Bệnh dạ dày nói chung hay đau dạ dày đang ngày càng phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Khi mà những thói quen ăn uống, sinh hoạt trở nên qua loa, thiếu tính khoa học, cùng với đó là những áp lực trong công việc, cuộc sống càng làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Rất nhiều người bệnh tìm đến với các phương pháp chữa bệnh dân gian. Mặc dù đem lại hiệu quả chậm nhưng rất an toàn, và có tính bền vững. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu một mẹo chữa dạ dày bằng lá mơ. Vậy tác dụng của lá mơ với dạ dày ra sao, cách sử dụng thế nào? Mời các bạn đón đọc:
Nội dung bài viết
Thông tin chung về lá mơ
Lá mơ có tên khoa học là Paederia tomentosa thuộc họ cây Cà Phê. Có hai loại lá mơ chính được mọi người sử dụng khá nhiều đó là lá mơ trắng và lá mơ lông. Nhưng để nói về tác dụng của lá mơ với dạ dày thì chúng ta ngầm hiểu đó là sử dụng loại mơ lông nhiều hơn vì nó đem đến công dụng tốt hơn loại còn lại.
Lá mơ lông còn gọi là mơ tam thể, hoặc là lá thúi địch là một bộ phận của cây mơ lông. Nó có dạng hình trứng, nhọn về phía đầu. Mặt trên của lá có màu xanh, bên trên có một lớp lông màu trắng mỏng (đây cũng chính là nguồn gốc của tên gọi, phân biệt với mơ trắng là một loại mơ dại), phần mặt dưới thì có màu tím đặc trưng. Cây mơ lông thuộc họ thân leo, dễ mọc hoang mà cũng dễ trông. Độ thích nghi của cây tương đối cao. Lá cây mọc kiểu đối xứng. Cây này mọc nhiều ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Ma-lay-si-a, Phi-lip-pin…
Trong thành phần của lá cây chứa phần lớn là các chất tinh dầu như Alkanoid, bisulfur carbon, paederin, scanderoside và sulfur dimethyl disulphit.
Ngoài ra thì hoạt chất methy mercaptan chính là hoạt chất đặc biệt khiến cho lá cây này có mùi hôi rất dễ nhận biết.
Lá mơ và những lợi ích đối với dạ dày
Lá mơ cũng được biết đến là một vị thuốc y học cổ truyền. Theo đó thì lá này có vị đắng, tính mát, mùi hôi đặc trưng rất tốt cho việc sát khuẩn và giải độc. Đối với các bệnh của dạ dày nó có những tác dụng chỉ trị các chứng đầy hơi, khó tiêu. Còn trong y học hiện đại đã nghiên cứu các thành phần trong lá mơ đem đến những công dụng hiệu quả cụ thể là
- Sulfur dimethyl disulphit là một hoạt chất có thể ví như một loại kháng sinh giúp chống viêm, diệt khuẩn trong các trường hợp vi khuẩn gây rối loạn tiêu hoá và hội chứng ruột kích thích.
- Các chất khác trong lá mơ như vitamin C, tinh dầu, Carotene, Protein,… thì lại cung cấp năng lượng phục vụ cho hoạt động sống của cơ thể.
- Các hoạt chất trong lá mơ có tính kháng viêm tự nhiên nên có tác dụng nhanh chóng làm lành những thương tổn tại niêm mạc dạ dày, trung hoà lượng acid dư thừa để bảo vệ niêm mạc. Cùng với đó là tác dụng chống trào ngược dạ dày – thực quản.
- Lá mơ còn điều hoà khí huyết, cân bằng hệ tiêu hoá đường ruột. Từ đó cải thiện nhanh chóng các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu gây chán ăn và sự khó chịu đối với người bệnh.
- Hoạt chất Alkanoid thì có tác dụng tăng khả năng chống oxy hoá, kiểm soát tốt các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa hiệu quá các biến chứng do trào ngược dạ dày gây ra.
Các tác dụng khác của lá mơ
Một số tác dụng khác có thể đến của lá mơ gồm có:
- Điều trị các chứng mụn, ghẻ lở trên da
- Chữa nấm, chàm, eczema, giời leo…
- Giảm triệu chứng ho gà
- Phòng và điều trị khi mới mắc cảm lạnh
- Làm các vết thương mau lành, phục hồi tổn thương
- Ổn định thần kinh, chống co giật
- Chữa chứng bí tiểu
- Điều trị bệnh lý thấp khớp
- Trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng lá mỡ chữa bệnh dạ dày
Lá mơ khá quen thuộc với chúng ta, thường được dùng trong các bữa cơm gia đình hàng ngày. Nó có thể dùng làm lá rau sống, nước ép, cũng có thể xem như là một nguyên liệu chế biến món ăn. Cách dùng lá mơ chữa bệnh dạ dày cũng sẽ ứng dụng những điều trên để thực hiện. Cụ thể như sau
Sử dụng trực tiếp lá mơ
Cách đơn giản nhất để dùng lá mơ chính là nhai trực tiếp. Vì lá mơ cũng nằm trong nhóm các loại rau có thể ăn sống được. Cách rất dễ thực hiện, có thể áp dụng hằng ngày. Có hai cách nhai trực tiếp đó là:
Cách 1:
- Lấy một nắm lá mơ đem rửa sạch từng lá, ngâm với nước muối loãng trong vòng 15 – 20 phút. Sau đó vớt ra và vẩy sạch nước.
- Lấy một chút muối trắng cho vào giữa lá mơ, cho vào miệng nhai trực tiếp.Vị quá lá mơ khá đặc biệt và không phải ai cũng có thể nhai nuốt nó được. Thêm một chút muối tạo ra vị mặn để dễ nuốt hơn.
- Nhai chậm, nhuyễn trước khi nuốt.
Cách 2:
- Để át đi mùi nồng của lá mơ thì chúng ta có thể dùng chung nó với các loại rau sống khác như húng, rau thơm, sả…
- Đem các loại nguyên liệu trên đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong một thời gian. Sau đó vớt ra và vẩy hết nước.
- Có thể ăn cùng các loại thức ăn khác trong bữa cơm.
- Ngày nên ăn khoảng 2 lần để bổ sung các chất kháng viêm và vitamin tốt cho dạ dày.
- Sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện một cách rõ rệt.
Dùng nước ép lá mơ
Tác dụng của lá mơ với dạ dày đã được liệt kê rất rõ ở phần trên. Việc sử dụng lá mơ đúng cách sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Và nước ép lá mơ lông cũng là một trong những cách như vậy. Ngoài bổ sung các hoạt chất thì nước ép cũng bổ sung cả phần nước cho cơ thể.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nguyên liệu sử dụng là 40g lá mơ (khoảng một nắm tay chắc).
- Giống như trên thì lá mơ cũng được đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
- Vớt lá ra để cho ráo nước. Nhưng tốt nhất là đem vẩy hết nước để rút ngắn thời gian.
- Cho vào cối giã hoặc dùng máy xay cho nhuyễn.
- Dùng một tấm vải lọc để lọc bỏ riêng phần chất xơ và nước cốt.
- Bạn có thể uống trực tiếp hoặc pha thêm một chút đường cho dễ uống hơn.
- Ngoài ra còn một cách nữa đó là đem nước cốt này hấp cách thuỷ rồi uống cũng được.
- Sử dụng hàng ngày, liên tục. Sáng 1 cốc, chiều 1 cốc để giảm triệu chứng bệnh và phòng bệnh tái phát.
Trứng với lá mơ hấp cách thuỷ
Một món ăn ngon với lá mơ vừa có công dụng trị bệnh lại cải thiện vị giác cho người bệnh dạ dày đó là dùng trứng và lá mơ hấp cách thuỷ. Món ăn rất ngon mà không sợ ngán.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Nguyên liệu chuẩn bị gồm có lá mơ 1 nắm, trừng gà 2 quả, gừng tươi 2-3 lát.
- Lá mơ đem đi rửa sạch, ngâm muối loãng như bình thường. Đợi cho ráo nước thì đem thái nhỏ.
- Gừng tươi thì ta giã nhuyễn, vắt lấy phần nước cốt.
- Trứng gà đập ra bát, chỉ vớt lấy phần lòng đỏ sử dụng mà thôi.
- Cho lòng đỏ trứng, nước cốt gừng và lá mơ thái sợi nhỏ vào cùng một bát. Lấy đũa đánh đều cho tan lòng đỏ trứng.
- Cho bát hỗ hợp vào nồi hấp cách thuỷ đến khi chín.
- Bỏ ra cho nguội bớt rồi thưởng thức món ăn ngon miệng này.
- Nên ăn món ăn này liên tục trong vòng 2 tuần để nguyên liệu lá mơ phát huy hết công dụng của nó.
Trứng đúc lá mơ
Một món ăn nữa là sự kết hợp trứng với lá mơ quen thuộc với các bữa cơm gia đình đó là trứng đúc lá mơ. Món này có thể làm món ăn sáng, ăn với cơm đều được. Ngoài hỗ trợ các bện dạ dày nó còn giúp cải thiện tiêu hoá, điều trị các bệnh nhiễm trùng, kiết lị…
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm có lá mơ 1 nắm tay, trứng gà 1-2 quả, các loại gia vị nêm nếm có nước mắm, bột ngọt…
- Lá mơ thì đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau đó mới vớt ra để ráo.
- Cũng đem thái nhỏ lá mơ rồi cho vào bát.
- Đập trực tiếp trứng gà vào bát lá mơ
- Thêm các loại gia vị nước mắm, bột ngọt vừa đủ sao cho vừa miệng.
- Cho chảo lên bếp, đun nóng thì thêm dầu ăn.
- Tiếp theo đổ hỗn hợp vào chảo, dàn đều ra thành lớp trong lòng chảo.
- Khi thấy một mặt đã đặc, vàng thì lật lại.
- Rán cho đến khi nào chín thì cho ra đĩa thưởng thức.
- Ăn khi còn ấm nóng để tránh vị tanh ngấy.
Lá mơ hầm dạ dày lợn
Một món ăn khá lạ nhưng hương vị cũng khá ngon dành cho những người sành ăn nhưng lại có bệnh dạ dày đó là lá mơ hầm dạ dày lợn. Đau dạ dày hay các bệnh lý về dạ dày sẽ khiến tiêu hoá người bệnh bị suy giảm, khẩu vị cũng không còn được ngon miệng như trước. Các chất dinh dưỡng từ món ăn này không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn nâng cao sức khoẻ tổng quát.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm có lá mơ lông 1 nắm, dạ dày lợn 500gram.
- Làm sạch lá mơ lông như hướng dẫn ở các cách trên.
- Dạ dày lợn thì cũng làm sạch sau đó đem thái miếng vừa ăn.
- Cho dạ dày vào nồi hầm, thêm gia vị vừa phải rồi ninh cho đến khi dạ dày mềm, nhừ ra.
- Khi dạ dày đã mềm thì mở nắp nồi, cho lá mơ đã rửa sạch vào nồi. Hầm thêm 15-20 phút nữa thì tắt bếp.
- Chắt nước ra uống. Ngày uống 2 lần.
- Dạ dày và lá mơ thì thưởng thức giống như một món ăn hàng ngày để bổ sung đạm và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nước sắc lá mơ
Ngoài việc chế biến như một nguyên liệu nấu ăn thì lá mơ cũng là một vị thuốc nam có tác dụng chữa bệnh được người xưa sử dụng khá nhiều. Bài thuốc dưới đây có tác dụng giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày và nhanh chóng phục hồi vết loét, tăng cường tiêu hoá…
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm lá mơ lông 30g, bạch biển đậu 15g, mạch môn 10g và cam thảo 5g.
- Lá mơ lông được để riêng bởi còn phải đem đi rửa sạch.
- Cho lá mơ cùng các loại nguyên liệu khác vào ấm sắc thuốc. Thêm 750ml nước.
- Sắc cho đến khi cạn còn 1/2 lượng nước thì dừng lại.
- Chắt nước ra bát. Chia nước làm 3, để nguội. Ngày uống 3 lần.
- Uống trước bữa ăn từ 25-30 phút.
- Dùng đều đặn bài thuốc sắc này trong vòng 3 tuần, các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày… sẽ được cải thiện rất nhiều.
>>>Xem thêm
- Thực đơn cho người Đau Dạ Dày
- Cách làm giảm cơn ĐAU dạ dày NGAY LẬP TỨC
- Mẹo chữa Trào Ngược Dạ Dày tại Nhà
Những lưu ý khi sử dụng lá mơ chữa bệnh dạ dày
Lá mơ là nguyên liệu khá dễ kiếm. Ở các vùng nông thôn thì loại cây này được trồng nhiều trong các khu vườn, dãy tường rào. Còn ở thành phố thì cũng mua được dễ dàng tại các khu chợ bán rau. Vậy nên có thể nói đây là một phương pháp hiệu quả rất dễ áp dụng. Nhưng để dùng lá mơ điều trị bệnh dạ dày cho kết quả tốt nhất thì cần lưu ý những điều sau đây:
- Không chỉ sử dụng lá mơ không, bạn còn cần kết hợp với việc thực hiện, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cùng với chế độ sinh hoạt, tập luyện hằng ngày nhằm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy bụng, chán ăn…
- Lá mặc dù dễ kiếm nhưng không loại trừ khả năng nó sử dụng các chất bảo quản hay chất hoá học gây hại để làm tươi mới. Vậy nên chúng ta cần lựa chọn những lá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch, an toàn. Nếu có điều kiện thì nên trồng tại vườn nhà, vì nó còn nhiều tác dụng khác kể đến tốt cho sức khoẻ cơ thể.
- Trước khi dùng nên nhớ rửa thật sạch. Tốt nhất là ngâm nó với nước muối loãng khoản 10-15 phút trước khi dùng để đảm bảo an toàn vệ sinh tốt nhất. Bởi vì nước muối loãng có tác dụng làm sạch bụi bẩn cũng như diệt khuẩn, loại bỏ các ký sinh trùng có hại bám trên lá.
- Cũng giống như đa số các mẹo dân gian khác thì người bệnh khi áp dụng phương pháp này cần có sự kiên trì. Vì cần một khoảng thời gian nó mới phát huy được hiệu quả. Hơn nữa hiệu quả nhiều hay ít lại cũng phụ thuộc một phần vào yếu tố cơ địa, mức độ nặng nhẹ của bệnh trên từng người.
- Mặc dù là thực vật quen thuộc, độ an toàn cao. Nhưng không loại trừ khả năng có một số người bị dị ứng với loại lá này. Nên trong quá trình sử dụng nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như nổi mề đay, ngứa ngáy, sưng môi, lưỡi… thì phải ngừng lại ngay. Có thể phải đến gặp bác sĩ nếu tình trạng diễn biến nặng.
Lời khuyên của chuyên gia
Trên thực tế các mẹo sử dụng lá mơ chữa bệnh về đau dày dày hầu hết chỉ được truyền miệng, cũng chưa có các nghiên cứu khoa học thật sự chứng minh về tỷ lệ hiệu quả của nó trên các đối tượng người bệnh. Bởi vậy mà theo các chuyên gia chúng ta chỉ coi đây là một biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không phải là phương pháp điều trị chính thức. Khi có bất cứ các biểu hiện của bệnh lý dạ dày như chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đau tức vùng thượng vị… thì việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là đến gặp bác sĩ. Bằng kinh nghiệm chuyên môn cũng các máy móc hiện đại sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây bệnh, tình trạng người bệnh. Từ đó đưa ra những hướng điều trị tốt và phù hợp nhất. Hơn nữa mẹo dân gian kia chỉ nên dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc. Còn các trường hợp như viêm loét dạ dày – tá tràng, đau bụng dữ dội, xuất huyết dạ dày… thì hiệu quả là không đáng kể.
Tác dụng của lá mơ với dạ dày cùng các mẹo chữa đã được chúng tôi viết rất chi tiết ở trên. Một điều đáng lo ngại hiện nay khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian đó chính là nguồn gốc nguyên liệu sử dụng, hàm lượng không rõ ràng. Cùng với đó là phản ứng cơ thể mỗi người đối với bài thuốc là khác nhau. Bởi vậy mọi người cần phải rất cẩn trọng khi điều trị theo phương pháp này.