Hướng dẫn tập Vật Lý trị liệu Đau Vai Gáy tại nhà hiệu quả

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Vật lý trị liệu đau vai gáy hiện nay đang là phương pháp tối ưu đem lại nhiều hiệu quả trong điều trị. Bằng các bài tập đơn giản có thể tập mọi lúc, mọi nơi tận dụng thời gian rảnh, người bệnh sẽ cảm thấy sự cải thiện rõ rệt trong một thời gian ngắn. Cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp này và các bài tập của nó trong bài viết dưới đây:

Những nguyên nhân gây đau vai gáy

Đau vai gáy là một trong những tình trạng rất phổ biến thường gặp hiện nay. Đây là một hội chứng bệnh lý liên quan đến cơ – xương – khớp ở vùng cổ, vai, gáy kèm theo đó là những tổn thương thần kinh, cơ, tủy sống và cột sống. Nó gặp phải ở mọi lứa tuổi, tùy theo tuổi tác và các nguyên nhân mà có những biểu hiện khác nhau.

Hầu hết các trường hợp đau này không quá nặng nề nhưng diễn ra một cách âm ỉ, thường xuyên và diễn ra trong thời gian dài. Trên thực thế phần lớn người đau vai gáy đều không gây nguy hiểm thế. Nó chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của mọi người khiến con người ta khó chịu, hạn chế vận động. Đau luôn kèm theo các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ.

Đau vai gáy là bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng khó chịu đến sinh hoạt của người bệnh
Đau vai gáy là bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng khó chịu đến sinh hoạt của người bệnh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có rất nhiều, có thể kể đến như:

  • Đau vai gáy do lạnh: Đây là nguyên nhân gây đau cấp vùng cổ vai gáy. Cơn đau thường xuất hiện sau khi nhiễm lạnh ngồi phòng điều hòa, tắm nước lạnh, nhiễm mưa,… Đau nhiều dẫn đến co cứng cơ vùng cổ, hạn chế các động tác quay cổ. Hoặc những khi thay đổi thời tiết cũng làm tình trạng đau vai gáy tăng lên.
  • Đau do thoái hóa cột sống cổ: Đây là nguyên nhân chính của hầu hết tình trạng đau vai gáy hiện nay. Thoái hóa gây xuất hiện các gai xương làm tổn thương thần kinh và cơ cạnh sống từ đó người bệnh sẽ đau mỏi. Đây là bệnh mạn tính thường gặp ở những người trung niên. Bệnh xuất hiện thường xuyên, khi điều trị thì ổn định từng giai đoạn nhưng sẽ tái phát. Không có biện pháp điều trị dứt điểm do thoái hóa là một quá trình tất yếu của cơ thể.
  • Đau vai gáy do nguyên nhân cơ học: Các nguyên nhân cơ học này tác động đến cơ- xương – khớp và thần kinh vùng cổ vai gáy dẫn đến đau. Ví dụ như tập luyện quá sức, không đúng kĩ thuật gây căng cơ, tổn thương cơ; các chấn thương trong sinh hoạt như va đập, ngã, tai nạn giao thông,…; tính chất công việc thường xuyên giữ lâu một tư thế cổ như cúi, nghiêng, hoạt động lặp đi lặp lại làm khí huyết không lưu thông như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe;  nằm sai tư thế khi ngủ lúc dậy cũng có thể bị đau vai gáy…
  • Thoát vị đĩa đệm: Không thể không nhắc tới nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến đau vai gáy này. Khi thoát vị nhân nhày trong bao dịch thoát ra ngoài chèn ép vào dây thần kinh gây đau mỏi cổ, đôi khi lan xuống cả tay gây tê.
  • Các bệnh lý viêm: Viêm khớp, viêm gân cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến đau vai. Tình trạng này là viêm vô trùng gây đau chói, nhức mỏi, hạn chế tầm vận động khớp vai của người bệnh.

Các phương pháp vật lý trị liệu đau vai gáy

Chiếu đèn hồng ngoại

Tia hồng ngoại là một loại bức xạ của ánh sáng. Nó có nhiệt lượng cao và tác dụng điều trị bệnh của tỉa hồng ngoại chính là tác dụng nhiệt này. Sử dụng đèn hồng ngoại chiếu vào vị trí đau. Nó sẽ sưởi ấm cơ thể tại chỗ. Nhiệt xuyên qua đã có tác động thủ đẩy quá trình tái tạo, làm lưu thông khí huyết từ đó giảm các con đau xương khớp, đau cơ và thần kinh nhanh hơn. Các cơ co cứng được làm giãn, mềm hóa. Ngoài ra sử dụng đèn hồng ngoại rất tốt cho những người có bệnh lý viêm mãn tính ở các khớp.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
Chiếu đèn hồng ngoại tăng lưu thông máu đến vùng vai gáy
Chiếu đèn hồng ngoại tăng lưu thông máu đến vùng vai gáy

Sử dụng xung điện điều trị đau cổ vai gáy

Xung điện là một phương pháp vật lý trị liệu đau vai gáy có sử dụng dòng điện xung có tác dụng rất lớn trong việc điều trị. Dòng này là các xung điện tần số thấp khi kích thích vào mạch máu làm tăng cường lưu thông tuần hoàn. Và các tác dụng khác như giảm đau, giảm viêm, giảm phù nề cùng với việc giải phóng các chèn ép tại chỗ rất tốt cho người có bệnh lý về cơ xương khớp.

Hiện nay dòng xung điện đã được tích hợp ứng dụng trong máy điện sinh học DDS với các phương pháp y học cổ truyền từ xa xưa nhằm nâng cao hiệu quả điều trị một cách tối ưu. Dòng điện vừa mang đầy đủ tác dụng của nền y học hiện đại lại có tác dung thông kinh lạc, hoạt huyết khứ ứ, dẫn thông bế tắc để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Thông tin chi tiết về phương pháp điều trị này  Tại đây

Máy điện sinh học DDS
Máy điện sinh học DDS

Các bài tập vật lý trị liệu hiệu quả đối với người đau vai gáy

Phương pháp vật lý trị liệu cơ học này có tác dụng rất tốt đối với những người đau vai gáy. Người bệnh có thể tự học các bài tập dưới đây và chủ động tập nhà. Vì trên thực tế khoảng thời gian họ có sẽ nhiều hơn so với thời gian điều trị tại các cơ sở y tế, điều này kết hợp đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Khởi động cổ gáy

  • Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng hoặc ngồi xếp bằng, lưng thẳng.
  • Tiến hành bài tập: Thực hiện từng động tác nghiêng cổ theo 4 hướng trước/ sau/ trái/ phải. Lưu ý mỗi lần thực hiện cần thể hiện động tác rõ ràng với giới hạn vận động tối đa trong đó động tác cúi ngửa là 90 độ, động tác nghiêng là 45 độ. Giữ tư thế trong khoảng 5 – 10 giây thì trở lại ban đầu. Mỗi hướng làm từ 5 – 10 lượt. Tiếp theo thực hiện động tác xoay cổ một cách từ từ theo hướng từ trái sang phải và từ phải sang trái mỗi lượt 3 vòng. Kết thúc động tác.
Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ
Bài tập khởi động cổ

Bài tập xoay bả vai

  • Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng, hai tay buông song song với thân người. Vai thả lỏng.
  • Tiến hành động tác: Từ từ đưa hai vai về phía trướng theo chuyển động tròn. Thực hiện động tác 5 lần. Tiếp đó thực hiện 5 lần động tác đưa vai về phía sau chuyển động trong trương tự.

Bài tập xoay vai kết hợp vùng lưng

  • Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi thẳng lưng, hai chân xếp bằng.
  • Thực hiện động tác: Đưa chân bên phải chống chéo sang trái đồng thời xoay cả cổ và vai sang phía đối diện. Tay phải chống ra phía sau để giữ thăng bằng. Xoay người tối đa, lưng giữ thẳng, cảm nhận cơ vùng vai và cổ được kéo căng tiếp. Giữ tư thế khoảng 5 giây và xoay người trở lại vị trí ban đầu. Tập tương tự với bên đối diện. Mỗi bên thực hiện động tác khoảng 5 lần.
Bài tập xoay vai lưng
Bài tập xoay vai lưng

Bài tập nghiêng người

  • Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi, hai tay xếp bằng.
  • Các bước tiến hành: Đan hai tay vào nhau. Từ từ đưa tay lên đỉnh đầu, lòng bàn tay hướng lên trên. Hai mắt nhìn theo tay. Đưa tay nghiêng sang bên phải đồng thời nghiêng cổ và vai sang bên phải. Giữ tư thế trong khoảng 5 giây thì đưa tay và người về chính giữa. Tiếp tục làm tương tự, nghiêng người sang trái sau đó đưa về giữa. Từ từ hạ tay xuống trở về vị trí ban đầu. Trong lúc làm mắt luôn nhìn theo tay.

Bài tập căng cơ vùng vai gáy

  • Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi thẳng, chân xếp bằng.
  • Thực hiện động tác: Khuỷu tay bên phải dựng thẳng, cánh tay đưa về phía sau cổ. Lòng bàn tay ngửa ra sau, các ngón tay gập lại. Cánh tay bên trái gập chéo vào trong đưa ra sau lưng rồi vươn lên trên, lòng bàn tay hướng vào trong, các ngón tay cũng gập lại móc vào với tay phải. Kéo căng cơ vùng vai, giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi thả ra và trở vệ vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự đối bên. Mỗi bên tập 5 lần. Đây là một bài tập vật lý trị liệu đau vai gáy đem lại hiệu quả tốt.

Bài tập quỳ bốn điểm

  • Chuẩn bị động tác: Người tập hai chân quỳ, hai tay chống thẳng theo tư thế bốn điểm.
  • Tiến hành động tác: Đưa phần vai và thân trên tiến về phía trước đồng thời ngửa cổ, không đi chuyển tay và chân. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây. Tiếp tục thu lại người về phía sau đồng thời cúi gập cổ lại, giữ nguyên 5 giây. Đưa người về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 10 lần.
Bài tập quỳ bốn điểm
Bài tập quỳ bốn điểm

Bài tập xỏ kim

  • Chuẩn bị tư thế: Người tập vẫn tư thế quỳ bốn điểm.
  • Thực hiện động tác: Hạ tay trái về phía bên phải, bả vai trái chạm đất một cách từ từ. Tay phải thì vươn thẳng về phía trước, các ngón tay chạm sàn. Từ từ thả lỏng cơ thể và cảm nhận sự khó giãn vùng cổ vai. Giữ tư thế trong 15 – 30 giây rồi quay lại vị trí ban đầu. Thực hiện động ác tương tự đối với bên còn lại. Mỗi lần tập thực hiện 5 – 7 lần mỗi bên.

Riêng đối với những người có bệnh lý về vùng khớp vai như viêm quanh khớp vai có thể tập các động tác sau:

  • Người tập đứng thẳng, đối mặt với tường cách mặt tường 10 cm. Sử dụng tay bên đau thực hiện động tác. Đặt đầu các ngón tay lên bề mắt tường bắt đầu từ vị trí thấp nhất, dần dần các ngón tay bò dần lên cao dần cho tới khi vượt qua đầu dựng lên theo phương thẳng đứng thì ép phần vai vào tường giữ 5 giây. Sau đó dần dần tay bò xuống vị trí ban đầu. Lưu ý khi bò đến giới hạn đau của vai cần cố gắng tăng thêm mức độ cao. Điều này có tác dụng làm mở rộng khớp vai tránh bị đông cứng. Thực hiện động tác 10 – 15 lần.
  • Người tập đứng thẳng, hai tay cầm một cây gậy độ rộng bằng vai. Từ từ nâng cây gây đưa từ dưới lên trên cho đến khi cảm thấy đau thì giữ khoảng 5 – 10 giây rồi hạ xuống. Thực hiện động tác 10 lần. Tiếp tục khi đưa gậy lên cao trên đỉnh đầu thì thực hiện động tác nghiêng trái và nghiêng phải. Lưu ý giữ phần hông thẳng. Chỉ nghiêng phần cổ vai mà thôi.
  • Vẫn sử dụng gậy, đưa lên trước mặt vuông góc với thân người. Đưa gậy về hướng bên phải hết cỡ, không nghiêng vai và thân người. Giữ 5 giây và đưa về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác tương tự với bên đối diện. Mỗi bên nghiêng 10 lần.
  • Người tập đứng thẳng. Đưa gậy ra sau lưng. Giữ gậy bằng cả hai tay cách nhau khoảng bằng vai. Từ từ nâng tay đưa gây hướng lên trên. Lưu ý không cúi gập người. Đưa lên đến giới hạn nhất định thì dừng lại, giữ 5 giây lại hại xuống. Thực hiện động tác 10 lần.
  • Tiếp theo vẫn giữ gậy và đưa gậy sang trái/ sang phải và cũng giữ tư thế 5 giây. Trở về tư thế ban đầu. Tập mỗi bên 10 lần.
Bài tập khớp vai với gậy
Bài tập khớp vai với gậy

>>>Xem thêm

Những điều cần lưu ý đối với người thường xuyên đau cổ vai gáy

Đau vai gáy mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của con người. Đau vai gáy thường xuyên đã đến sự khó chịu, đôi khi dẫn đến các biến chứng khác như đau đầu, mất ngủ, khó vào giấc, chóng mặt, hay quên. Vì vậy những người gặp bệnh lý này cần chú ý:

  • Với những người làm công việc văn phòng hoặc phải giữ nguyên tư thế đầu, cổ trong một thời gian dài cần có thời gian nghỉ để thư giãn vai gáy. Cách 1 tiếng nghỉ khoảng 3 – 5 phút để xoay cổ và vận động khớp vai.
  • Với người lao động chân tay không nên sử dụng tay hoặc bê vác đồ vật quá nặng bằng vai tránh đè ép và những chấn thương.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ vùng vai gáy.
  • Các bài tập vật lý trị liệu bên trên cũng rất tốt với những người không bị bệnh để tránh đau vai gáy sau này.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu calci, vitamin D, vitamin E, Omega – 3 … để có hệ xương cơ chắc khỏe.
  • Giữ ấm vùng cổ gáy khi trời chuyển lạnh.

Để phương pháp vật lý trị liệu vai gáy đạt được hiệu quả thì người bệnh cần có sự kiên trì luyện tập và có sự kết hợp các phương pháp.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *