Những giai đoạn đầu đời của các em bé sơ sinh đều rất quan trọng bởi ở độ tuổi này rất dễ gặp các vấn đề về sự phát triển không đồng đều từ chế độ phát triển chiều cao, cân nặng, trí tuệ, ngôn ngữ… cho đến những dị tật bẩm sinh do ba mẹ truyền lại. Tuy nhiên ở độ tuổi này nếu chú ý theo dõi quan sát và phát hiện sớm những vấn đề trên để kịp thời can thiệp điều trị sớm thì khả năng phục hồi sẽ rất cao. Do đó mà vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh là một phương pháp vô cùng cần thiết vào lúc này, một phương pháp tuy đơn giản nhưng rất cần sự kiên trì từ những người nuôi dưỡng và chăm sóc đứa trẻ.
Nội dung bài viết
Những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh cần vật lý trị liệu
Hiện nay trên thế giới có tỉ lệ trẻ sơ sinh bị mắc các chứng do dị tật bẩm sinh, các chứng chậm phát triển và một số bệnh lý khác rất cao. Không những thế mà càng theo thời gian tỉ lệ này ngày càng tăng, đặc biệt là những quốc gia dân trí thấp còn nghèo nàn lạc hậu về kinh tế hoặc hệ thống y tế kém phát triển. Không phát hiện kịp thời và không lường trước được các biến chứng nguy hiểm sau này để lại những hậu quả lớn cho tương lai của các bé. Một số những vấn đề ở trẻ cần can thiệp vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt như:
Trẻ bị bại não
Bại não là một hội chứng do các vấn đề về não mà nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ. Bệnh này tác động lên hệ thống điều khiển vận động cơ thể ở não gây chậm phát triển về vận động, các phản xạ thần kinh, và thay đổi trương lực cơ tùy thuộc vào những phần nào của não có vấn đề. Các hội chứng trong bại não như hội chứng co cứng, hội chứng múa vờn hoặc loạn vận động, hội chứng thất điều và hội chứng hỗn hợp, trong đó hội chứng co cứng thường hay gặp nhất và chiếm khoảng 70 % các trường hợp bại não.
Bệnh có thể xuất hiện trước khi sinh hoặc sau sinh, tuy nhiên có một số trường hợp rất bình thường sau sinh như vì một lý do nào đó là nguyên nhân gây nên sự ảnh hưởng lên vùng não không thể phát hiện được sớm mà càng về sau mới biểu hiện bệnh rõ ràng.
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Đây là một hội chứng gây nên sự khiếm khuyết về phát triển trí não ở trẻ. Thường ở giai đoạn sơ sinh rất khó phát hiện bởi các khả năng như nghe, nói và hiểu của trẻ vẫn chưa được phát triển mà cần khoảng gần 2 năm tuổi mới phát hiện rõ được.
Thường những đứa trẻ bị chậm phát triển về trí tuệ chúng vẫn có thể hoạt động được thường ngày, học được các kỹ năng mới tuy nhiên thời gian sẽ lâu hơn và không bằng được với những đứa trẻ bình thường. Những tình huống đơn giản hay những kích động bình thường cũng có thể làm cho trẻ trở nên mất kiểm soát các hành vi của mình do chúng không hiểu hoặc chưa đủ tư duy để suy nghĩ về vấn đề đó.
Trật khớp háng bẩm sinh
Đây là một tình trạng đầu chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên không khớp một cách chính xác với ổ khớp của xương chậu mà bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Tình trạng này rất dễ phát hiện ở giai đoạn sơ sinh do chúng ta có thể thấy được sự bất thường này bằng mắt nhìn.
Hoặc nếu chưa thấy rõ ràng mà nghi ngờ thì nên đưa trẻ đi khám bác sỹ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện muộn hoặc không điều trị thì sau này sẽ ảnh hưởng tới việc đi lại của trẻ. Hầu hết các trường hợp tuân thủ đúng và đủ thời gian điều trị có thể khỏi hoàn toàn mà không cần đến ngoại khoa. Vì vậy cần vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh sớm.
Chân bị vòng kiềng
Là một tình trạng chân khi đứng thẳng hai đầu gối nghiêng ra ngoài tạo khoảng cách giữa hai chân và trông giống với hình chữ O. Việc chân bị vòng kiềng tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ sau này.
Vẹo cổ bẩm sinh do hóa cơ ức đòn chũm
Đó là hiện tượng sai tư thế của bào thai khi vẫn còn trong tử cung hoặc gặp tai biến trong lúc sinh cơ ức đòn chũm bị xơ hóa một phần dẫn tới vẹo cột sống cổ. Hậu quả là làm hạn chế tầm vận động của cột sống cổ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động sau này.
>>>Xem thêm
Tầm quan trọng của vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh khi gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe
Điều trị các vấn đề trên cho trẻ sơ sinh ngoài sự phối hợp của nhiều các chuyên ngành khác nhau thì sự hợp tác của trẻ và gia đình có kiên trì tích cực tập luyện hàng ngày hay không lại cho một kết quả khác. Các bài tập vật lý trị liệu tuy không thể giúp được đứa trẻ giống với như những đứa trẻ bình thường khác nhưng nó có thể giúp trẻ đạt được tối đa những mục đích của cuộc điều trị.
Các tình trạng thường gặp nhất là trẻ bị khuyết tật về vận động, trí não và một số bệnh lý bẩm sinh khác, sau khi được điều trị xong thì việc duy trì ổn định bệnh không tái lại là rất quan trọng.
Điều quan trọng thứ hai đó là sự tin tưởng và quyết tâm của người chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Nếu họ có sự quyết tâm, kiên trì tập luyện hàng ngày cho đứa trẻ thì khả năng phục hồi và tiến tiển rất nhanh, thông thường ở những giai đoạn đầu của tập luyện nhiều người sẽ gặp khó khăn chưa thấy được hiệu quả trước mắt nên rất hay cảm thấy bất lực, chán nản mà mất đi sự quyết tâm ban đầu. Nhưng một khi tập luyện bắt đầu có sự tiến triển, đứa trẻ dần có sự tiến bộ lớn hơn thì chúng sẽ bớt lệ thuộc nhiều vào người khác, từ đó cũng giảm được gánh nặng cho người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.
Các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh rất đơn giản, dễ tập vì vậy mà người thực hiện tập cho trẻ sẽ ít gặp khó khăn hơn trong quá trình luyện tập, đồng thời có thể tập ở bất cứ đâu bất cứ thời gian rảnh lúc nào.
Vậy để tập vật lý trị liệu như thế nào cho đúng và hiệu quả thì phần tiếp theo là một số động tác, bài tập tiêu biểu của một vài bệnh hay gặp ngoài đời sống mà chúng tôi sưu tầm giúp hỗ trợ cho trẻ sơ sinh phục hồi ổn định và đem lại kết quả cao sau tập luyện.
Một số bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh
Các bài tập cho trẻ bị bại não
- Bài tập tạo thuận nâng đầu bằng tay: mục đích của bài tập làm khỏe các cơ duỗi vùng cổ và cơ thân mình.
Cách thực hiện: Để trẻ nằm sấp lên đệm cứng rồi kê một chiếc gối mỏng và mềm bên dưới ngực trẻ, người thực hiện ngồi bên cạnh đứa trẻ. Một tay cố định mông tay còn lại dùng ngón tay ấn day lực vừa đủ các cơ cạnh cột sống từ cổ xuống thắt lưng. Thực hiện động tác lặp lại nhiều lần trong ngày, mỗi lần làm khoảng 20 phút.
- Bài tập điều chỉnh đầu trẻ về vị trí trung tâm: bài này giúp cho cổ trở về vị trí bình thường mà không bị ưỡn đầu ra sau.
Cho trẻ nằm ngửa, người thực hiện ngồi đối diện dưới chân của trẻ. Dùng một tay đỡ lấy phần chẩm rồi nâng đầu lên, đồng thời tỳ tay còn lại lên người trẻ để tránh nang phần vai lên cùng. Thực hiện mỗi lần 20 phút và vài lần mỗi ngày.
Một số các động tác vật lý trị liệu cho trẻ bị xơ hóa cơ ức đòn chũm
Bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh :
- Xoa bóp vùng cơ ức đòn chũm
Ho trẻ nằm ngửa thoải mái trên giường, người thực hiện một tay cố định vai bên bệnh tay kia dùng ngón tay xoa bóp hoặc day nhẹ nhàng khối cơ ức đòn chũm, chú ý nên tập chung day nhiều vào những đoạn có khối xơ để làm tan dần các khối xơ này. Thực hiện mỗi lần 5 phút, mỗi ngày làm vài lần như vậy để tăng hiệu quả.
- Kéo giãn cơ ức đòn chũm
Cho trẻ nằm ngửa một tay cố định vai tay còn lại đặt lên đầu trẻ cùng bên rồi từ từ kéo giãn nhẹ nhàng đầu vài vai trẻ về hai phía ngược nhau để làm giãn cơ ức đòn chũm. Giữ động tác như vậy khoảng 10 giây rồi thả lỏng và thực hiện lại vài lần.
- Xoay đầu trẻ
Để trẻ nằm ngửa rồi cố định vai bên lành, tay còn lại đặt vào đầu trẻ từ từ xoay đầu ngược lại sang bên kia. Giữ như vậy khoảng 10 giây rồi thực hiện lại vài lần và tập nhiều lần trong ngày.
Bài tập cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Tình trạng này cách tập cho trẻ có rất nhiều hình thức đa dạng để luyện tập. Mục đích chủ yếu nhằm làm tăng phản xạ thần kinh não bộ với các kích thích và tình huống tác động để rèn luyện khả năng ghi nhớ, tư duy và làm lại những gì được hướng dẫn. Người tập luyện cho trẻ cần luyện những bài từ đơn giản nhất đến trung bình, sau khi trẻ tiến triển dần thì mới đưa ra những bài khó hơn.
Vật lý trị liệu trật khớp háng bẩm sinh
Sau khi khớp háng được điều trị ổn định, cần tập luyện một số bài tập giúp cho gân cơ khớp háng được dẻo dai tránh tình trạng co cứng tái phát bệnh lại.
- Động tác dạng háng
Cho trẻ nằm ngửa thoải mái, một tay giữ phần khớp háng và một tay cầm cẳng chân bên bị bệnh. Tay cầm cẳng chân trẻ từ từ xoay tròn ra ngoài sao cho hết tầm vận động khớp vài vòng. Làm như vậy liên tục mỗi ngày.
- Động tác xoay trong háng
Làm tương tự động tác trên nhưng lần này là xoay từ ngoài vào trong mỗi ngày vài lần, mỗi lẫn khoảng 10 phút.
Bài tập cho chân vòng kiềng
- Động tác nằm đạp xe
Bài này giúp gân cơ vùng chân được kéo giãn hỗ trợ kéo nắn chân thẳng cho trẻ.
Cách thực hiện: cho trẻ nằm ngửa trên giường nệm, hai tay nắm lấy hai đầu gối trẻ rồi từ từ đẩy đầu gối 1 chân về phía ngực, tay còn lại duỗi thẳng chân ra. Làm thay đổi liên tục như thế giống với như đang đạp xe đạp. Làm động tác này lặp lại nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả.
- Động tác co duỗi chân
Mục đích động tác này là giúp làm phát triển vùng xương chậu, thư giãn các gân cơ vùng đùi.
Cách thực hiện: cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thực hiện dùng hai tay để giữ lấy 2 bên bắp chân trẻ. Sau đó rồi đẩy ngược 2 chân về phía bụng ấn nhẹ rồi thả lỏng duỗi chân ra. Làm lặp lại nhiều lần trong ngày.
Các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh trên đây tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa và tác dụng lớn đối với trẻ em có những khiếm khuyết khi sinh ra.