Thực đơn cho người Đau Dạ Dày [5 Nguyên Tắc và 4 Nhóm thực phẩm tốt]

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Không phải người bệnh đau dạ dày nào cũng biết đâu là thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh lý của mình, nên ăn gì và kiêng ăn gì? Việc ăn uống một cách tuỳ tiện, thiếu tính khoa học khiến cho bệnh có nguy cơ càng nặng thêm. Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn cho người đau dạ dày dành cho mọi người:

Dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với người đau dạ dày

Việc xây dựng thực đơn dành riêng cho người bị đau dạ dày là một điều rất cần thiết. Bởi thông thường người mắc bệnh về tiêu hoá thường gặp khó khăn hơn trong việc ăn uống. Nhất là đa dày dày thì ăn không đúng cách càng làm cho tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Việc bổ sung những thực phẩm tốt cho tiêu hoá sẽ làm giảm gánh nặng cho dạ dày, việc tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn. Không những vậy nó còn góp phần làm tiết acid bởi các tế bào tại niêm mạc dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày mà chúng ta cần giải quyết.

Các thực phẩm được lựa chọn cần đảm bảo tốt cho dạ dày, giảm đau, đem lại nguồn dinh dưỡng tốt cho người bệnh phục hồi nhanh. Và còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế mà người bị đau dạ dày cần chú ý thực hiện việc xây dựng thực đơn một cách khoa học, có lợi cho sức khoẻ.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày

Trước khi xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày chúng ta cần nắm rõ các nguyên tắc. Biết được nên ăn gì, ăn như thế nào, từ đó mới lên được thực đơn thực tế cho các bữa ăn trong ngày. Các nguyên tắc cơ bản bạn cần biết đó là:

Sử dụng nhiều các loại thực phẩm tốt cho dạ dày

Các thực phẩm tốt cho dạ dày là thực phẩm có khả năng tăng cường hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh và phục hồi tốt các thương tổn trước đó. Thêm vào đó bạn nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng trung hoà acid dịch vị. Một số loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên cho biết rằng tốt cho người bị đau dạ dày bao gồm:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Rau xanh: Nhóm thực phẩm này rất giàu các chất xơ và magie, hỗ trợ đáng kể cho việc cải thiện chức năng tiêu hoá của dạ dày.
  • Thực phẩm chứa men Probiotic: Chủ yếu là sử dụng sữa chua. Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi, tốt cho quá trình tiêu hoá, khiến thức ăn vào dạ dày nhanh chóng được chuyển hoá và hấp thụ, giảm bớt thời gian tồn đọng trong dạ dày.
  • Thực phẩm có chữa Pectin: Hoạt chất này được tìm thấy trong nhiều loại quả như quả táo, dâu tây, ổi, lê… Nó giúp tăng lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh trong đường tiêu hoá.
  • Các loại ngũ cốc: Không nên bỏ qua nhóm thực phẩm ngũ cốc này với người bị đau dạ dày. Các loại hạt như yến mạch, lúa mì, đậu… trong thành phần có chữa hàm lượng chất xơ cao. Nó giúp củng cố đường tiêu hoá đồng thời trung hoà tốt lượng acid có trong dạ dày.
  • Các thực phẩm có tác dụng chống oxy hoá: Điển hình là nghệ, cà chua, đu đủ, bông cải xanh… Chức năng của nhóm thực phẩm này đó chính là tăng cường yếu tố bảo vệ của niêm mạc dạ dày.
  • Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin: Rất cần thiết việc bổ sung các loại vitamin như A, B, C, D, E… từ thực phẩm cho người bị đau dạ dày. Bởi nó có tác dụng là tái cấu trúc lại niêm mạc dạ dày vị trí tổn thương. Cùng với đó là nâng cao sức khoẻ cho cơ thể. Vitamin này có nhiều trong các loại hoa quả, rau xanh…
Các loại thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày
Các loại thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày

Dùng thực phẩm dễ tiêu hóa

Chuyên gia khuyên rằng người bị bệnh lý dạ dày nói riêng hay bệnh tiêu hoá thì nên chọn những loại thức ăn, thực phẩm dễ tiêu. Như vậy dạ dày sẽ bớt phải hoạt động nhiều để co bóp, nhào nặn và nghiền nát thức ăn khi vào đây. Những cơn đau dạ dày hay hiện tượng đầy chướng bụng cũng được cải thiện một cách đáng kể. Nhóm thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá được gợi ý đó là bơ, khoai lang, sữa chua…

Hạn chế thực phẩm gây hại cho dạ dày

Những thực phẩm gây hại cho dạ dày được định nghĩa là nhóm thực phẩm khó tiêu hoá, làm tăng cường yếu tố tấn công phá huỷ niêm mạc dạ dày. Nhóm này cần hạn chế tối đa sử dụng cho người bệnh, thậm chí là tốt nhất nên kiêng hoàn toàn trong thời gian bệnh đang diễn ra hoặc đang trong quá trình điều trị. Mục đích là giúp phục hồi tổn thương dạ dày, giảm đau một cách tốt nhất. Các thực phẩm có hại cho dạ dày cụ thể là:

  • Nhóm thực phẩm lên men: Các loại như dưa muối chua, cà muối chua, mắm tôm, mắm tép… Khi ăn vào đến dạ dày chúng có khả năng làm cho acid dạ dày bị biến đổi. Các chất hoá học sinh ra trong quá trình lên men còn gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của những người thường xuyên ăn nhóm thực phẩm này.
  • Đồ chiên rán, các chất kích thích, đồ lạnh: Dạ dày sẽ phải hoạt động một cách liên tục và mất nhiều thời gian mới có thể tiêu hoá được những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán. Các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, cồn… khiến cho dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn. Còn nhóm thực phẩm đông lạnh thì trong khi làm lạnh sẽ sản sinh ra nhiều các chất có hại trong đó có tác hại đối với dạ dày.
  • Đồ ăn cay nóng: Tuyệt đối không sử dụng đồ ăn cay nóng khi bạn đang điều trị bệnh đau dạ dày. Bởi đồ ăn này sẽ phá huỷ cấu trúc niêm mạc dạ dày mà gây tổn thương cho nó. Khi ăn đồ cay nóng bạn sẽ nhận thấy ngay là tình trạng đau dạ dày sẽ tăng lên.

Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

Một thói quen ăn uống khoa học là điều cần thiết cho những người đang bị đau dạ dày. Theo đó bạn cần biết những điều sau:

  • Ăn đủ 3 bữa/ ngày.
  • Không được bỏ bữa sáng, nên ăn sáng trước 8 giờ nhằm đảm bảo cho sức khoẻ dạ dày. Các bữa khác cũng nên ăn đúng giờ.
  • Không nên ăn quá no sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày.
  • Không để bụng quá đói. Lúc này dạ dày sẽ tiết acid khiến chúng ta có cảm giác đói cồn cào như tín hiệu nhắc nhở của cơ thể.
  • Với những người giảm cân có một suy nghĩ sai lầm đó chính là nhịn ăn để giảm. Nhưng đây là một phương pháp thiếu khoa học, gây hại cho sức khoẻ, tăng nguy cơ đau dạ dày.
Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, ăn đủ bữa, đúng giờ
Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, ăn đủ bữa, đúng giờ

Bổ sung đầy đủ nước

Cơ thể con người chứa đến 75% là nước. Chính vì thế nên có thể nói đây là chất vô cùng quan trọng và cực kì thiết yếu. Bởi vậy nên việc bổ sung đầy đủ nước hàng ngày là một điều mà bạn phải nhớ và thực hiện. Thời điểm uống nước tốt nhất là buổi sáng khi bạn mới ngủ dậy, cách bữa ăn sáng khoảng 1 tiếng. Không nên uống sau ăn vì nó sẽ hoà loãng dịch vị khiến dạ dày bị đau rát. Ngoài ra bạn còn có thể uống nước trái cây để vừa bổ sung nước lẫn vitamin cần thiết. Không uống các loại nước có ga vì nó có chứa hàm lượng acid, khi vào dạ dày sẽ tăng yếu tố tấn công, khiến tình trạng loét trở nên nghiêm trọng hơn. Tương tự đối với đồ uống có chứa cồn và chất kích thích.

Đau dạ dày nên ăn gì

Nguyên tắc thì đã rất rõ ở trên nhưng bạn có biết người đau dạ dày nên ăn gì không?  Hãy tham khảo những thực phẩm cùng những món ăn được gợi ý bởi các chuyên gia dinh dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng thực đơn cho người bị bệnh dạ dày dưới đây:

Những thực phẩm nên ăn

Người bị đau dạ dày nên ăn những loại thực phẩm như sau:

  • Gừng, nghệ: Đây là hai loại củ gia vị được dùng khá nhiều trong chế biến món ăn ở nước ta. Đối với người bị đau dạ dày thì nó lại đem tới những công hiệu tốt không ngờ. Bởi trong gừng nghệ có chứa nhiều hoạt chất giảm đau, kháng viêm, nhanh làm lành vết loét và trung hoà được lượng acid dư thừa trong dạ dày.
  • Táo: Trong táo có nhiều vitamin, protein giúp thúc đẩy tiêu hoá, cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu hay tiêu chảy. Bạn nên duy trì thói quen ăn 1-2 quả táo mỗi ngày để tốt cho tiêu hoá.
  • Chuối cũng là một loại quả được khuyên dùng cho người bị đau dạ dày. Chuối vừa dễ tiêu hoá lại còn cung cấp kali cho cơ thể. Chuối chín thì giảm co thắt, giảm cảm giác buồn nôn. Còn chuối xanh giảm tiêu chảy.
  • Sữa chua: Trong sữa chua là một hệ thống các lợi khuẩn tốt cho tiêu hoá, giúp cân bằng hệ vi sinh và giảm kích ứng niêm mạc dạ dày. Bởi thế nên mỗi ngày bạn nên ăn từ 1-2 hũ sữa chua để đạt được tác dụng trên.
  • Cơm trắng: Là một thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày nhưng chắc bạn không biết nó còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc, giảm kích ứng và trung hoà acid. Ngoài ra nó còn giúp hấp thụ những chất độc hại trong dạ dày. Nhưng bạn cũng không nên ăn cơm trắng quá khô hoặc phần cháy của nó.
  • Đu đủ: Trong loại trái cây này có chứa một chất gọi là papain, loại enzyme có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, nhuận tràng và cải thiện tình trạng táo bón.
Trong gừng, nghệ có chứa các hoạt chất có nhiều tác dụng tốt đối với người đau dạ dày
Trong gừng, nghệ có chứa các hoạt chất có nhiều tác dụng tốt đối với người đau dạ dày

Các loại cháo tốt cho người đau dạ dày

Cháo được biết đến là một loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Khi phối hợp với các loại nguyên liệu thực phẩm khác nhau lại cung cấp nguồn chất dinh dưỡng tốt khác cho cơ thể. Một số loại cháo gợi ý cho người bị đau dạ dày đó là:

  • Cháo bí đỏ đậu xanh: Cháo này có khả năng làm lành vết loét, chống nhiễm trùng và cung cấp chất xơ tốt cho tiêu hoá. Hương vị cháo thơm, ngon, dễ ăn, kích thích vị giác của người bệnh.
  • Cháo hạt sen: Loại này cũng có tác dụng kháng viêm mạnh đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình làm lành vết loét trong viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Cháo long nhãn: Long nhãn là một vị thuốc trong đông y có tác dụng bổ khí, lợi tiêu hoá. Cháo long nhãn có vị ngọt thanh, dễ ăn, hỗ trợ tốt cho tiêu hoá của người bệnh.
  • Cháo bắp cải tôm thịt: Món cháo này vừa bổ sung rau xanh lần chất đạm có trong thịt. Bắp cải có tác dụng tăng cường cho hệ thống lợi khuẩn có trong đường tiêu hoá. Nhờ vậy mà giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh dạ dày.
  • Cháo nấm hương cũng là một món cháo thơm ngon, thanh đạm dành cho những người đang bị đau dạ dày để hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.
  • Cháo gạo cao lương thịt dê: Trong món cháo này sẽ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như omega-3, protein, acid pantothenic…
  • Cháo dạ dày, lá lách heo: Món cháo này có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, nâng cao thể trạng và cung cấp năng lượng dồi dào để các cơ quan vận hành tốt hơn.

Người đau dạ dày ăn bánh gì

Một số loại bánh cũng đem lại những tác dụng có lợi cho người bị đau dạ dày được khuyến cáo như:

  • Bánh mì: Bánh mì có tác dụng hấp thụ acid dư thừa, ngăn chặn tình trạng vết loét trở nên nặng nề hơn. Ăn bánh mì cũng giúp bổ sung năng lượng cho một ngày. Bởi vậy đừng quên sắp xếp món ăn này vào trong thực đơn hàng ngày của người bị đau dạ dày.
  • Bánh quy giòn: Bánh này cũng có tác dụng tương tự giống như là bánh mì đối với người bệnh bị đau dạ dày. Bởi vậy mà để giảm đau nhanh chóng, hiệu quả người bệnh nên ăn ngay một chút bánh quy giòn.

Các món ăn khác

Những thực phẩm được kể trên đã khá đầy đủ để xây dựng một thực đơn cho những người bệnh đau dạ dày. Nhưng để hoàn chỉnh hơn và bổ sung được nhiều dưỡng chất hơn thì bạn có thể tham khảo một số nguyên liệu chế biến thêm dưới đây:

  • Cá hối: Trong loại cá này có chứa rất nhiều lượng omega-3 có tác dụng kháng viêm, chống oxy hoá giúp làm lành vết thương, tái tạo lại các tế bào bị tổn thương, nhanh chóng làm lành vết loét và hỗ trợ đáng kể cho quá trình tiêu hoá trong cơ thể.
  • Khoai tây: Thực phẩm này đem đến tác dụng trung hoà acid dịch vị trong dạ dày. Vì thế nên bạn có thể vân nhắc để bổ sung thêm vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Hạt lanh: Có một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn hạt lanh có tác dụng giảm đau dạ dày do cơ chế chống co thắt niêm mạc.
  • Bột yến mạch: Bột yến mạch thì lại có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống hiện tượng trào ngược.
Cháo là món ăn dễ tiêu hoá, có thể phối hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
Cháo là món ăn dễ tiêu hoá, có thể phối hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể

Một số thực đơn trong ngày gợi ý cho người đau dạ dày

Dưới đây là một số thực đơn gợi ý cho người đau dạ dày trong một ngày:

Thực đơn số 1

  • Bữa sáng lúc 7h bao gồm cháo thịt băm + 1 cốc sữa 200ml
  • Bữa trưa lúc 11h bao gồm cơm nấu nát + thịt băm sốt cà chua + trứng rán + bí đao luộc
  • Bữa nhẹ buổi chiều lúc 2h ăn hoa quả mềm như thanh long, chuối hoặc dưa hấu…
  • Bữa tối lúc 18h gồm cơm nấu nát + thịt băm viên hấp + cá kho + rau cải luộc.

Thực đơn số 2

  • Bữa sáng lúc 7h bao gồm phở thịt băm
  • Bữa trưa lúc 11h bao gồm cơm nấu nát + cá quả hấp sả + đậu phụ om cà chua + rau xu xu luộc
  • Bữa nhẹ buổi chiều lúc 2h ăn dưa hấu
  • Bữa tối lúc 18h gồm cơm nấu nát + thịt gà rang + canh bí đỏ

Thực đơn số 3

  • Bữa sáng lúc 7h bao gồm bánh mì + 1 cốc sữa 200ml có đường
  • Bữa trưa lúc 11h bao gồm cơm nấu nát + thịt lợn vai luộc + trứng gà luộc + rau cải xào
  • Bữa nhẹ buổi chiều lúc 2h ăn đu đủ
  • Bữa tối lúc 18h gồm cơm nấu nát + thịt bò kho nhừ + tôm rang + canh khoai tây hầm cà rốt

Thực đơn số 4

  • Bữa sáng lúc 7h bao gồm phở thịt băm
  • Bữa trưa lúc 11h bao gồm cơm nấu nát + đậu phụ sốt cà chua + cá quả hấp + rau luộc
  • Bữa nhẹ buổi chiều lúc 2h ăn hồng xiêm
  • Bữa tối lúc 18h gồm cơm nấu nát + trứng chiên + bí luộc

Thực đơn số 5

  • Bữa sáng lúc 7h bao gồm cháo đậu xanh nấu thịt băm hoặc tôm nõn
  • Bữa trưa lúc 11h bao gồm cơm nấu nát + thịt rang + rau củ luộc
  • Bữa nhẹ buổi chiều lúc 2h ăn táo xanh
  • Bữa tối lúc 18h gồm cơm nấu nát + cá kho + canh khoai tây hầm xương

Đây chỉ là một số gợi ý cho các bữa ăn trong một ngày. Mọi người có thể áp dụng theo hoặc biến hoá nó để các bữa ăn không bị nhàm chán và tạo cảm giác kích thích ngon miệng hơn cho người bệnh.

>>>Xem thêm

Đau dạ dày cần lưu ý điều gì

Như chúng ta đã biết vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với người bệnh, nhất là bệnh về tiêu hoá ra sao. Việc bổ sung những chất dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng, phục hồi bệnh lý nhanh hơn so với bình thường. Đối với những đối tượng này ngoài việc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày cụ thể cho từng bữa ăn thì chúng ta cũng cần lưu ý tới cách chế biến và một số điều dưới đây:

  • Với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày thì ưu tiên sử dụng các phương pháp chế biến là nghiền nát hoặc thái nhỏ trước khi đưa vào dạ dày. Bởi vì như vậy dạ dày có thể được giảm tải công việc nghiền nát, giảm tiết dịch vị, từ đó thời gian thức ăn qua dạ dày được rút ngắn hơn.
  • Thức ăn nên ăn lúc còn ấm nóng, ngay sau khi vừa chế biến là phù hợp nhất. Bởi ở nhiệt độ này thức ăn dễ được tiêu hoá hơn, không gây kích thích cho dạ dày. Nếu để lạnh, nguội thì khi qua đây dạ dày phải co bóp nhiều hơn, mạnh hơn, tiết dịch vị nhiều gây nặng tình trạng bệnh. Nhưng đồ ăn quá nóng thì lại gây bỏng, xung huyết niêm mạc.
  • Đồ ăn quá khô hay quá đặc khiến cho men tiêu hoá khó mà thấm sâu và phân huỷ được, dạ dày cần tăng tiết dịch vị nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn. Nhưng nếu quá lỏng thì men tiêu hoá sẽ bị pha loãng làm cho quá trình tiêu hoá kém đi. Vậy nên thức ăn trong bữa ăn cần kèm bổ sung thêm 100-200ml nước (nước canh hoặc nước khác).
  • Người bệnh hay kể cả người khoẻ thì cũng nên nhai chậm, nhai kĩ để nghiền nát thức ăn từ khoang miệng. Có như vậy mới giảm tải công việc cho dạ dày.
  • Không ăn quá nó vì sẽ khiến cho dạ dày bị quá tải. Nên chia nhỏ các bữa ăn. Việc chia nhỏ này đem đến tác dụng là trung hoà tốt hơn acid dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng các loại gia vị có tính chất cay nóng khi chế biến hoặc ăn kèm vì nó gây hại cho niêm mạc dạ dày.
  • Tuân thủ theo hướng điều trị của bác sĩ về việc sử dụng thuốc và cải thiện chế độ sinh hoạt một cách khoa học.

Đau dạ dày có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ chế độ ăn uống. Nên trong điều trị bệnh lý này người ta càng chú trọng hơn về việc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày. Trên đây là những chia sẻ quý báu của các chuyên gia, hy vọng sẽ giúp ích cho người bệnh nhanh chóng khoẻ lại.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *