Nước tiểu màu VÀNG và những cảnh báo về sức khoẻ

Bạn có thắc mắc tại sao nước tiểu màu vàng và những bất thường từ màu sắc nước tiểu có nguyên nhân từ đâu? Đây là một dấu hiệu giúp chỉ điểm sức khoẻ cơ thể có giá trị vô cùng quan trọng.

Thế nào là nước tiểu bình thường

Nước tiểu được biết đến là một trong các sản phẩm bài tiết của cơ thể ở dạng dung dịch, được thải trừ ra ngoài qua đường niệu đạo. Thành phần chính của nước tiểu bao gồm:

  • 90-95% là nước.
  • Khoảng 5% là các vật chất khô.
  • Một lượng nhỏ là các ion vô cơ như Na+, K+, Ca++, NH4+, Cl-…
  • Các hợp chất hữu cơ là creatinine, ure, acid uric, các acid amin,..
  • Các hormon, enzyme, vitamin…

Ở người bình thường thì nước tiểu sẽ có màu trong hoặc hơi vàng nhạt, mùi khai đặc trưng (do có chứa NH4+). Do nhiều các yếu tố khác nhau dẫn đến tình trạng màu sắc của nước tiểu sẽ bị thay đổi. Có nguyên nhân lành tính cũng có nguyên nhân bệnh lý. Các màu sắc nước tiểu khác mà chúng ta có thể bắt gặp như màu hổ phách, màu cam, màu nâu, màu đỏ, màu xanh…

Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt hoặc sắc trong
Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt hoặc sắc trong

Tại sao nước tiểu lại có màu vàng

Chắc hẳn chúng ta sẽ có thắc mắc rằng nước tiểu màu vàng là nguyên nhân do đâu. Điều này được giải thích khá đơn giản. Hồng cầu là một thành phần quan trọng của máu, trong quá trình nó thoái hoá sẽ sản sinh ra một sản phẩm gọi à Bilirubin. Chất này tiếp tục thoái hoá sẽ thành Urobilinogen, chất này có màu vàng. Một số lượng ít Urobilinogen sẽ được thải ra ngoài thông qua thận, khi hoà tan trong nước được đào thải sau quá trình lọc và tái hấp thu tại thận sẽ tạo thành nước tiểu có màu vàng mà chúng ta vẫn thường thấy.

Màu sắc vàng này có thể bị thay đổi tỳ vào nồng độ Urobilinogen và lượng dung dịch trong nước tiểu. Khi có càng nhiều Urobilinogen và dung dịch nước ít thì nước tiểu sẽ càng sẫm màu. Còn dung dịch nước nhiều, nồng độ Urobilinogen thấp thì nước tiểu chỉ có màu vàng nhạt hoặc chỉ có màu trong.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Các yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới màu sắc nước tiểu

Theo các chuyên gia thận – tiết niệu thì có khá nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu. Trong số đó có trường hợp là hiện tượng sinh lý như uống quá nhiều hoặc quá ít nước, sử dụng thực phẩm có chất tạo màu. Nhưng lại còn có những nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh lý của cơ thể tại thận hoặc cơ quan khác liên quan.

Lượng nước trong cơ thể

Nước chiếm đến 90-95% thể tích của nước tiểu và nó góp phần quyết định đến màu sắc của loại chất lỏng này. Lượng nước trong nước tiểu càng nhiều thì màu sác của nó càng nhạt và trong. Rất dễ nhận thấy khi bạn uống ít nước thì sẽ ít bị đi tiểu cũng như lượng nước tiểu ít, có màu sẫm hơn so với bình thường. Hay bạn ngủ buổi tối, sáng hôm sau nước tiểu cũng có màu vàng đậm. Mỗi ngày một người nên bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước mới đảm bảo các hoạt động sống trong cơ thể được diễn ra một cách thuận lợi. Không đủ nước bạn sẽ có các biểu hiện như háo nước, khô miệng, họng, mệt mỏi, táo bón, da khô, cơ thể mệt mỏi… Việc nước tiểu ít cũng khiến cho nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu  như viêm nhiễm, nhiễm trùng… tăng.

Những nguyên nhân gây mất nước có thể là:

  • Tập thể dục thể thao, lao động vất vả khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi
  • Sốt cao
  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa

Việc mất nước quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như sock mất nước, phù não, động kinh, suy thận cấp, hôn mê hay nặng nhất là tử vong.

Cách bù nước trong từng trường hợp mất nước cho từng đối tượng cụ thể là khác nhau:

  • Khi bị mất nước nhẹ bạn có thể tự bổ sung bằng cách uống nước bình thường. Có thể bổ sung cả vitamin với các loại nước trái cây.
  • Mất nước mức độ vừa: Ở mức độ này thì ít nhiều cũng sẽ mất cả các chất điện giải. Bởi vậy khi bổ sung cần lưu ý thành phần này. Chúng ta phải bù nước và cả điện giải bằng dung dịch osezol. Pha theo đúng tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, uống thay nước.
  • Mất nước mức độ nặng: Trường hợp này phải được xử trí tại bệnh viện. Khi này các bác sĩ sẽ bổ sung nước và điện giải thông qua đường truyền tĩnh mạch. Các bác sĩ sẽ dựa vào lượng nước tiểu trong 24h để biết đã bù đủ lượng dịch hay chưa.
Nước tiểu màu cam là hiện tượng nước tiểu sẫm màu hơn so với bình thường
Nước tiểu màu cam là hiện tượng nước tiểu sẫm màu hơn so với bình thường

Các thực phẩm có chứa chất tạo màu

Trong một số loại thực phẩm sẽ có chứa thành phần chất tạo màu hoặc các tiền chất. Khi đi vào cơ thể qua đường ăn uống, theo dây chuyền các chuyển hoá và sau đó sẽ để lại màu sắc qua nước tiểu. Một số thực phẩm khi ăn vào sẽ tạo màu nước tiểu đặc trưng như:

  • Nước tiểu có màu cam khi ăn các thực phẩm giàu beta – caroten bao gồm cà rốt, củ cải đường đỏ, kẹo có màu cam, các loại đồ uống chứa màu tổng hợp có sắc cam như sting, fanta…
  • Nước tiểu có màu đỏ: Thường thấy sau khi ăn một số thực phẩm như củ dền đỏ, quả việt quất…
  • Nước tiểu có màu nâu sẫm khi bạn ăn quá nhiều các loại quả đậu đại hoàng, nha đam, fanva…

Trong trường hợp này cần chú ý để phân biệt với nước tiểu đổi màu do mắc bệnh lý. Chúng ta cần cân nhắc lại lịch sử ăn uống của bản thân xem trước đó có sử dụng những thực phẩm như kể trên hay không. Thường thì khi không sử dụng nữa, màu sắc nước tiểu sẽ trở lại như cũ. Đây là một trong những cách phân loại tốt nhất.

Thực tế thì việc thực phẩm làm thay đổi màu sắc nước tiểu không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Vì thế bạn chỉ cần chắc chắn việc thay đổi này từ thực phẩm thì cũng có thể yên tâm, và ngừng hay hạn chế dùng là do sở thích cá nhân.

Thuốc uống làm thay đổi màu sắc nước tiểu

Một số loại thuốc khi vào cơ thể cũng gây ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu. Vì thế nếu bạn phát hiện ra điều bất thường kèm theo đang dùng thuốc kê đơn thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ đang điều trị về tình trạng này. Bác sĩ sẽ là người cân nhắc giữa tác dụng và tác dụng phụ không mong muốn để quyết định bạn có nên tiếp tục uống hay thay đổi loại thuốc khác. Một số nhóm thuốc, loại thuốc cho màu sắc nước tiểu đặc trưng như:

  • Nước tiểu loãng: Thuốc lợi tiểu…
  • Nước tiểu màu sẫm: thuốc nhuận tràng, thuốc Azulfidine (Sulfasalazine), Rifampin (Rifadin, Rimactane), thuốc hoá trị, Pyridium, Uristat hay các loại thuốc có chứa thành phần phenazopyridine, vitamin B, vitamin C liều cao, beta – caroten…
  • Nước tiểu màu nâu sẫm: metronidazole (Flagyl) và chloroquine (Aralen)

Mắc các bệnh lý

Điều đáng lo ngại nhất là nước tiểu màu vàng nhạt là bình thường. Nhưng khi bị thay đổi màu sắc thì nó chính là một dấu hiệu cảnh báo về sức khoẻ của cơ thể. Rất nhiều các bệnh lý tại thận hay các cơ quan khác cũng có liên quan đến vấn đề này. Một vài trường hợp cụ thể như sau:

  • Các bệnh lý về gan mật sẽ làm tăng đào thải urobilinogen khiến cho nước tiểu càng có màu vàng sậm hơn. Ngoài ra nó còn biểu hiện thêm các triệu chứng khác nữa như vàng da, vàng mắt, ăn kém, phân nhạt, đau bụng, ngứa…
  • Bệnh lý tại thận như viêm, nhiễm trùng sẽ làm nước tiểu có màu vàng sẫm.
  • Nước tiểu có màu hồng sẽ cảnh báo các tổn thương như bệnh phì đại tiền liệt tuyến, sỏi thận, u bàng quang, u tại thận, nhiễm trùng gây ra tình trạng tiểu máu nên nước tiểu mới có màu sắc như vậy.
  • Rối loạn chuyển hóa Porphyrin là một bệnh di truyền của máu làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp của nhân heme (yếu tố tạo màu đỏ cho máu). Nó gây ra tình trạng tích tụ các hoá chất tự nhiên khiến cho nước tiểu có màu nâu hoặc màu ri.
  • Nước tiểu màu trắng đục có thể là do tình trạng nhiễm trùng nặng đường tiểu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận hay các bệnh mạn tính khác. Còn có trường hợp khác cũng cho màu sắc nước tiểu này đó chính là lậu, nhiễm Chlamydia, lao thận. Có thể còn có lẫn mủ.
  • Nước tiểu màu xanh cảnh báo về nhiễm khuẩn proteus, đây là một dạng nhiễm khuẩn do sỏi thận gây ra.
Bảng phân loại màu sắc nước tiểu
Bảng phân loại màu sắc nước tiểu

Cần phải làm gì khi màu sắc nước tiểu bất thường

Mỗi người cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sức khoẻ để có thể phát hiện sớm những bệnh lý bất thường. Nước tiểu là chất bài tiết cuối cùng của cơ thể, thông qua nhiều chuyển hoá khác nhau. Bởi vậy từ đây người ta có thể đánh giá được phần nào đó các bệnh lý về tuần hoàn, gan, thận, bàng quang… Sau khi loại bỏ các bất thường lành tính gây ra do việc uống nước không đủ, do thực phẩm thì các trường hợp còn lại chúng ta nên đến gặp bác sĩ để sớm đưa ra các phương hướng xử trí sớm. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh, thăm khám và thực hiện các xét nghiệm đánh giá.

>>>Xem thêm

Đánh giá nước tiểu qua các chỉ số xét nghiệm quan trọng

Để đánh giá nước tiểu bình thường hay bất thường ngoài việc quan sát màu sắc của nước tiểu, mùi thì sẽ phải dựa vào các chỉ số xét nghiệm. Các chỉ số này sẽ phản ánh một cách khách quan tình trạng cơ thể bạn. Có 10 chỉ số mà chúng ta cần quan tâm nhất trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu bao gồm:

  • Chỉ số bạch cầu (LEU): Bình thường trong nước tiểu sẽ không xuất hiện bạch cầu hoặc nếu có chỉ số sẽ là khoảng 10-25 Leu/ UL. Khi bạch cầu xuất hiện vượt quá chỉ số cho phép sẽ phản ánh sự có mặt của vi khuẩn trong các bệnh lý nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng tiết niệu.
  • Chỉ số Nitrit (NIT): Bình thường cũng không có Nitrit trong nước tiểu. Nếu trong nước tiểu có vi khuẩn Gram âm nó sẽ khiến nitrat phản ứng tạo thành nitrit. Chỉ số bình thường là Nitrit < <0.06 mg/dL còn dương tính khi NIT ≥ 0.06 mg/dL..
  • Protein (PRO): Do màng lọc cầu thận không cho phép các protein có trọng lượng phân tử lớn hơn đi qua nên bình thường chúng ta không thấy hoặc chỉ thấy một lượng ít trong nước tiểu. Chỉ số cho phép: trace (vết); ≤ 10 mg/dL hoặc ≤ 0.1 g/L. Negative khi 0.0 – 4.0 mg/dL. Còn PRO sẽ dương tính trong các trường hợp bệnh thận, nhiễm trùng đường tiểu, tiền sản giật, suy tim sung huyết…
  • Glucose (GLU): Xét nghiệm Glucose trong nước tiểu dựa trên phản ứng đặc hiệu glucose oxidase/peroxidase. Chỉ số bình thường là 0-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Để chẩn đoán xác định bệnh lý đái tháo đường cần làm thêm xét nghiệm đường huyết lúc đói.
  • Cetonic (KET): Chỉ số Ceton cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Thông thường sẽ không có KET trong nước tiểu. Kết quả dương tính cho thấy nguy cơ bị tiểu đường cao. Còn kết quả âm tính có tính đặc hiệu cao nên không lo về trường hợp dương tính giả.
  • Urobilinogen (URO): Đây là sản phẩm chuyển hoá của Bilirubin, xuất hiện trong nước tiểu với nồng độ thấp, tạo màu vàng cho nước tiểu. Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. Nếu có kết quả dương tính thì chúng ta cần làm thêm xét nghiệm đánh giá chức năng gan mật.
  • Bilirubin: Chất này có thể chui qua màng lọc cầu thận. Sự hiện diện của nó trong nước tiểu là bất thường. Điều này  cho thấy nguy cơ về bệnh tại gan và hệ dẫn mật. Chỉ số cho phép: ≤ 0.2 – 0.4 mg/dL hoặc ≤ 3.4 – 6.8 mmol/L.
  • Hồng cầu ( BLOOD ): Trong nước tiểu bình thường của người khoẻ mạnh sẽ không có thành phần hồng cầu. Nếu như xét nghiệm thấy chứng tỏ bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc bệnh tại thận. Với những người có nguy cơ cao nếu xét nghiệm âm tính thì cần thực hiện lại nhiều lần để khẳng định chính xác.
  • Tỷ trọng nước tiểu: Đây là chỉ số giúp đánh giá khả năng pha loãng và cô đặc của thận. Tỷ trọng bình thường là 1.005-1,030. Khi tỷ trọng tăng nghĩa là nước tiểu đang bị cô đặc, thường gặp trong các bệnh như đái tháo đường, nôn nhiều, tiêu chảy cấp, sốt… Còn tỷ trọng giảm là sự thừa nước trong các bệnh hội chứng Aldosterone, bệnh suy chức năng thận…
  • pH nước tiểu: bình thường nằm trong giới hạn 5,0-7,0. Nước tiểu kiềm khi pH> 7,0 có thể do họ ăn nhiều rau hay mắc các nhiễm trùng đường tiết niệu. Còn nước tiểu toan khi pH< 5,0 thì gặp trong trường hợp ăn nhiều thịt, vận động cơ bắp nhiều, người bị tiêu chảy cấp, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hoá trong đái tháo đường…

Nước tiểu màu vàng nếu kèm theo các triệu chứng bất thường như tiểu buốt, tiểu rắt thì cũng không cần quá lo lắng. Nhưng khi xuất hiện màu sắc bất thường mà kèm theo các triệu chứng đặc trưng thì chúng ta nên cẩn thận.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *