Các bệnh về đốt sống cổ nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng đều gây ra những cảm giác đau nhức khó chịu cho người bệnh. Do vậy không chỉ điều trị bằng thuốc mà còn cần kết hợp với vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì không những giúp người bệnh phòng tránh và làm giảm các cơn đau vùng cổ vai mà còn làm tăng sức mạnh các khối cơ vùng cổ, tăng tầm vận động của khớp. Từ đó giúp đường cong cột sống cổ ở đúng trạng thái sinh lý và phòng tránh tái phát các bệnh lý về cột sống cổ do thoái hóa gây ra.
Nội dung bài viết
Những người bị thoái hóa đốt sống cổ cần có chế độ sinh hoạt như thế nào?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý khá phổ biến trong các bệnh về cơ xương khớp. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do quá trình thoái hóa các tế bào sụn khớp, các tế bào xương ngày càng nhanh. Bệnh chủ yếu thường gặp ở những người có độ tuổi trung niên từ 35 tuổi trở đi. Hoặc có thể gặp sớm hơn ở những người có thói quen làm việc nặng hoặc để sai tư thế quá nhiều ở vùng cổ. Nếu không được chữa trị sẽ dẫn tới các bệnh khác như thiểu năng tuần hoàn não, hoa mắt chống mặt, đau nhức đầu, đau mỏi cổ vai cánh tay, suy giảm trí nhớ. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và năng suất làm việc xã hội.
Các thói quen sinh hoạt hàng ngày là yếu tố chính làm tình trạng thoái hóa cột sống cổ ngày càng nặng thêm, vậy bạn cần phải thực hiện một chế độ sinh hoạt như thế nào để làm hạn chế quá trình của bệnh. Khi tập luyện vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ bạn cũng cần lưu tâm một số điều sau đây:
- Không nên bẻ hoặc vặn cột sống cổ đột ngột, cúi đầu quá thấp khi làm công việc bàn ghế, không nên mang vác vật nặng trong thời gian dài vì các yếu tố này đều là tăng áp lực gánh nặng cho cột sống cổ.
- Tư thế nằm: không nên sử dụng gối quá cao hoặc quá cứng khi nằm ngủ mà nên chọn gối mềm phù hợp với tư thế nằm. Nếu có thói quen nằm ngửa nên chọn loại gối có phần giữa hơi lõm, độ thấp vừa phải. Nếu bạn hay nằm nghiêng nên dùng gối có độ cao trung bình. Gối ngủ nên đặt nhiều ở phía dưới gáy và không đè 2 vai lên gối sẽ làm mất cân bằng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hai loại gối phù hợp nhất đó là gối cao su non và gối hồng ngoại.
- Thay đổi tư thế ngồi, ngủ khi làm việc và khi nghỉ ngơi để cột sống cổ không bị cứng và đau.
- Không nên sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như ma túy, rượu, bia, đồ uống có ga…vì sẽ làm cho quá trình thoái hóa ngày càng tăng.
- Cần kết hợp chế độ ăn uống đủ canxi, các loại thực phẩm hoa quả có tác dụng bảo vệ khớp và kết hợp với chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Có thể bổ sung các loại thực phẩm chức năng giúp tái tạo khớp và giảm quá trình thoái hóa.
- Thường xuyên vận động, tập luỵên các bài tập có ích cho cột sống cổ mỗi ngày để cơ thể được dẻo dai, các khớp hoạt động được linh hoạt.
Thay đổi thói quen sinh hoạt có tác dụng bổ trợ và rất cần thiết trong thời gian bị bệnh và sau khi phục hồi. Thế những ở gia đoạn bệnh cần phải điều trị một các tích cực. Các bài tập vật lý trị liệu tại nhà là rất cần thiết cho người bệnh. Nguyên nhân là sau khi điều trị ổn định người bệnh vẫn cần có chế độ luyện tập để tránh bệnh tái phát sau này.
Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ cho hiệu quả tốt không ngờ
Sau đây là một số bài tập giúp đem lại hiệu quả khi phòng và điều trị thoái hóa cột sống cổ.
Động tác rắn hổ mang
- Tư thế chuẩn bị: nằm sấp xuống sàn nhà hoặc giường hai tay đặt ngang vai và chống tay xuống nền.
- Thực hiện động tác: Từ từ vừa hít thật sâu vừa nâng phần trên cơ thể lên bằng lực của cánh tay, sau đó ngửa cổ về phía sau, hướng khuỷu tay ra sau vai mở rộng đồng thời siết cơ bụng, cơ đùi và hai chân chụm lại chạm mặt sàn. Hít thở đều và giữ tư thế này trong vòng 20 giây rồi thừ từ thả lỏng cơ thể trở về trạng thái ban đầu.
Động tác này có tác dụng làm kéo giãn cột sống cổ, tránh bị mỏi khi làm việc ở một tư thế lâu.
Bài tập gập cổ
Mục đích của bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ này là giúp kéo giãn các khớp và cơ xung quanh cổ từ đó làm giảm cơn nhức mỏi cổ hiệu quả.
Cách tập: bệnh nhân ngồi thẳng lưng trên một chiếc ghế sau đó gập cổ xuống từ từ cho cằm chạm vào cổ thì càng tốt rồi lại ngửa cổ ra phía sau hết cỡ. Giữ các tư thế khi gập ngửa cổ cho tới khi thấy mỏi thì từ từ đưa về vị trí ban đầu. Làm lặp lại các bước như trên nhiều lần và đều đặn hàng ngày rất tốt cho cột sống cổ.
Hoặc bạn có thể tập động tác gập cổ ở tư thế nằm như sau: nằm ngửa trên sàn tay để song song với thân mình. Sau đó nâng cổ lên và gập vào phía chân và giữ tư thế này tới khi mỏi thì dừng. Lặp lại động tác này 15 đến 20 lần trong mỗi đợt tập luyện.
Bài tập kết hợp nhiều động tác
- Hít vào và cúi gập đầu về phía trước sao cho cằm càng áp át cổ càng tốt sau đó thở ra và về vị trí cũ rồi sau đó tiếp tục ngửa cổ ra phía sau hít vào, mắt nhìn lên sau đó lại thở ra và về vị trí ban đầu.
- Nghiêng đầu từ từ về bên trái đồng thời hít sâu, đưa đầu về vị trí cũ và làm lại động tác y hệt với bên còn lại.
- Hít sâu rồi từ từ xoay đầu từ trái sang phải thành một vòng và thở ra. Cần xoay hết tầm vận động của khớp sẽ càng đem lại hiệu quả cao và thay đổi tương tự với bên ngược lại.
- Đặt bàn tay phải lên trán tạo một lục ấn lên đầu đồng thời ép đầu về phía trước tạo một lực kháng lại với lực của tay và giữ khoảng 5 giây sao cho cột sống cổ không cử động và làm tương tự với tay còn lại.
- Đan hai tay vào nhau rồi để sau đầu, dùng lực ở hai tay ép đầu ra trước đồng thời đầu lại đẩy một lực về phía sau để chống lại lực của tay, giữ như vậy trong vòng 5 đến 7 giây.
- Vòng tay phải qua đầu áp vào tai trái và kéo đầu sang phải từ từ giữ khoảng 5 giây rồi đổi sang làm tương tự với bên còn lại.
>>>Xem thêm
Lưu ý: Khi tập luyện các động tác thì bạn nên tập từ từ để phòng xây xẩm chóng mặt do thay đổi tư thế và nên tập trong khoảng thời gian từ 20 phút mỗi ngày thì mới đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
Ngoài ra hiện nay còn một phương pháp vật lý trị liệu hiện được sử dụng rất phổ biến đem lại kết quả tốt cho người bệnh đó là điều trị bằng dòng điện sinh học. Dòng điện này có cường độ tương thích với dòng điện nội sinh trong tế bào cơ thể người. Sau khi được đưa vào cơ thể có chức năng giảm đau, phục hồi tổn thương. Hơn hết máy điện sinh học DDS còn ứng dụng phương pháp điều trị y học cổ truyền đã có từ xa xưa như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt làm lưu thông khí huyết, phá vỡ những ứ tắc trong cơ thể. Từ đó con người tìm lại được trạng thái cân bằng âm dương, bệnh tật tự tiêu tan.
Ngày này những người mắc bệnh lý thoái hóa cột sống cổ ngày càng cao, đặc biệt đối với những người làm văn phòng thường hay có những biểu hiện của đau mỏi cổ vai gáy. Thậm chí có thể tê bì cánh tay và bàn tay. Để khắc phục những hậu quả này mỗi người nên chú ý đến những thói quen tư thế khi làm việc, ngủ nghỉ. Đồng thời áp dụng các bài tập vận động cột sống cổ thường xuyên sẽ hạn chế được những cơn đau nhức do thoái hóa cột sống cổ gây ra. Hy vọng các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ mà chúng tôi nêu trên có thể hữu ích cho bạn trong việc hỗ trợ điều trị và phòng bệnh tái phát tại nhà.