Bữa sáng cho người Đau Dạ Dày [Gợi ý Thực đơn cho 1 TUẦN]

Các bạn có từng nghe qua câu “bữa sáng hãy ăn như hoàng đế, bữa trưa ăn như hoàng tử còn bữa tối ăn như một gã ăn mày”. Tức là bữa sáng là một bữa vô cùng quan trọng bạn không thể qua loa, nhất là không nên bỏ bữa. Đối với người bị đau dạ dày thì lại càng cần phải chú ý nhiều hơn. Vậy bữa sáng cho người đau dạ dày cần chú ý điều gì? Nên hay không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài đọc dưới đây:

Vai trò của bữa sáng đối với người bị đau dạ dày

Các cơ quan trong hệ tiêu hóa bao gồm dạ dày, ruột, gan, tụy… trong một ngày đều phải hoạt động co bóp một cách liên tục. Buổi sáng thức dậy sau một thời gian tối dài khoảng 5-7 tiếng, thức ăn trong dạ dày đã được tiêu hóa hết. Dạ dày ở trạng thái rỗng bạn sẽ cảm thấy đói bụng. Năng lượng cũng đã tiêu hao hết, bởi vậy mà cơ thể sẽ tiết ra dịch vị nhằm chuẩn bị cho sự tiêu hóa thức ăn vào bữa sáng. Rất cần một bữa sáng cho mọi người nói chung để có năng lượng cho buổi sáng, còn người đau dạ dày thì lại càng cần để dạ dày giảm tiết acid dịch vị. Nếu không ăn sáng thì lượng đường huyết trong cơ thể sẽ bị giảm, người mệt mỏi, không có sức lực để làm việc, tăng nguy cơ bào mòn niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến các bệnh lý như trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng…

Nguyên tắc xây dựng thực đơn bữa sáng của người đau dạ dày

Ăn bữa sáng đã quan trọng rồi nhưng nếu không biết ăn sao cho đúng cách, đúng loại thực phẩm thì nó cũng không đem lại sự hỗ trợ tích cực cho bệnh đau dạ dày. Việc xây dựng thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày là điều mà mọi người cần biết và nắm rõ. Nhìn chung là phải dựa theo nguyên tắc sao cho có lợi nhất cho hoạt động của dạ dày và giảm các triệu chứng của bệnh. Đó là:

  • Bổ sung đủ năng lượng cho một buổi sáng khoẻ mạnh: Bữa sáng là bữa khởi đầu ngày mới. Trước đó cơ thể đã tiêu thụ hết lượng thức ăn từ tối qua nên bữa ăn này hoàn toàn là cung cấp năng lượng cho ngày hoạt động mới. Dạ dày bị đau một phần sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá khiến người bệnh chán ăn, nhưng người bị đau dạ dày không nên vì thế mà bỏ bữa.
  • Ăn chín uống sôi: Đường tiêu hoá của người mắc bệnh tại dạ dày sẽ kém hơn so với người khoẻ mạnh bình thường, tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Do vậy trong mọi bữa ăn không chỉ là bữa sáng bạn cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
  • Lựa chọn những thức ăn dễ tiêu hoá: Các nguyên liệu như cá, trứng, rau xanh… khi chế biến thì thức ăn này rất dễ tiêu hoá. Vì thế nên giảm gánh nặng lên cho hoạt động tiêu hoá tại dạ dày. Nhất là vị trí xung huyết, loét…sẽ càng đau nhiều hơn khi dạ dày co bóp và làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Nhóm thực phẩm này đem lại lợi ích về cả mặt dinh dưỡng lẫn tốt cho hệ tiêu hoá.
  • Xây dựng thói quen ăn uống khoa học gồm có ăn đúng giờ giấc, ăn chậm nhai kĩ, không ăn quá khuya, không nhịn đói quá lâu hay ăn quá no. Tránh vận động và làm việc nặng nhọc khi vừa mới ăn xong. Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng.
  • Tốt nhất là kiêng được các thực phẩm có hại như thực phẩm khó tiêu hoá, đồ có vị mặn, quá chua, món ăn cay nóng, đồ ăn đóng hộp, thức uống có chứa cồn, ga hay đồ kích thích. Nó góp phần quan trọng hạn chế các triệu chứng trong đau dạ dày.
Bữa sáng cho người bị đau dạ dày cần đảm bảo tốt cho tiêu hoá, dạ dày và bổ sung đủ năng lượng
Bữa sáng cho người bị đau dạ dày cần đảm bảo tốt cho tiêu hoá, dạ dày và bổ sung đủ năng lượng

Người đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng để khoẻ cả ngày

Dựa theo 5 nguyên tắc xây dựng bữa sáng cho người đau dạ dày ở trên thì dưới đây là một số món ăn vừa bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng lại tốt cho tiêu hoá của người bệnh đó là:

Cháo

Cháo được chế biến từ gạo kết hợp cùng các nguyên liệu khác nhau như thịt, tôm, rau củ… Bởi vậy nói rằng ăn cháo thường xuyên nhưng khi bạn thay đổi các nguyên liệu thì món ăn này sẽ trở nên hấp dẫn mà không còn nhàm chán nữa. Gạo cùng thịt, rau củ đã được ninh nhừ nên khi xuống dạ dày cơ quan này sẽ không phải hoạt động quá nhiều, giảm áp lực lên thành dạ dày. Từ đó dạ dày không co thắt nhiều, hạn chế sự xuất hiện của các cơn đau. Cháo khi vào trong dạ dày cũng góp phần tráng một lớp màng bao bọc lên bề mặt niêm mạc, ngăn cản sự tiếp xúc của acid ăn mòn niêm mạc, giảm sự hình thành các vết xung huyết hay loét. Ngoài các nguyên liệu đi kèm thì bạn có thể cho thêm các loại gia vị như tía tô, hành lá hay hạt sen để làm gia tăng khẩu vị.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
Cháo là món ăn dễ tiêu hoá, có thể phối hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
Cháo là món ăn dễ tiêu hoá, có thể phối hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể

Món canh

Một món ăn giàu dinh dưỡng nữa bạn có thể thêm vào thực đơn buổi sáng cho những người đang bị đau dạ dày đó là món canh. Món này thì ở dạng nước là chính nên dạ dày hầu như không cần phải co bóp quá nhiều, hệ tiêu hoá không cần gồng mình để thực hiện chức năng của nó. Bởi vậy mà các chất dinh dưỡng hầu như được hấp thụ hết mà không bị lãng phí. Món canh sẽ bù nước, bù muối khoáng, cải thiện tốt cho những người đang có các triệu chứng rối loạn tiêu hoá đi kèm như nôn, tiêu chảy.

Sữa tươi cùng một vài món ăn nhẹ

Nói đến thực phẩm nào có giàu chất dinh dưỡng nhất thì không thể không kể đến sữa. Sữa tươi hay sữa công thức đều rất tốt cho dạ dày, hầu hết đều có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá tốt. Trong sữa có đủ protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất… Uống sữa tươi mỗi sáng sẽ giúp các vết loét nhanh hồi phục. Nhưng bạn cũng cần phải biết uống đúng cách. Phải ăn nhẹ một chút gì đó trước khi uống sữa, nếu không sẽ càng làm bệnh đau dạ dày nặng hơn.

Bánh mì với trứng

Đây là hai nguyên liệu khá phổ biến với sữa sáng của mọi người. Một lát bánh mì kẹp thêm trứng rán hoặc ăn cùng trứng ốp la là đủ dinh dưỡng cho hoạt động cả một buổi sáng đầy hăng say mà không lo thiếu năng lượng. Bánh mì cũng là thực phẩm rất tốt cho dạ dày. Thành phần chính của nó là tinh bốt, cấu trúc lỗ giúp cho việc thấm hút nước của bánh mì rất tốt. Bởi vậy mà khi vào dạ dày nó sẽ thấm hút hết acid dự thừa, làm cải thiện nhanh chóng các tình trạng bệnh lý của đau dạ dày như đau bụng, nóng rát thượng vị, ợ chua… Còn trứng thì bổ sung thêm dinh dưỡng cho bữa sáng.

Thực phẩm giàu tinh bột

Ngoài bánh mì thì thực phẩm giàu tinh bột khác cũng là những lựa chọn bạn có thể thưởng thức vào bữa sáng và giúp cho bệnh đau dạ dày ổn định hơn. Cụ thể là khoai lang, khoai tây, bánh quy, cơm… Nó cũng mang lại lợi ích giống như bánh mì là thấm hút tốt acid dạ dày. Ngoài ra mặc dù là dạng thực phẩm đặc nhưng đều là các loại dễ tiêu hoá, giảm nguy cơ khó tiêu dẫn đến đầy bụng, chướng hơi.

Bổ sung tinh bột vào bữa sáng giúp việc tiêu hoá đầu tiên trong ngày diễn ra thuận lợi hơn, cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho các hoạt động diễn ra. Nhưng nếu bạn vừa mới bị nôn sau vài giờ hoặc đang có cảm giác buồn nôn thì tránh nhóm thực phẩm này ra bởi vì dạng đặc thường khó tiêu hoá hơn so với dạng lỏng. Lúc đó cần ưu tiên dạng lỏng như cháo hoặc canh đã kể trên là tốt nhất.

Món Soup

Món này được chế biến cũng vô cùng đơn giản, thích hợp cho một bữa ăn sáng nhẹ nhàng nhưng giàu dưỡng chất. Nguyên liệu có thể chọn khá phong phú gồm có trứng, thịt gà, rau củ các loại… Đem sơ chế các nguyên liệu rồi cho vào nước dùng đun chín nhừ, hoà bột năng và đổ vào từ từ đồng thời khuấy sao cho nước trở nên sền sệt lại vừa độ là được. Có một lưu ý nhỏ là thường mọi người nấu soup sẽ cho thêm các loại nấm vào để có hương vị thơm ngon hơn. Nhưng người bệnh dạ dày không nên ăn nấm vì món này khá khó tiêu, sẽ có cảm giác đầy bụng trong một thời gian sau khi ăn. Bởi thế nên hãy loại trừ nấm ra khỏi nguyên liệu chế biến soup. Thức ăn dạng lỏng này là một lựa chọn khá an toàn, bởi nó không tác động và cũng chẳng kích thích đến vết loét.

Món soup vừa dễ ăn lại giàu dinh dưỡng với sự phối hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau
Món soup vừa dễ ăn lại giàu dinh dưỡng với sự phối hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau

Sữa chua và thực phẩm giàu probiotic

Mặc dù sữa chua có vị chua nhưng thực tế đó là vị của acid lactic. Đây là acid cực yếu, không làm thay đổi độ pH có trong dạ dày nên bạn không lo về tình trạng acid cộng gộp tại đây. Các nhà khoa học cũng chứng minh được probiotic có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ tiệu hoá trong hệ thống đường tiêu hoá của chúng ta. Vậy nên việc sử dụng sản phẩm có chứa probiotic hỗ trợ rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng đau dạ dày cũng như phòng tái phát hiệu quả. Ăn sữa chua còn có hệ lợi khuẩn hữu ích giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn tốt hơn, tránh tình trạng khó tiêu.

Rau củ, hoa quả có ít chất xơ

Chúng ta luôn biết rau củ và hoa quả là hai loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng mà nó cũng đem đến nguồn chất xơ hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả. Nhưng với người đau dạ dày thì chúng ta nên lựa chọn loại có ít chất xơ hơn để không tạo quá nhiều gánh nặng khi phải co bóp quá nhiều. Thay vào đó chúng ta nên chọn loại có ít chất xơ và mềm.

Gợi ý một số thực đơn cho bữa sáng cho người đau dạ dày

Để không bị lặp đi lặp lại các bữa sáng với những nguyên liệu trên một cách nhàm chán thì bạn có thể tham khảo thực đơn cho 7 ngày trong một tuần với các món ăn sáng vừa đảm bảo đúng nguyên tắc lại giàu dinh dưỡng được thiết kế như sau:

Bữa sáng thứ nhất:

  • Cháo thịt bằm nấu nhừ
  • Nước táo ép
  • Một hũ sữa chua

Bữa sáng thứ hai:

  • Bánh mì kẹp thịt nạc, thêm rau xanh vào.
  • Một trái chuối
  • Một ly sữa tưới 200ml
Đừng quên bổ sung thêm một ly sữa giàu dinh dưỡng cho một ngày mới năng động
Đừng quên bổ sung thêm một ly sữa giàu dinh dưỡng cho một ngày mới năng động

Bữa sáng thứ 3:

  • Cháo cá thu
  • Một hũ sữa chua
  • Một ly nước ép ổi

Bữa sáng thứ 4:

  • Một bát soup thịt gà
  • Môt ly sinh tố bơ

Bữa sáng thứ 5:

  • Soup bí đao
  • Một hũ sữa chua
  • Quả việt quất hoặc cherry

Bữa sáng thứ 6:

  • Ngũ cốc trộn sữa tươi
  • Một chùm nho

Bữa sáng thứ 7:

  • Cháo bí đỏ nấu thịt bằm
  • Một ly nước ép
  • Một vài miếng đu đủ
Sinh tố bơ thơm ngon tốt cho người đau dạ dày
Sinh tố bơ thơm ngon tốt cho người đau dạ dày

>>>Xem thêm

Ăn bữa sáng như thế nào là đúng cách

Ăn đúng loại thực phẩm tốt, tránh xa những thực phẩm có hại cho dạ dày vẫn chưa đủ, bạn còn cần phải biết ăn đúng cách để đảm bảo tốt cho dạ dày và đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng tốt nhất. Theo đó khi chuẩn bị bữa sáng thì bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Như đã nói ở trên thì nên tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi.
  • Ăn chậm và nhai kĩ. Nó sẽ giúp giảm sự hoạt động của dạ dày, giảm áp lực cho cơ quan này. Vì thế mà giảm triệu chứng đau một cách nhanh chóng.
  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh những căng thẳng, stress vì đây chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường thấy đối với người bị đau dạ dày.
  • Khi mới ăn xong nên ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để dễ tiêu, Tránh việc nằm luôn hay làm các công việc nặng nhọc khác.
  • Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày. Vì thế tốt nhất bạn không nên ăn các loại này. Thức ăn ấm là tốt nhất cho cơ quan tiêu hoá, vừa làm êm dịu sự co thắt vừa dễ tiêu.
  • Không ăn quá ít vì sẽ không đủ năng lượng hoạt động. Ăn quá nhiều thì gây ấm ách bụng, tiêu hoá cũng bị trì trệ lâu hơn.
  • Tuyệt đối không được bỏ bữa ăn sáng vô cùng quan trọng này.
  • Kết hợp ăn uống với việc duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ tổng quát, tăng cường sự tiêu hoá của dạ dày từ đó giúp cơ thể khoẻ mạnh, khoan khoái hơn.
  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn hoặc quá mặn sẽ gây nên sự khó tiêu tại dạ dày. Bụng bạn sẽ cảm thấy ấm ách, khó chịu nếu sáng ăn những đồ như vậy.
  • Các thực phẩm như hành, giá đỗ, hệ khi ăn sẽ sinh hơi gây đầu chướng.
  • Hạn chế ăn các loại bún, mì tôm, xôi hay phở vào buổi sáng vì rất khó tiêu.

Hy vọng qua bài viết trên quý bạn đọc đã biết được làm cách xây dựng thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày một cách khoa học nhằm mục đích cải thiện triệu chứng bệnh một cách hiệu quả. Từ đó phối hợp với thay đổi lối sống sinh hoạt, giải quyết vấn đề tâm lý cùng với sử dụng thuốc điều trị đúng liệu trình thì chắc chắn bệnh này sẽ được kiểm soát tốt, người bệnh được sống vui và thoải mái hoạt động.

Đánh giá nội dung