Thoát vị đĩa đệm cổ – Và những điều cần nên biết.

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những bệnh xương khớp thường hay gặp nhất hiện nay. Nhưng nếu bạn không trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh, chủ quan trong những triệu chứng của bệnh làm cho bệnh trở nên nặng, chuyển biến xấu. Biến chứng tác hại nhất của bệnh để lại chính là bại liệt. Và sau đây là những điểm cần phải biết thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ

1. Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh gì? Nguyên nhân?

1.1 Thoát vị địa đệm cổ là

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những trường hợp của bệnh thoát vị đĩa đệm hay mắc phải. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Là hiện tượng bao xơ thoái hóa làm cho nhân keo bên trong tràn ra ngoài tác động chèn ép lên dây thần kinh đốt sống là đau nhức.

Thoát vị đĩa đệm cổ chính là sự chèn ép nhân keo lên rễ thân kinh và tủy sống cổ. Và cột sống cổ sẽ gồm 7 đột sống cổ, và dù ở đâu cũng gây ra đau nhức, tổn thương. Tuy nhiên ở các đốt C5, C6 là những đốt phổ biến thường gặp ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ đốt sống cổ C5, C6
Thoát vị đĩa đệm cổ đốt sống cổ C5, C6

1.2 Nguyên nhân

Ngày nay với nhiều ca bệnh đối với bệnh nhân trẻ chiếm tỉ lệ tăng cao hơn so với những năm gần đây. Và cùng tìm hiểu nguyên nhân để hiểu vì sao lại mắc bệnh nhé!

  • Tư thế sai đây là nguyên nhân chính yếu để các bạn trẻ hiện tại dễ dàng mắc phải thoát vị đĩa đệm cổ. Với việc sử dụng máy tính thường xuyên và không ngồi đúng tư thế với thời gian dài nên việc tác động đến cột sống cổ là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra việc khuân vác, công việc nặng nhọc cũng ảnh hưởng không kém.
  • Tuổi tác cũng là yếu tố gây nên việc thoái vị đĩa đệm cổ, do thoái hóa của các sợi collagen ở bao xơ nên việc nhân keo tràn ra ngoài tác động lên đến tủy sống, thần kinh.
  • Gen di truyền
  • Lối sống không lành mạnh: hút thuốc, uống bia rượu, không tập thể dục,… làm chức năng đĩa đệm giảm sút vậy nên cần cải thiện các thói quen không tốt.

2. Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường phổ biến ở C5, C6, là bệnh do sự chèn ép của nhân nhầy của đĩa đệm giữa các đốt sống lên dây thần kình, gây đau nhức, tề bì.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
Các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ
Các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ

Những dấu hiệu thường gặp sau đây khi bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

  • Đau nhức tại cổ sau đó lan ra vai gáy, tiếp tục cơn đau đến cánh tay, đầu và hốc mắt.
  • Tê bì, ngứa như kiến cắn là cảm giác mà bệnh mang lại. Bệnh nhân mắc phải thường sẽ có triệu chứng ở các bộ phận như sau: bắt đầu từ cổ lan ra toàn thân, đặc biệt ở cánh tay và bàn tay và ngón tay là cảm nhận rõ nhất.
  • Tê cứng cổ không thể vận động cổ như người bình thường: cúi, ngửa,… Căng cứng bắp chân làm cho việc đi lại khó khăn.
  • Vì chèn ép dây thần kinh, đặc biệt là chèn ép tủy sống nên khi quan sát triệu chứng bệnh nhân thường mắc phải: rung chân khi đi lại.
  • Ngoài ra, có những triệu chứng khác như táo bón, khó tiểu và khó thở.

3. Phương pháp cải thiện, chữa trị thoát vị địa đệm cổ.

Ngoài những dấu hiệu lầm sàng để chẩn đoán trên, bác sĩ cần chụp MRI để đưa ra thêm kết luận bạn có phải đang mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc là cấp độ bệnh đang mức nào để đưa ra phương pháp phù hợp.

Nếu bạn không chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra các biến chứng sau: thiếu máu não; hẹp ống sống cổ; hội chứng chèn ép tủy; bại liệt vĩnh viễn (đây là trường hợp nặng nhất).

Với mức độ xác nhận khác nhau thì các bác sĩ sẽ đưa ra những phương án phù hợp.

3.1 Phương pháp chữa trị bằng thuốc, phẫu thuật

3.1.a Phương pháp sử dụng thuốc

Đây là phương pháp điều trị triệu chứng và đầu tiên khi bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân, vì đơn giản và hiệu quả nhanh chóng, gây ít biến chứng nhất.

Sử dụng thuốc để điều trị
Sử dụng thuốc để điều trị

Sau đây các thuốc bác sĩ hay kê đơn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Naproxen Natri dùng cho bệnh nhân đau nhẹ đến trung bình. Giảm đau hiệu quả giúp cho bệnh nhân hoạt động sinh hoạt dễ dàng hơn.
  • Các thuốc giãn cơ vân được sử dụng khi bệnh nhân có triệu chứng co cơ chủ yếu co bắp chân.
  • Thuốc Cortisone dạng tiêm đau dạng tiêm: khi bệnh nhân có mức độ đau trung bình và sử dụng các thuốc đau dạng uống không đáp ứng được sinh khả dụng thì sử dụng dạng tiệm để giảm đau hiệu quả hơn.
  • Thuốc giảm đau Opioids là thuốc được chỉ định cho bệnh nhận đau nặng tuy nhiên với tác dụng phụ có thể gây nghiện nên chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
  • Ngoài ra các thuốc vitamin nhóm B, an thần cũng được các bác sĩ chỉ định.

3.1.b Phương pháp phẫu thuật

Nếu việc dùng thuốc điều trị triệu chứng ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa điểm cổ không tác dụng tới tuần thứ 6 -12 thì cần can thiệp đến phương án phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay được chỉ định để chữa trị cho bệnh nhân.

Phương pháp phẫu thuật ngày nay
Phương pháp phẫu thuật ngày nay
  • Phương pháp phẫu thuật bằng nội soi: Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm cổ là phương pháp được lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị phẫu thuật cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ. Phương pháp ít xâm lấn, ít tổn thương, hiệu quả nhanh và gây ít biến chứng nhất. Thường thoát vị lệch phía sau bên hoặc thoát vị lỗ liên hợp sẽ được chỉ định phương pháp này.
  • Phương pháp phẫu thuật thay thế đĩa đệm cổ: là sử dụng địa đệm nhân tạo để thay thể đĩa đệm gốc nhằm hạn chế cứng khớp, cải thiện triệu chứng do đĩa đệm cổ gây ra, giúp bệnh nhân hoạt động sinh hoạt bình thường sớm nhất.
  • Phương pháp phẫu thuật đĩa đệm cổ lối sau là phương pháp tác động lên dây thần kinh và có rủi ro cao nhất nên thường không chỉ định thay vào đó phẫu thuật đĩa đệm lối trước ra đời nhưng chỉ áp dụng được khi không có mất vững cột sống.

Chi phí của phẫu thuật thường rơi vào khoảng 40 – 50 triệu đồng/ lần phẫu thuật.

3.2 Phương pháp chữa trị không sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

Vì bản thân bệnh nhân khi điều trị bởi phương pháp trên vẫn sẽ không dứt điểm hoàn toàn bệnh thoát vị đĩa đệm. Những phương pháp không dùng thuốc sẽ giúp cho bệnh nhận cải thiện rõ rệt trong việc chữa trị thoát vị đĩa đệm. Và việc sử dụng thời gian này cần thời gian dài và kiên trì. Sau đây là các phương pháp điển hình:

3.2.a Châm cứu

Châm cứu là phương pháp hỗ trợ lưu thông máu, làm cho đĩa đệm nhanh lành hơn và giảm các triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm cổ. Hiệu quả phương pháp này thể hiện trong việc: giảm đau nhức, viêm; tăng lưu thông mạch máu; giảm quá trình thoái hóa và hỗ trợ hồi phục đĩa đệm.

châm cứu
châm cứu

Các loại châm cứu được sử dụng: châm cứu theo truyền thống, châm cứu điện châm; thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm cổ; kĩ thuật cứu ngãi để điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

3.2.b Yoga

Hạn chế vận động cổ là sự hiểu lầm tai hại về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Những bài tập yoga sau đây được khuyến khích để cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

YOGA
YOGA
  • Căng cổ sang bên.
  • Tác động 2 bên cổ, ngồi vặn mình.
  • Duỗi cổ.
  • Đứng cúi gập người.
  • Thư giãn vùng cổ, vai, lưng.

Không nên tự tập vì có thể sai tư thế nên đến trung tâm yoga và nghe theo chỉ định bác sĩ để hiệu quả tốt hơn.

3.2.c Trị liệu thần kinh cột sống

Có lẽ đây là phương pháp khá mới ở Việt Nam, nhưng rất phổ biến ở Mỹ. Phương pháp này đã giúp 80% bệnh nhân cải thiện được chất lượng cuộc sống khi áp dụng.

Đây là phương pháp nắn chỉnh cột sống, đĩa đệm sai lệch bất thường để giảm sự chèn ép. Phương pháp này cần bác sĩ có chuyên môn cao vì sử dụng bằng lực tay của bác sĩ chuyên môn.

4.Lưu ý hoạt động để phòng tránh thoát vị đĩa đệm cổ

Việc không chú trọng những hoạt động thường ngày làm cho cột sống cổ chịu tác động bất thường thời gian dài từ đó gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Và sau đây những lưu ý để cột sống cổ luôn khỏe manh

  • Luôn đứng, ngồi nằm đúng tư thế.Sử dụng gối không quá cao so với cổ để hạn chế điểm bất thường khi ngủ.
  • Ăn uống đầy đủ đặc biệc cung cấp đủ canxi qua các thực phẩm: trứng, sữa, …
  • Hạn chế vượt cân nặng quá mức chịu đựng của cơ thể.
  • Rèn luyện thể thao vừa phải, và đúng tư thế. cần bổ trợ từ huấn luyện viên trong việc tập thể thao hạng nặng: nâng tạ, tập gym,…

Qua những điểm đáng chú ý về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, trang bị kiến thức căn bản về bệnh này. Giúp phần nào đó ngăn ngừa phòng tránh bệnh này nhé!

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *