Thận Ứ Nước là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Hệ tiết niệu là một trong những hệ sinh lý quan trọng trong cơ thể người. Khi gặp vấn đề ở đây sẽ gây ảnh hưởng tới sự vận hành chức năng của nhiều cơ quan khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi muốn nói đến tình trạng Thận ứ nước. Bệnh lý này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau như trẻ em, người trung niên, người già, cả phụ nữ lẫn đàn ông. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách điều trị ra sao, cùng tham khảo những thông tin dưới đây:

Thận ứ nước là bệnh gì

Thận ứ nước là một dạng tổn thương tại thận xảy ra do nước bị ứ đọng lại ở đây thay vì đúng theo quy trình là  nó sẽ được lọc thành nước tiểu rồi đưa xuống bàng quang. Khi nước ứ đọng tại thận sẽ khiến cho thận bị giãn nở, sưng to lên. Nếu không điều trị thì lâu dần sẽ chuyển sang thành bệnh mạn tính, các triệu chứng nặng hơn. Chức năng thận bị suy giảm, thậm chí dẫn đến tình trạng suy thận không phục hồi. Thận ứ nước có thể xảy ra tại một bên thận hoặc hai bên thận. Nếu ứ cả hai bên thì suy thận là điều khó tránh khỏi.

Hệ tiết niệu có nhiều cơ quan phối hợp hoạt động với nhau gồm thận, niệu đạo, niệu quản, bàng quang… Nếu bất cứ phần nào xảy ra hiện tượng tắc nghẽn đều có thể dẫn đến thận bị ứ nước tiểu.

Bệnh được chia thành hai loại chính:

  • Thận ứ nước cấp tính: Bệnh mới mắc, các tổn thương có thể chữa lành và phục hồi trong vài ngày.
  • Thận ứ nước mạn tính: Bệnh diễn biến trong vài tuần đến vài tháng gây ra những triệu chứng nghiêm trọng.
Hình ảnh mô phỏng giải phẫu thận bị ứ nước
Hình ảnh mô phỏng giải phẫu thận bị ứ nước

Dấu hiệu cho thấy thận bị ứ nước

Thông thường dấu hiệu của thận ứ nước sẽ phụ thuộc vào tính chất cấp tính hay mạn tính của bệnh, vị trí tắc ở cao hay thấp, một bên hay cả hai bên, ứ nước đơn thuần hay có kèm theo cả nhiễm khuẩn. Ví dụ như vị trí tắc ở đoạn bàng quang (có thể do u xơ tiền liệt tuyến) thì lâm sàng đặc trưng là tình trạng rối loạn tiểu tiện. Hiện tượng viêm nhiễm thì kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, đái đục hoặc là đái máu. Nhiễm khuẩn sinh mủ thì có đái máu, đái mủ, sốt sét, sốt cao, mạch nhanh… Tóm lại các dấu hiệu của người bị thận ứ nước có thể có là:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Rối loạn tiểu tiện: Đây là triệu chứng phổ biến. Hệ tiết niệu gặp vấn đề nên có tình trạng nước trong thận bị đọng lại. Triệu chứng này gây ra sự khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Buồn tiểu, muốn đi vệ sinh liên tục nhưng lại không tiểu được.
  • Tiểu nhiều lần vào ban đêm nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, màu đục gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc.
  • Mỗi lần đi tiểu người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, tiểu dắt. Nhiều người lựa chọn nhịn tiểu để bớt đi cảm giác đau sau khi đi vệ sinh. Trường hợp nặng thì nước tiểu có thể lẫn cả máu.
  • Người bệnh thấy đau tức vùng thắt lưng, hai bên hông. Hoặc có cảm giác đau vùng bụng từng cơn, hay đau kiểu quặn lại. Cơn đau có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, vã mồ hôi.
  • Tình trạng bệnh bao gồm cơ đau hoặc những khó chịu khác sẽ tăng dần tỷ lệ thuận với mức độ ứ nước tại thận.
  • Nếu kéo dài nhiều ngày sẽ gặp tình trạng rối loạn nước tiểu cô đặc. Có nghĩa là tiểu nhiều nhưng kém chất lượng (đái nhạt). Có thể bị tăng huyết áp nhẹ, trung bình. Nếu chỉ bị ứ nước một bên thận thì ít gặp tăng huyết áp hơn.
  • Suy thận cấp tính là biến chứng có thể gặp phải. Các triệu chứng như vô niệu, tăng ure máu, tăng creatinine máu, tăng kali máu. Còn suy thận mạn thì có các triệu chứng của suy thận cấp cùng với thiếu máu, da xanh xao, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, suy tim, tăng huyết áp, gan to, phù. Bệnh nhân sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu lọc máu kịp thời bằng cách chạy thận nhân tạo chu kỳ và ghép thận.

Phân loại mức độ nặng của bệnh

Thận ứ nước được phân ra làm 4 mức độ dựa theo lượng nước bị đọng lại tại đây bao gồm:

  • Thận ứ nước mức độ I: Đây là mức độ nhẹ, tường thì các triệu chứng khá mơ hồ, nhẹ, không dễ phát hiện. Cầu thận chỉ bị giãn nhẹ (dA-P khoảng từ 5-10mm). Mức độ này không quá nguy hiểm nhưng nó sẽ dễ tiến triển nặng.
  • Thận ứ nước mức độ II: Mức độ vẫn còn nhẹ. Đài bể thận và bể thận giãn nở nhiều hơn, tăng 10-15mm. Triệu chứng cũng rõ hơn như tiểu nhiều đặc biệt về đêm, tăng huyết áp đột ngột, nhức đầu, choáng váng…
  • Thận ứ nước mức độ III: Mức độ này thuộc trung bình. Có sự thay đổi đáng kể về kích thước bể thận rõ ràng. Sưcr khoẻ người bệnh có ảnh hưởng. Người mệt mỏi, thiếu máu, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu tối màu hoặc màu nhạt, có bọt; phù tại mắt, chân và tay; rối loạn tiêu hoá…
  • Thận ứ nước mức độ IV: Đây là mức độ nặng nhất. Thận khi siêu âm hoặc chụp sẽ thấy hình ảnh căng tròn như quả bóng hơi, mức độ tổn thương lớn hơn 70%. Phải điều trị kịp thời nếu không dễ xảy ra các biến chứng nặng nguy hiểm.
Tiểu đêm nhiều là một trong những dấu hiệu của thận ứ nước
Tiểu đêm nhiều là một trong những dấu hiệu của thận ứ nước

Nguyên nhân dẫn đến thận ứ nước

Như chúng ta đã hiểu về cơ chế gây ứ nước tại thận là do bất cứ vị trí nào trong hệ tiết niệu sau thận bị tắc cũng sẽ gây nên tình trạng đó. Nguyên nhân gây ra sự bế tắc này được ghi nhận như sau:

  • Hẹp ống niệu đạo, lỗ niệu đạo: Nó gây ra sự ứ nước tại một hoặc hai bên thận. Thường gặp nhiều ở trẻ em. Còn người lớn bị trường hợp này sau khi phẫu thuật đường tiểu mà có để lại sẹo.
  • Sỏi thận: Nếu sỏi nhỏ trên đường di chuyển từ thận xuống bàng quang và có thể đi ra ngoài một cách thuận lợi. nhưng sỏi to, tại các vị trí hẹp sẽ bị mắc lại, không xuống được mà gây tắc đường tiểu bên trong.Có ba vị trí hẹp tường gặp nhất đó là điểm nối giữa niệu quản – bể thận, điểm nôi 1/3 ngoài và 2/3 trên đường nối hai gai chậu trước trên và điểm niệu quả đổ vào bàng quang.
  • Ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, cổ bàng quang co bất thường cũng có thể gây tắc nước tiểu từ bàng quang trở lên và cả tại thận.
  • Ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến… phát triển gây chèn ép.
  • Phụ nữ mang thai, sa tử cung… khiến cho phần tử cung lớn chèn ép vào đường tiểu.
  • Các khối u từ bên trong ổ bụng hoặc các vị trí xung quanh phát triển to, gây chèn ép vào đường tiết niệu tại vị trí niệu quản khiến cho dòng nước tiểu bị ngăn trở.
  • Bàng quang không tống được nước tiểu ra ngoài gây ùn ứ nước tiểu bên trong trong các bệnh làm rối loạn chức năng bàng quang như u não, tổn thương tuỷ sống, những khối u, bệnh đa xơ cứng, đái tháo đường… Nước tiểu sẽ trào ngược từ bàng quang mà làm cho thận bị ứ nước.
  • Dị tật bẩm sinh trong đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân hiếm gặp nhưng cũng không phải không có. Dị tật này có thể xảy ra với thai nhi gây ứ nước tại thận trên thai nhi.
  • Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh như nhịn tiểu, uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc Tây sẽ làm thận tồn đọng nhiều nước tiểu gây gánh nặng cho cơ quan này.

Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không

Chắc hẳn mọi người đã nắm rõ các dấu hiệu, triệu chứng cùng những nguyên nhân gây bệnh. Chắc hẳn khi chỉ nghe đến tên gọi bệnh lý thì chúng ta đều chưa lường hết được những ảnh hưởng của nó có thể gây ra cho sức khoẻ người bệnh. Nhưng đây thật sự là một vấn đề mà mỗi người cần quan tâm.Thận ứ nước mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng trong tức khắc nhưng nếu không được điều trị trong thời gian sớm thì hệ quả đúng là khôn lượng. Các biến chứng có thể gặp tại bệnh nhân bị bệnh này đó là:

  • Mất nước: Mặc dù không đi tiểu được nhưng nước lại không được lọc qua thận một cách tuần hoàn do thận đang chứa quá tải lượng nước tiểu trước đó rồi. Bởi vậy cơ thể sẽ ở trong tình trạng mất nước.
  • Suy thận: Do thận không thực hiện được chức năng lọc máu, lọc nước tiểu, thải trừ các chất như creatinine, ure,…Lâu dần các chức năng sẽ dần suy giảm dẫn đến suy thận. Ban đầu là suy thận cấp, lâu dài sẽ là suy thận mạn. Khi tình trạng bệnh kéo dài quá lâu thì chức năng thận không thể phục hồi mà cần phải lọc máu, ghép thận mới có thể kéo dài sự sống.
  • Nhiễm trùng tiết niệu: Nước tiểu bị dồn ứ tại đường tiết niệu không được thải ra, cộng với môi trường thuận lợi khiến cho vi khuẩn phát sinh. Nhiễm trùng là điều khó tránh khỏi.
  • Tăng huyết áp: Nước tiểu không được lọc, làm tăng gánh nặng cho tìm, nguy cơ gây bệnh cao huyết áp là có thể xảy ra.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh

Nhìn chung ứ nước tại thận có thể xảy ra ở nhiều các đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau. Nhưng theo thống kê của các chuyên gia chuyên ngành thận – tiết niệu thì các yếu tố dưới đây sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh ở một số đối đối tượng cao hớn o với người bình thường. Đó là:

  • Giới tính: Nam giới dễ mắc bệnh nhiều hơn so với nữ giới.
  • Những người đã hoặc đang mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến hoặc ung thư cổ tử cung.
  • Phụ nữ đang mang thai.
Sỏi thận là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ứ nước tại thận do bít tắc đường tiết niệu
Sỏi thận là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ứ nước tại thận do bít tắc đường tiết niệu

Các phương pháp điều trị thận ứ nước

Nguyên tắc điều trị trong Thận ứ nước đó chính là tạo đường thông cho hệ tiết niệu, tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng lại. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, từ đó đề ra hướng điều trị tốt nhất:

Thận ứ nước do sỏi

Đối với trường hợp thận ứ nước do sỏi chia ra:

  • Với sỏi nhỏ, trớn láng: Tăng dòng nước tiểu và sử dụng thêm thuốc lợi tiểu. Sỏi sẽ được tống ra ngoài một cách tự nhiên nhờ nhu động niệu quản.
  • Sỏi acid uric không cản quang: Cho người bệnh uống nhiều nước hoặc kiềm hoánước tiểu bằng bicarbonate de Sodium.
  • Phẫu thuật tán sỏi hoặc lấy sỏi ra: Tuỳ vị trị viên sỏi tắc nghẽn mà áp dụng phương pháp ngoại khoa thích hợp. Nếu sỏi ở gần bàng quang thì dùng ống nội soi bán cứng và tia laser bắn phá để lấy ra. Sỏi ở trên cao thì dùng ống nội soi mềm. Sỏi ở bên trong thận thì dùng máy tán sỏi qua da.

Sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng

Khi có các triệu chứng như nhiễm trùng, viêm, đau, buồn nôn… thì tuỳ từng triệu chứng mà sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng thích hợp như kháng sinh, giảm đau, chống nôn giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Các thuốc này chỉ hạn chế mức độ chuyển nặng của bện và ngăn ngừa tình trạng suy chức năng thận mà không điều trị được tận gốc bệnh.

Đặt ống thông đường tiểu

Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp hẹp niệu đạo giúp cho nước tiểu nhanh chóng thoát ra ngoài, giảm gánh nặng cho thận và tình trạng căng tức của thận.

Đặt stent nới rộng đường thoát nước tiểu

Áp dụng trong các trường hợp có sẹo tại ống tiết niệu do nguyên nhân nào khác.

Ngoài ra các trường hợp có khối u thì cần phải xem xét tình trạng cụ thể của người bệnh mới có hướng xử trí tốt nhất.

>>>Xem thêm

Cách phòng bệnh thận ứ nước hiệu quả

Để phòng được bệnh lý này thì chúng ta cần nắm rõ tất cả các nguyên nhân gây bệnh. Bằng cách phòng nguyên nhân tỷ lệ mắc bệnh mới giảm xuống. Theo đó có một số biện pháp phòng bệnh vô cùng hữu ích dưới đâu mọi người có thể tham khảo qua:

  • Với những người bị bệnh sỏi thận thì cần phải uống nhiều nước. Nước có tác dụng làm loãng nước tiểu, ngăn sự cô đặc khiến viên sỏi to hơn. Và dòng chảy của nước tiểu cũng tạo ra áp lực đẩy viên sỏi theo hệ tiết niệu đi xuống bàng quang và ra ngoài. Nên sử dụng nước đun sôi để ngoại hoặc một số loại nước có tác dụng lợi tiểu, tán sỏi như râu ngô, mã đề, kim tiền thảo…
  • Với trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì lời khuyên là nên sống theo chế độ một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục. Không nên tắm rửa, ngâm mình tại nơi nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là ao hồ; sau khi đi tắm về nên tắm lại sạch sẽ bằng nước sạch.
  • Phụ nữ nên vệ sinh vùng kín của mình đúng cách, nên lâu rửa theo hướng từ trước ra sau chứ không nên theo chiều ngước lại tránh làm nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng hoặc hẹp đường tiết niệu.
  • Có thể thực hiện một số bài tập nhằm tăng cường chức năng đào thải của thận như massage vùng bụng dưới giúp kích thích máu lưu thông tốt hơn tại đây.
  • Khi có những dấu hiệu bất thường của cơ thể thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám chuyên sâu, phát hiện và điều trị sớm. Uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ giúp ổn định tình trạng bệnh.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp xoay quanh bệnh lý thận ứ nước đã giúp quý bạn đọc có thêm những hiểu biết về một trong các bệnh lý thường gặp nhất tại hệ tiết niệu.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *