Vật lý trị liệu Khớp Vai – những bài tập giúp phục hồi chức năng

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Vật lý trị liệu khớp vai được thiết kế nhằm mục đích phục hồi chức năng các tổn thương tại khớp vai. Mỗi bài tập lại có tác dụng cho một hoặc nhiều nhóm cơ khác nhau. Khi bị đau khớp vai bạn cần xác định được nguyên nhân, vị trí tổn thương để có những bài tập thích hớp. Điều này được chỉ định bởi các bác sĩ có chuyên môn.

Các dấu hiệu cho thấy bạn gặp vấn đề ở khớp vai

Khớp vai là một khớp linh động nhất của cơ thể. Không như các khớp khác, khớp vai có thể giúp tay thực hiện được các động tác như di chuyển ra trước/ sau, dạng tay, xoay trong/ ngoài, cử động tròn,… Nói là khớp vai nhưng trên thực tế có hai khớp ở đây là khớp ổ chảo (nối xương cánh tay với xương bả vai) và khớp cùng vai đòn ( mỏm cùng vai nối với đầu ngoài xương đòn). Các thành phần trong khớp vai cấu tạo từ các mô liên kết giúp giữ các xương đúng vị trí ổ khớp. Có một màng hoạt dịch bên trong bao khớp ở giữa các đầu xương trong khớp để giúp cử động trơ tru và nuôi dưỡng khớp.

Khi bạn gặp phải các dấu hiệu sau cho thấy bạn đang gặp vấn đề về khớp vai cần thực hiện điều trị:

  • Đau: Đau chính là triệu chứng thường gặp à gây khó chịu nhất đối với người bệnh. Ở mỗi bệnh khác nhau có tính chất cơn đau không giống nhau. Đau có thể âm ỉ, dai dẳng kéo dài ở bệnh mạn tính, đau chói ở các bệnh cấp tính, hay đau chỉ khi cử động ở một số bệnh khác.
  • Hạn chế vận động khớp vai:  Biểu hiện bằng cách khi cử động các hoạt động của khớp vai nhỏ hơn so với biên độ vận động của người bình thường. Ở mọi người trừ một số người có tầm vận động khớp vai đặc biệt thì hầu hết đều có một giới hạn vận động khớp vai chung: Vận động gập trước -180 độ, vận động duỗi sau – 45 độ, vận động dạng – 180 độ, vận động khép – 45 độ, vận động xoay trong 70 độ, vận động xoay ngoài 90 độ.
  • Cứng khớp vai là hiện tượng khớp vai hoàn toàn không vận động được.
  • Lỏng khớp: Mộ số người bị lỏng khớp vai, các vận động vượt quá giới hạn bình thường.
  • Ngoài các triệu chứng thường gặp trên đôi khi chúng ta sẽ bắt gặp các triệu chứng khác như nhức khớp vai, mỏi, hay tê bì, có cảm giác châm chích tại vùng khớp vai….
Đau khớp vai là một bệnh lý thường gặp kèm theo nhiều triệu chứng khác
Đau khớp vai là một bệnh lý thường gặp kèm theo nhiều triệu chứng khác

Với các triệu chứng trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để có sự thăm khám và đánh giá tổn thương gặp phải của khớp vai. Từ đó nhận được sự điều trị tốt nhất nhằm phục hồi chức năng khớp vai.

Những bệnh lý thường gặp ở khớp vai

Các bệnh lý về khớp vai có khá nhiều. Một số bệnh chúng ta có thể tự điều trị ở nhà bằng các bài tập vật lý trị liệu khớp vai thông thường sẽ cho những hiệu quả tốt mà không cần tới các phương pháp khác. Một số bệnh nặng hơn thì phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị. Bệnh lý khớp vai được chia ra làm 5 loại chính:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Đau khớp vai: Do sự đặc thù của cấu trúc khớp vai cho phép nó vận động với biên độ lớn. Vì vậy dễ gặp các vấn đề như mất vững, chèn ép mô mềm hay cấu trúc từ đó gây đau. Nguyên nhân chủ yếu của đau khớp vai là viêm bao hoạt mạc, viêm gân hay bao khớp, rách gân, thoái hóa khớp vai, viêm quanh khớp vai, nhiễm trùng, u bướu, tổn thương thần kinh,…Chẩn đoán bệnh dựa vào bệnh sử, lâm sàng và cận lâm sàng như  – quang, Cộng hưởng từ, siêu âm, nội soi khớp….

Khi đau khớp vai bạn cần chú ý chế độ nghỉ ngơi, tập luyện cho khớp vai mềm dẻo và tăng cường sức cơ nâng đỡ. Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm. Một số trường hợp điều trị nội khoa không thích hợp cần tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ mô sẹo, điều trị rách mô.

Cứng khớp vai: Bệnh lý thường chiếm khoảng 2% các tổn thương ở vai, gặp ở nữ giới nhiều hơn và thường trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Khi đó các bao khớp trở nên dày hơn và chắc, cứng các dải cơ quanh khớp, dịch khớp giảm. Chúng ta không thể vận động chủ động lẫn thụ động. Có 3 giai đoạn đông cứng theo quá trình bao gồm:

Cứng khớp vai dẫn đến mất đi tầm vận động của vai
Cứng khớp vai dẫn đến mất đi tầm vận động của vai
  • Giai đoạn đông lạnh: Kéo dài 6 – 9 tháng, tình trạng đau tăng dần tiến triển ngày càng nặng . Biên độ vận động ngày càng giảm.
  • Giai đoạn đông cứng: Đau có hiện tượng giảm nhưng khớp vai cứng chắc. Thường giai đoạn này mất 4 – 6 tháng. Người bệnh rất khó khăn trong việc thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.
  • Giai đoạn giã đông: Thường mất 2 – 6 năm. Khớp vai dần phục hồi một cách chậm chạp.

Theo đó một số yếu tố nguy cơ khi mắc bệnh lý khớp vai làm tăng khả năng bị cứng bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp, parkinson, các bệnh tim mạch. Ngoài ra đây cũng là biến chứng hay gặp sau các phẫu thuật thực hiện ở khớp vai. Điều trị bằng cách giảm đau, chống viêm hay sử dụng corticoid kết hợp với vật lý trị liệu khớp vai tùy theo chỉ định của bác sĩ. Còn khi các biện pháp đó không tỏ ra có hiệu quả chúng ta cần tính đến phẫu thuật khớp vai.

Chấn thương vùng vai:

Các loại chấn thương ở vùng vai hay gặp là:

  • Gãy xương: Thường gặp là xương đòn vì kích thước nhỏ, dễ gãy khi gặp phải va chạm. Ngoài ra còn có đầu trên xương cánh tay và xương bả vai. Gãy xương đòn sẽ có tiếng lạo xạo hay đầu xương trồi lên so với bề mặt da. Gãy đầu xương cánh tay thì xuất hiện sưng nề, đau chói, hạn chế vận động. Gãy xương bả vai có biểu hiện bầm tím, đau, sưng nề.
  • Trật khớp cũng là một chấn thương khiến mặt khớp không trượt được trên nhau. Có 3 khớp tại vai có liên quan gồm khớp cùng đòn, khớp ổ chảo cánh tay,khớp ức đòn.
  • Ngoài ra còn có các tổn thương phần mềm như xây xước, rách, đứt,…

Tùy theo loại chấn thương mà có các hướng xử trí khác nhau. Nếu gãy xương thì cần cố định lại xương, trật khớp cần nắn chỉnh lại đúng vị trí. Tùy mức độ nghiêm trọng mà tính đến phẫu thuật khớp vai.

Viêm khớp vai:

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý khá phổ biến ở những người đau khớp vai, chiếm tỉ lệ lớn. Nguyên nhân gây viêm bao gồm thoái hóa khớp vai (khiến cho các mô bị mài mòn, rách, mất đi sự trơn láng và co dãn của nó, thường gặp ở những người trên 50 tuổi), viêm khớp dạng thấp (là một bệnh tự miễn có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc trưng là sự gây viêm ở các mặt khớp hay bao khớp) và viêm khớp sau chấn thương (đây là một biến chứng sau chấn thương dễ gặp phải).

Điều trị bằng nội khoa là chỉ định đầu tay. Có nhiều phương pháp như vật lý trị liệu đau khớp vai, sử dụng thuốc chống viêm, bổ sung các chất tăng dịch khớp như glucosamin hay các thuốc điều trị đặc hiệu. Khi phương pháp nội khoa không đem lại hiệu quả như mong muốn, người ta sẽ tiến hành phẫu thuật.

Viêm khớp vai
Viêm khớp vai

Ưu điểm của vật lý trị liệu khớp vai

Trong các phương pháp điều trị đau khớp vai thì vật lý trị liệu luôn là phương pháp ban đầu được chỉ định nhằm phục hồi chức năng của khớp vai. Đây là một phương pháp an toàn, đem lại hiệu quả tốt cho những người gặp vấn đề về cơ xương khớp nói chung và bệnh lý khớp vai nói riêng. Chi phí vật lý trị liệu lại rẻ. Các bài tập đều thực hiện dưới sự chỉ định của các bác sĩ, kĩ thuật viên có chuyên môn.

Mục tiêu của các bài tập là:

  • Tăng cường sức mạnh cho hệ cơ – xương – khớp: các cơ xung quanh khớp vai khỏe mạnh, dẻo dai là một yếu tố tiên quyết trong điều trị. Từ đó giữ được vị trí cân bằng của các khớp vai ổn định. Tập luyện cũng giúp giảm đau và giảm tổn thương thứ phát.
  • Tăng sự linh động của khớp: Kéo căng cơ, vận động có kiểm soát là một cách giúp bạn phục hồi tầm vận động bị hạn chế của khớp vai.
  • Các nhóm cơ cần vận động bao gồm cơ Delta, cơ bậc thang, cơ tròn, cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai, cơ nhị đầu và cơ tam đầu.

>>>Xem thêm

Các bài tập vật lý trị liệu khớp vai hiệu quả

Hướng dẫn chi tiết các bài tập vật lý trị liệu khớp vai:

Bài tập 1: Dao động cánh tay

Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng cạnh mặt bàn, tay bên lành đặt trên mặt bàn, vai bên tổn thương thì tay buông tự do.

Tiến hành động tác:

  • Cúi người xuống vừa tầm.
  • Đung đưa tay bên có vai tổn thương theo các hướng từ trái sang phải, trước ra sau và xoay vòng tròn rồi ngược lại.
  • Thực hiện bài tập trong khoảng 5 phút.
Bài tập dao động tay
Bài tập dao động tay

Bài tập 2: Bắt chéo tay trước ngực

Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng, hai tay buông tự do song song thân người.

Tiến hành động tác:

  • Tay bên đau bắt chéo trước ngực, cánh tay đưa sang bên đối diện.
  • Tay không đau vòng xuống dưới tay đau, phần bàn tay giữ lấy phần cánh tay của tay đau, dùng sức ép và kéo cành tay đó sang bên đối diện vai đau.
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
  • Từ từ thả lỏng và đưa tay về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện 5 lần động tác.

Bài tập 3 Xoay trong

Chuẩn bị dụng cụ: Một cây gậy có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai vai.

Tiến hành động tác:

  • Đưa cây gậy ra sau lưng, tay bên đau cầm một đầu gậy.
  • Tay bên lành cầm tại vị trí gần tay nắm của tay đau.
  • Lấy tay bên lành kéo gậy về phía vai lành cho đến khi vai bệnh bị đau.
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
  • Đưa tay về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 lần.
Bài tập khớp vai với gậy
Bài tập khớp vai với gậy

Bài tập 4 Xoay ngoài

Chuẩn bị dụng cụ: Cây gậy thẳng.

Tiến hành động tác:

  • Hai tay cầm gậy ở phía trước sau cho khuỷu tay vuông góc.
  • Di chuyển cây gậy theo chiều ngang về phía tay đau sao cho động tác xoay trong của tay đau là tối đa.
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
  • Quay trở lại vị trí ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 lần.

Bài tập 5 Kéo căng tư thế nằm

Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm nghiêng trên mặt sàn, vai bên đau tiếp xúc với mặt sàn. Đây là một bài tập vật lý trị liệu khớp vai rất hiệu quả.

Tiến hành động tác:

  • Dựng cánh tay thẳng lên vuông góc với mặt đất, lòng bàn tay hướng úp.
  • Dùng tay không đau giữ cổ tay và bàn tay bên vai đau ép xuống hướng lòng bàn tay vai đau xuống mặt sàn cho tới khi cảm thấy đau thì dừng lại.
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
  • Quay trở lại vị trí ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 lần.
  • Lưu ý luôn giữ cánh tay nằm trên mặt đất, không nhấc lên.
Bài tập kéo căng tư thế nằm tác động trực tiếp vào cơ trên gai và cơ tròn nhỏ
Bài tập kéo căng tư thế nằm tác động trực tiếp vào cơ trên gai và cơ tròn nhỏ

Bài tập 6 Tư thế chèo thuyền

Chuẩn bị dụng cụ: Một sợi dây thun hoặc lò xo có độ đàn hồi tốt được cố định.

Tiến hành động tác:

  • Tay bên có vai đau nắm lấy đầu tự do của sợi dây thun hoặc lò xo.
  • Đứng cách xa vị trí cố định khoảng 3 bước chân.
  • Dùng tay bên đau kéo sợi dây về phía sau cho tới khi bàn tay ngang với mặt phẳng thân người.
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
  • Đưa tay lại gần đầu cố định của dây.
  • Thực hiện nhiều lần động tác tùy theo sức chịu đựng của cơ thể.

Bài tập 7 Xoay ngoài tay gấp 90 độ, xoay trong và xoay ngoài thường

Chuẩn bị dụng cụ giống tư thế chèo thuyền.

Tiến hành động tác:

  • Đứng đối diện vị trí dây thun cố định, cách khoảng 3 bước chân. Dùng tay bên vai đau kéo sợ dây theo hướng đưa lên trên sao cho cành tay vuông góc với thân thân người, khuỷu tay cũng để vuông. Giữ tư thế 30 giây rồi thả sợi dây trùng lại.
  • Đứng cạnh vị trí dây cố định, bên vai đau hướng vào trong, cách mặt tường khoảng 1 cánh tay. Cánh tay bên đau ép sát thân người, khủy tay đưa hướng ra phía trước, vuông góc cách tay. Tay bên đau nằm đầu sợi dây thực hiện kéo căng sợi dây về hướng đối diện. Lưu ý khi kéo cánh tay không rời thân người.
  • Đổi ngược vị trí đứng sao cho tay bên vai đau hướng ra ngoài, tay bên không đau hướng vào trong. Tay bên đau để giống động tác xoay trong trên. Dùng lực kéo căng sợi dây về phía đối diện, khuỷu tay luôn áp sát người.
  • Khi thực hiện mỗi động tác cần giữ nguyên tư thế trong 30 giây rồi mới trở lại vị trí ban đầu.

Trên đây là các bài tập vật lý trị liệu khớp vai mà hầu hết mọi người đều có thể tự tập luyện tại nhà được. Ngoài ra khi bị đau bạn cần hạn chế bê vác nặng để giảm chèn ép đến khớp vai nhằm phục hồi hoạt động một cách nhanh chóng.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *