Bài tập Vật Lý trị liệu Xương Khớp đơn giản mà hiệu quả tại nhà

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Ngày nay phương pháp trị liệu không dùng thuốc ngày càng được đề cao bởi nhiều tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Phương pháp này có nhiều hình thức chữa bệnh khác nhau mà bệnh nhân có thể lựa chọn giúp hỗ trợ giảm đau, phòng chống bệnh tật. Đa phần bệnh về xương khớp rất phổ biến và có xu hướng tăng cao nên các phương pháp vật lý trị liệu xương khớp đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp này trong bài viết dưới đây.

Vật lý trị liệu xương khớp là gì? Phương pháp này có tốt không?

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp trong y học thông qua các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể con người như vận động cơ học, nhiệt, điện, siêu âm, kéo giãn… nhằm chữa bệnh và phục hồi chức năng. Trong ứng dụng điều trị các bệnh về xương khớp, vật lý triệu liệu đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Khác với những phương pháp chữa bệnh khác, phương pháp này có thể tự thực hiện tại nhà mà không cần sự có mặt của bác sĩ.

Đối với những bệnh nhân có bệnh về xương khớp đa phần đều sử dụng hình thức vật lý trị liệu để làm giãn các bó cơ, kích thích các dây thần kinh và đem lại sự dẻo dai cho các khớp xương. Đồng thời giúp kiểm tra tình hình thể chất và đánh giá tình hình sức khỏe. Điều này góp phần giúp bác sỹ chẩn đoán sơ bộ ban đầu, tiên lượng bệnh, lập kế hoạch chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người bệnh. Vật lý trị liệu đối với người bị liệt do tai biến mạch máu não, do chấn thương… nhất là các bệnh về cơ – xương – khớp đều đem lại hiệu quả tối ưu và là phương pháp lựa chọn hàng đầu sau khi đã điều trị ổn định nguyên nhân. Bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập chủ động hoặc bị động một cách có hệ thống bài bản sẽ hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp rất tốt.

Vật lý trị liệu xương khớp vừa an toàn mà đem lại hiệu quả tốt
Vật lý trị liệu xương khớp vừa an toàn mà đem lại hiệu quả tốt

Giới thiệu địa chỉ chữa đau xương khớp uy tín:

    • Chuyên gia xoa bóp bấm huyệt: Lương y Võ Thị Châu Loan
    • Địa chỉ: Số nhà 25, ngõ 1H, phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đặt lịch hẹn: 0981788581 (cô Châu Loan)

Khi nào chúng ta cần tới các bài tập vật lý trị liệu xương khớp?

Thường những phương pháp vật lý trị liệu xương khớp rất ít khi có chống chỉ định. Trừ một số trường hợp sử dụng nhiệt, điện hoặc kéo giãn thì mới cần có sự tư vấn của bác sĩ, còn hầu hết các phương pháp còn lại đa phân bệnh nhân có thể tự tập theo hướng dẫn tại nhà. Những người bị tổn thương cơ xương khớp, những người bị liệt, chấn thương hoặc hạn chế vận động do đau nhiều…đ ều có thể sử dụng được phương pháp này.

Vật lý trị liệu có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi và thường xuyên sử dụng sẽ càng giúp bệnh nhân điều trị tốt bệnh tật. Hầu hết các trường hợp bệnh về cơ xương khớp phương pháp này giúp điều trị bảo tồn, phục hồi chức năng và phòng ngừa bệnh liên quan. Cụ thể đối với các bệnh về cơ xương khớp có thể làm phương pháp này như:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Đau mỏi cổ, thắt lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, các bệnh nhiễm lạnh từ bên ngoài vào cơ thể….
  • Viêm một hoặc nhiều khớp cùng một lúc gây sưng nóng đỏ đau
  • Liệt do tai biến mạch máu não, tai nạn hoặc do các dây thần kinh bị tổn thương…
  • Mệt mỏi, đau nhức người, cơ teo nhẽo…
  • Đau xương khớp do thay đổi thời tiết như lạnh, mưa ẩn thấp cũng rất hay xảy ra.
  • Các chứng viêm gân, bong gân, giãn dây chằng.

Các đối tượng trên tùy vào tình trạng bệnh tật và vị trí bị bệnh mà lại có những cách sử dụng phương pháp vật lý trị liệu khác nhau, tuy nhiên đa phần hình thức vận động, rèn luyện là hay được sử dụng hơn cả do đó bạn có thể tự tập tại nhà thoải mái .

Rất nhiều các bệnh lý xương khớp đều có thể tập vật lý trị liệu được
Rất nhiều các bệnh lý xương khớp đều có thể tập vật lý trị liệu được

>>>Xem thêm

Một số bài tập vật lý trị liệu tại nhà đem lại hiệu quả tốt đến bất ngờ

Hiện nay có rất nhiều các bài tập có thể tự thực hiện tại nhà một cách đơn giản và dễ thuộc giúp hỗ trợ bệnh nhân điều trị và giảm đau do tình trạng thoái hóa xương khớp. Sau đây là một số bài tập vật lý trị liệu xương khớp tiêu biểu cho các vùng:

Bài tập vùng vai

Để làm giảm đau hoặc thư giãn cho cơ xương khớp vùng vai có rất nhiều bài tập khác nhau, sau đây là bài tập đơn giản thường xuyên được sử dụng.

  • Động tác 1: Trước tiên người tập cần đan xen các ngón tay của 2 bàn tay vào nhau, sau đó ngửa phía lòng bàn tay ra ngoài và từ từ đưa thẳng cánh tay lên phía trên đầu, rồi nghiêng sang trái sang phải sao cho hết tầm vận động của khớp, chú ý cánh tay luôn giữ thẳng và không được gấp khớp khuỷu lại.
  • Động tác thứ 2: người tập dang 2 tay sang ngang rồi đưa về phía trước/ sau và trên dưới cho hết tầm vận động khớp rồi. Tiếp theo quay tròn 2 cánh tay ngược chiều nhau để khớp vai được dẻo dai, linh hoạt.

Bài tập vùng cổ

Bài tập này khá hữu ích cho những ai thường xuyên bị đau mỏi cổ đặc biệt là đối với những đối tượng làm nhân viên văn phòng.

  • Động tác 1: Người tập giữ tư thế đầu thẳng rồi nghiêng hết cỡ sang bên trái/ phải, cúi ngửa hết cỡ ra phía trước/ sau và cuối cùng là xoay tròn đầu từ trái sang phải vài vòng rồi xoay ngược lại.
  • Động tác 2: Người tập nằm sấp. Hai tay chống để ngay cạnh nách. Từ từ nâng người lên tối đa, cổ ngửa về đằng sau. Sau đó về lại vị trí ban đầu.
Bài tập khởi động cổ
Bài tập khởi động cổ

Bài tập cho vùng thắt lưng

Vùng cột sống thắt lưng là trụ cột chịu lực chính của cơ thể con người, đa số người bệnh có tỉ lệ bị các bệnh về cột sống rất cao như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, lồi lệch cột sống… Vì vậy bài tập vật lý trị liệu cơ xương khớp cho vùng này rất có ích và hỗ trợ giảm đau rất tốt cho họ.

  • Động tác 1: người tập đứng thẳng lưng, hai tay chống hông 2 bên rồi đẩy từ từ sang trái/ phải, cúi ngửa lưng và xoay tròn đổi chiều 2 phía hết cỡ.
  • Bài tập 2: người tập đứng thẳng, giơ hai tay lên trời. Từ từ cúi người xuống cho đến khi đầu ngón tay giữa ở mức thấp nhất (chạm vào đầu ngón chân). Trong khi thực hiện chân luôn đứng theo một đường thẳng, không khuỵu gối.
  • Động tác 3: người tập nằm ngửa rồi co đều 2 gối lên chạm ngực hết cỡ sau đó nghiêng sang trái/ phải rồi thả lỏng chân về vị trí cũ.
  • Bài tập 4: người tập nằm ngửa. Dựng từng chân một lên vuông góc với mặt sàn rồi từ từ đưa chân về vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
  • Động tác 5: người tập nằm sấp 2 tay để ngang 2 bên vai sau đó từ từ chống tay thẳng đưa người lên cao dần dần rồi ngửa đầu về phía sau quay ra sau bên trái, phải cứ quay đầu và giữ người  như vậy khoảng 5 giây rồi nghỉ sau đó lại thực hiện lại.
  • Động tác 6: Sử dụng một thanh xà chắc chắn có chiều cao lớn hơn so với chiều cao người tập. Người tập đưa hai tay vòng gác lên thanh xà. Phần thân dưới thả tự do hướng xuống dưới. Động tác này có tác dụng làm kéo giãn các đốt sống ngực và thắt lưng.

Bài tập khớp gối

Khớp gối cũng là khớp phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi trọng lượng cơ thể. Tình trạng thoái hóa, viêm đau khớp gối ở bệnh nhân ngày càng nhiều khiến cho việc hoạt động đi lại rất khó khăn. Sau đây là bài tập vật lý trị liệu xương khớp về khớp gối giúp hỗ trợ giảm đau cho người bệnh.

  • Động tác 1: Người tập hai tay chống vào hai gối rồi xoay tròn vài vòng  từ phải sang trái và ngược lại.
  • Động tác 2: Người tập ngồi trên ghế hoặc trên giường sao cho khi thõng chân xuống không chạm chân dưới đất, rồi làm động tác ve vảy trước sau.
  • Động tác 3: Người tập nằm sấp. Hai tay vòng lên, đặt bàn tay kê dưới trán cho thoải mái. Thực hiện động tác gập chân về phái mông sao cho gót chạm mông.
  • Động tác 4: Người tập nằm ngửa. Lần lượt co từng bên chân ép sát vào bụng. Thực hiện động tác tương tự với bên đối diện. Sau cùng đồng thời ép cả đầu gối vào bụng.
  • Động tác 5: Chạy bộ nhẹ nhàng. Bài tập chạy bộ nhẹ nhàng cũng là một trong những cách giúp khớp gối khỏe, tăng cường sự dẻo dai của các cơ.
Bài tập khớp gối
Bài tập khớp gối

Bài tập các khớp cổ tay cổ chân

Các khớp này thường rất ít khi bị đau mỏi, trừ một số trường hợp như bị viêm hoặc thoái hóa thì mới gây ảnh hưởng cho bệnh nhân. Các động tác luyện tập các khớp này đa phần rất đơn giản và dễ dàng, đối với khớp cổ tay bạn chỉ cần bẻ ra trước sau rồi sau đó đan 2 tay vào nhau rồi xoay tròn. Đối với khớp cổ chân cũng tương tự nhưng thực hiện lần lượt từng chân một.

Ngoài các phương pháp vật lý trị liêu cơ học thì còn có vật lý trị liệu bằng dòng điện sinh học. Dòng điện sinh học này tương tự dòng điện sản sinh của tế bào con người trong quá trình hoạt động vì vậy rất an toàn với cơ thể người. Dòng điện này đi theo hệ thống Kinh lạc, phá bỏ các bế tắc trên đường đi. Mà Đông y, các chứng đau thường có nguyên nhân chính là do sự bế tắc. Máy điện sinh học DDS áp dụng nguyên lý vật lý trị liệu sử dụng dòng điện sinh học cùng tác dụng điều trị theo phương pháp y học cổ truyền chính là giải pháp tốt nhất hiện nay cho những người gặp vấn đề về xương khớp.

Một số lưu ý khi thực hiện tập vật lý trị liệu cơ xương khớp tại nhà

Cũng giống như các bài tập thể dục hàng ngày, bạn nên khởi động cơ thể nhẹ nhàng cho các khớp làm quen dần sau đó mới bắt đầu thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.

  • Khi thực hiện các động tác cần nhẹ nhàng và từ từ tránh tình trạng vận động nhanh mạnh sẽ khiến cơ bị tổ thương dẫn đến giãn dây chằng khớp đột ngột sẽ rất đau.
  • Khi thực hiện cần vận động thường xuyên và liên tục, mỗi động tác nên thực hiện lại nhiều lần.
  • Có thể sử dụng thêm một số dụng cụ hỗ trợ cho các bài tập để thuận tiện và nâng cao hiệu quả điều trị hơn.

Qua bài viết trên đây có thể giúp bạn biết thêm được các bài vật lý trị liệu xương khớp hiệu quả cao giúp bệnh nhân tự điều trị và phòng ngừa bệnh cho mình góp phần giảm kinh phí trong điều trị.

 

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *