trong lá tía tô có đến 40% là tinh dầu, một lượng lớn là acid béo chưa bão hoà chủ yếu là acid anpha-linoleic. Có 0,2% tinh dầu nguyên chất cùng nhiều các chất khác như hydrocarbon, aldehyde, ceton, furan… Các tác dụng có thể kể đến của loại cây này đó là giúp giảm co thắt cơ trơn tại phế quản, chất tinh dầu thì làm tăng đường huyết. Aldehyte có trong cây thì chống ức chế trung khu thần kinh. Trong nước lá tía tô còn có tác dụng kìm khuẩn, ức chế các loại vi trùng như tụ cầu, trực khuẩn lị và trực khuẩn đại tràng. Cụ thể uống nước lá tía tô có tác dụng gì sẽ được liệt kê cụ thể dưới đây:

Hạ sốt

Vốn là một vị thuốc trong đông y, tía tô nằm trong nhóm giải biểu, phát tán phong hàn. Công dụng của nó là chữa cảm mạo, giúp cơ thể mở lỗ chân lông, thoát mồ hôi ra ngoài, loại bỏ hàn tà. Từ đó nhanh chóng cải thiện các triệu chứng do nhiễm lạnh như đau nhức cơ thể, đau đầu, giảm sốt, giảm ho khan.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Bạn có thể uống nước lá tía tô hoặc sử dụng phương pháp xông truyền thống kết hợp tía tô với các nguyên liệu cũng có tác dụng giải cảm hạ sốt như lá tre, sả, hương lưu… Đung cho sôi các nguyên liệu, để nồi lá xông dưới giường còn người bệnh chùm mền kín để xông hơi. Một cách khác cũng có tác dụng không kém là nấu cháo thịt băm trộn thêm tía tô thái nhỏ, vừa ăn lấy sức vừa hạ sốt nhanh.

Làm trắng da và ngăn ngừa lão hoá

Dùng nước lá tía tô làm trắng da là một phương pháp bắt nguồn từ Nhật Bản, phụ nữ người Nhật rất ưa chuộng cách này. Trong lá tía tô còn có chứa các loại vitamin A, vitamin C cùng các khoáng chất và chất chống oxy hoá khác. Những chất này có tác dụng loại bỏ tế bào chết, chống lại các gốc tự do, ngăn chặn quá trình lão hoá của da. Từ đó da sẽ trắng sáng và đều màu hơn.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn mua tía tô về, lấy phần lá đem rửa cho sạch rồi phơi khô. Dùng lá phơi khô hãm nước uống giống như hãm trà. Khi uống thì nhấp từng ngụm nhỏ để các dưỡng chất có thể từ từ thẩm thấu và hấp thụ được hết. Ngoài ra bạn còn có thể thái nhỏ tía tô, đun với nước sau đó dùng để tắm cũng rất hiệu nghiệm.

Kết hợp uống nước lá tía tô cùng bôi tắm để có làn da trắng sáng, mịn màng
Kết hợp uống nước lá tía tô cùng bôi tắm để có làn da trắng sáng, mịn màng

Điều trị mề đay, mẩn ngứa

Mề đay, mẩn ngứa là hiện tượng nổi các nốt sẩn hoặc mảng sẩn trên da. Nó thường gặp ở những người có cơ địa đặc biệt cứ khi thay đổi thời tiết hoặc ăn hải sản thì ngay lập tức sẽ xuất hiện. Nguyên nhân được cho rằng cơ thể cảm phải hàn tà xâm nhập từ bên ngoài. Mà với một dược liệu có tính âm nóng như vậy thì dùng điều trị là rất phù hợp. Khi thấy hiện tượng mẩn ngứa hay cứ thay thời tiết thay đổi thất thường thì bạn hãy pha nước lá tía tô khô hoặc đun nóng để uống phòng bệnh cũng như chữa bệnh. Ngoài các cách trên thì đắp lá vào chỗ ngứa cũng là một biện pháp bạn nên thử. Nhưng phương pháp này chỉ giúp cải thiện với các trường hợp bệnh nhẹ, để điều trị tận gốc thì không phải là điều dễ dàng.

Hỗ trợ cải thiện bệnh lý dạ dày

Hai loại hoạt chất quan trọng của lá tía tô có vai trò trong việc điều trị bệnh lý dạ dày đó là glucosamon và tanin. Hai chất này có tác dụng chống viêm, tăng cường khả năng làm lành những tổn thương tại dạ dày. Khi bạn có các triệu chứng như đau tức vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy chướng bụng… thì hãy lấy một nắm lá tía tô đã rửa sạch, thêm một chút muối hồng vào rồi nuốt. Làm như vậy 1-2 lần sẽ cải thiện triệu chứng. Hơn nữa một số hoạt chất khác trong tía tô còn có tác dụng giảm co thắt cơ trơn tiêu hoá nên còn có thể dùng để giảm đau do viêm dạ dày.

Hỗ trợ cho người bị bệnh gout

Bệnh gout có nguyên nhân là do cơ thể không chuyển hoá hết được acid uric đào thải ra ngoài khiến các tinh thể này lắng đọng tại các khớp gây ra sưng đau, khó chịu cho người bệnh. Trong lá tía tô có đến 4 chất giúp làm giảm enzyme oxidase xanthin vốn là nguyên nhân gây tăng acid uric trong máu. Kết hợp với đường uống thì chúng ta có thể giã nát lá tía tô, đắp bên ngoài các khớp bị sưng nóng, đỏ, đau. Sau đó băng vào và giữ nguyên như vậy trong 15-20 phút. Tiếp theo tháo khăn ra và rửa lại với nước ấm. Nhiều người bị bệnh gout thường xuất hiện những cơn đau nhức vào ban đêm gây ảnh hưởng cho giấc ngủ. Để hạn chế điều này trước khi đi ngủ chúng ta nên ngâm chân với nước lá lốt cùng một chút muối giúp thư giãn cơ thể, ngăn ngừa các cơn đau như vậy.

Uống nước lá tía tô giúp giảm nguy cơ dư thừa acid uric lắng đọng trong cơ thể, nguyên nhân dẫn đến bệnh gout
Uống nước lá tía tô giúp giảm nguy cơ dư thừa acid uric lắng đọng trong cơ thể, nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Hỗ trợ trị trứng hen suyễn

Đặc tính cay, ấm có trong vị thuốc lá tía tô cùng với hàm lượng tinh dầu cao sẽ có tác dụng nhất định trong việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh nhân hen suyễn. Lá tía tô đem làm sạch sau đó thả vào nồi nước đang sôi. Đun sôi rồi mở nhỏ lửa thêm 3-5 phút thì vớt lấy phần bã. Nước lá tía tô thì cho người hen suyễn uống để phòng ngừa lên cơn hen.

Giảm cân

Có vẻ không có nhiều người biết đến một trong những tác dụng tuyệt với này của lá tía tô. Chẳng cần đến những loại thuốc đắt tiền, uống vào nguy cơ tác dụng phụ, chỉ cần một nắm lá tía tô đơn giản, dễ kiếm bạn có thể giảm 2-3 cân một cách dễ dàng. Bởi Alpha-linoleic có trong tía tô giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterone và chất xơ có trong đó cũng cải thiện hệ tiêu hoá hoạt động tốt. Sử dụng nước lá tía tô để uống hàng ngày hoặc nếu vị hơi khó uống thì có thể thêm một chút mật ong. Uống trước ăn 30 phút là tốt nhất.

Cách làm nước lá tía tô uống sạch, an toàn

Dưới đây là phương pháp nấu nước lá tía tô uống được lưu truyền đã lâu. Rất nhiều người áp dụng và nhận thấy tác dụng hiệu quả của nó trong việc chữa bệnh và làm đẹp, nhất là đối với phụ nữ. Bình thường ăn chung với rau sống thì tía tô có mùi thơm dễ chịu. Nhưng nếu để uống nước lá nguyên chất thì vị nó sẽ khá khó uống. Bởi vậy người xưa đã có cách chế nước lá tía tô nhằm khắc phục vấn đề đó vẫn đảm bảo có tác dụng tốt đối với người dùng như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu sẽ gồm có:

  • Lá tía tô 200g.
  • Chanh tươi.
  • Nước lọc 2,5 lít.

Cách thực hiện:

  • Tía tô mua về chúng ta chỉ hái phần lá, bỏ đi các cóng già. Vì để đun lấy nước uống nên lá càng già thì tinh dầu trong đó càng nhiều. Nên bạn không phải loại bỏ phần lá này khi nhặt tía tô.
  • Rửa lá nhiều lần trong nước sạch.
  • Tiếp đó để sát khuẩn sạch hơn thì nên ngâm lá tía tô này với nước muối pha loãng.
  • Đợi 10 phút thì vớt lá ra và vẩy cho ráo nước.
  • Cho nước vào nồi hoặc ấm đun cho sôi. Thả lá tía tô vào đó. Đun sôi thì mở lửa nhỏ thêm 3-5 phút nữa.
  • Sau đó tắt bếp và đợi cho nguội. Không đun quá lâu sẽ khiến cho tinh dầu bay hơi hết mất đi tác dụng. Chiết lấy nước riêng, phần bã bỏ đi.
  • Cho vài lát chanh thái mỏng vào nước tía tô uống dần.
  • Uống thành nhiều lần trong ngày.
Cách chế biến nước lá tía tô khá đơn giản
Cách chế biến nước lá tía tô khá đơn giản

>>>Xem thêm

Một số bài thuốc ứng dụng lá tía tô điều trị bệnh

Lá tía tô có thể dùng riêng lẻ để có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp. Nhưng khi kết hợp cùng một số nguyên liệu khác thì cũng đem đến nhiều hiệu quả khác nữa. Dưới đây là một số bài thuốc có ứng dụng lá tía tô trong thành phần mà bạn có thể tham khảo thực hiện tại nhà:

  • Bài thuốc chữa cảm lạnh: Nguyên liệu gồm có 1 nắm lá tía tô, vỏ 1 quả quýt, 3 lát gừng. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm vào đó một bát nước sạch rồi đun sôi. Để lửa nhỏ thêm 3-5 phút nữa rồi tắt bếp. Uống khi ấm để tăng tác dụng đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cần phải đắp chăn để cho ra mồ hôi.
  • Bài thuốc giải cảm: Nguyên liệu gồm 1 nắm lá tía tô, 2 củ, 3 lát gừng tươi, 1 quả trứng gà, cháo hoa. Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ. Gừng tươi và hành làm sạch, đập dập rồi cho vào bát với lá tía tô. Tiếp độ đập quả trứng gà vào, khuấy đều cho tan lòng đỏ. Thêm cháo hoa nóng vẫn đang Soo vào bát. Đánh đều để trộn lẫn các nguyên liệu. Món ăn này không chỉ giải cảm mà còn giúp tẩm bổ cơ thể để nhanh hồi phục bệnh.
  • Bài thuốc chữa đau bụng, đầy hơi chính là bài thuốc đã được hướng dẫn ở trên.
  • Bài thuốc chữa ho, đau tức ngực: Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm 1 nắm lá tía tô, vỏ rễ của cây dâu bóc trắng. làm sạch nguyên liệu, cho tất cả vào nồi. Thêm một bát nước đun lấy độ. Uống vào sẽ giúp chữa bệnh ho và tức ngực.

Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô

Như đã được giới thiệu ở trên thì lá tía tô quả là một nguyên liệu nếu biết cách chế biến thì rất tốt cho sức khỏe cũng như sắc đẹp. Nhưng có một thực trạng chung thường gặp ở nhiều người là khi biết công dụng tòa của nó thì lại lạm dụng, sử dụng quá nhiều và trong thời gian dài. Điều này không nên vì sẽ đem đến những tác dụng phụ không mong muốn. Việc sử dụng sai cách tiền ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Vì thế bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Mỗi ngày chỉ dùng nhiều nhất khoảng 3-4 ly nước lá tía tô mà thôi. Khi dùng cũng không nên uống một lần mà phải chia nhỏ ra uống trong ngày. Nếu uống nhiều hơn sẽ có hiện tượng đầy bụng, khó tiêu và một số biểu hiện khác trên cơ địa từng người.
  • Nếu uống với mong muốn có tác dụng giảm cân thì tốt nhất chúng ta sẽ uống trước ăn 30 phút. Nước lá tía tô giúp ngăn ngừa tình trạng hấp thu chất béo, giảm calo hấp thụ vào cơ thể. Còn với các công dụng khác thì chúng ta có thể uống sau ăn 20 phút cũng được.
  • Nước lá tía tô sau khi chế biến nên uống ngay để giữ lại được trọn vẹn các hoạt chất có trong đó. Hoặc nếu chưa uống hết thì nên để vào tủ lạnh bảo quản. Thời tiết bên ngoài dễ làm biến đổi các chất có trong đó. Chỉ nên uống trong vòng 24h sau khi chế biến, không để quá. Sang ngày hôm sau chúng ta sẽ chế nước mới. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng và đem đến hiệu quả tốt cho người sử dụng.
  • Tía tô nằm trong nhóm phát tán phong hàn, tính ấm nên sẽ không sử dụng trong các trường hợp bệnh thể nhiệt, người nóng, có ra nhiều mồ hôi.
  • Các đối tượng đặc biệt như trẻ em nhỏ tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Đây là bài thuốc kinh nghiệm nên thường người dùng phải kiên trì uống trong một thời gian mới thấy được hiệu quả.

Nếu bạn muốn biết uống nước lá tía tô có tác dụng gì thì đã được chung tôi liệt kê rất rõ trong bài viết trên. Hy vọng với những kiến thức được cung cấp trong bài về các loại thực vật quanh ta sẽ cho quý độc giả những kinh nghiệm cuộc sống quý báu, áp dụng hàng ngày và mang lại những giá trị tốt cho sức khoẻ.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *