Hiện nay thói quen bẻ khớp ngón tay rất nhiều người có nhưng họ không biết được đằng sau những lần bẻ khớp như vậy sẽ gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng. Cho dù đã được điều trị khỏi nhưng sau không thể hồi phục được như ban đầu. Để việc hồi phục đạt được tối ưu thì phương pháp vật lý trị liệu bẻ khớp có thể giúp bạn khắc phục những hậu quả mà thói quen này để lại.
Nội dung bài viết
Tự ý bẻ khớp gây ra những tác hại gì?
Bẻ khớp ngón tay là sở thích của không ít người mỗi khi bàn tay mỏi cần sự thư giãn hoặc đơn thuần chỉ là thói quen hàng ngày. Tuy nhiên họ lại hề biết rằng chính những hành động tưởng như vô hại này lại là nguyên nhân của một số bệnh về xương khớp khiến bạn khó chịu về sau.
Khi bẻ khớp chúng ta thường nghe thấy rất rõ những tiếng kêu lục cục tại khớp. Tiếng kêu này phát ra được là do dây chằng bị bật hoặc do vỡ bong bóng trong bao hoạt dịch của khớp. Nếu chỉ đơn thuần là tiếng kêu sau khi bẻ không gây thêm các biểu hiện khác tại khớp thì hoàn toàn không gây hại cho các ổ khớp mà còn tạo sự thư giãn, giảm mệt mỏi cho người làm. Nhưng nếu sau khi bẻ khớp mà có các triệu chứng như đau nhức, sưng viêm thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề tại ổ khớp.
Thói quen này rất hay gặp ở nhiều người, thậm chí có những người còn thích thú khi nghe những tiếng kêu lục cục này. Khi bẻ khớ sau cách có thể gây ra các tác hại như:
- Viêm khớp: khi bẻ khớp sau cách, hệ thống dây chằng xung quanh có thể bị tổn thương do đột ngột bị một lực tác động vào gây kéo giãn hết cơ , làm cho các khớp bị lỏng lẻo không cố định chắc chắn các khớp xương lại với nhau. Khi các dây chằng bị tổn thương sẽ dẫn tới sưng viêm gây đau nhức khớp.
- Trật khớp: do tác động quá đột ngột và mạnh nên có thể dẫn tới trật khớp.
- Hao mòn bề mặt xương khớp: trường hợp này do thói quen bẻ khớp thường xuyên và quá nhiều mà mỗi lần như vậy lực ma sát giữa 2 đầu sụn khớp có thể bị mài mòn dẫn đến tổn thương.
Vì vây không được tự ý bẻ khớp. Bài tập vật lý trị liệu bẻ khớp chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ với mục đích điều trị bệnh mà thôi.
Những cách đơn giản giúp bạn bỏ thói quen bẻ khớp
Nhiều người đã tự nhận ra sớm về những tác hại của việc bẻ khớp, nhưng có một số người lại rất khó bỏ bởi đây là thói quen thường ngày. Sau đây là một vài cách đơn giản giúp những người này có thể quên được thói quen có hại này:
- Tìm đến thói quen mới: việc tìm đến những thói quen mới sẽ giúp bạn chăm chú để ý hơn thói quen này mà quên đi việc bẻ khớp.
- Cố gắng kiểm soát hành vi: nếu như bạn thực sự quyết tâm bỏ thói quen này nhưng vẫn tái phạm thì có thể tự phạt bản thân bằng nhiều hình thức khác nhau, miễn sao khi bạn nhớ đến hình phạt này sẽ giúp bạn tránh xa thói quen xấu này.
- Dùng một số dụng cụ phòng ngừa: có thể sử dụng nhiều thứ như bao tay, kem dưỡng da..để bạn cảm thấy có vật nào đó đang ở trên tay mà không bẻ khớp tay được.
- Nên cảnh giác với thói quen này: bạn có thể nhờ người thân, hoặc ngươì quen chịu khó nhắc nhở mỗi khi có ý định bẻ khớp.
- Tìm người có cùng thói quen này và trao đổi thêm với nhau về cách từ bỏ việc bẻ khớp.
>>>Xem thêm:
Hướng dẫn một số động tác vật lý trị liệu bẻ khớp tốt cho cơ thể
Sau đây là một số bài tập vật lý trị liệu bẻ khớp hữu ích:
Động tác 1
Bài này giúp cho việc cử động được linh hoạt hơn và ngón tay được khỏe khoắn.
Cách tiến hành:
- Người bệnh dùng bàn tay lành từ từ nắn chỉnh những đoạn khớp ngón tay bị thương thẳng ra rồi sau đó gập từ từ lại.
- Chú ý nên duỗi thẳng các ngón tay rồi mới từ từ co gập lại. Thực hiện động tác này lặp lại nhiều lần để đem lại hiệu quả tốt hơn mong đợi.
Động tác 2
Mục đích của bài tập này là làm cho các ngón tay chắc khỏe và nhanh chóng hồi phục sau tổn thương sau bẻ khớp.
Cách thực hiện:
- Tay bị bệnh đặt úp lên bàn rồi từ từ lần lượt nhấc từng các ngón tay lên đến khi cảm thấy mỏi thì mới thả lỏng về vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác này thường xuyên sẽ thấy được bất ngờ.
Động tác 3
Mục đích để tăng cường độ chắc khỏe ngón tay làm tăng sức nắm.
Cách thực hiện:
- Người bệnh nắm chặt tay bị bệnh trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng thư giãn.
- Cứ tiếp tục làm đi làm lại động tác này liên tục trong mỗi lần tập để tay được nắm chắc hơn.
Động tác 4
Bài tập này nhằm mục đích làm tăng cử động cho bàn tay.
Cách thực hiện:
- Người bệnh nắm tay bị bệnh rồi sau đó chạm lần lượt đầu ngón tay cái với đầu các ngón tay còn lại.
- Thực hiện lặp lại nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần tập khoảng 10 đến 15 phút.
Khi bị tổn thương nhẹ vùng khớp ngón tay, dù có biết rằng vật lý trị liệu bẻ khớp phục hồi được gần như tình trạng khớp ngón tay ban đầu nhưng không phải thế mà có một số người lạm dụng để thoả mãn sở thích kỳ lạ này.