Trào Ngược Dạ Dày – 4 Nguyên Nhân và 2 Cách Điều Trị Hiệu Quả

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Bệnh trào ngược dạ dày không phải là bệnh lý xa lạ đối với chúng ta. Nếu để ý và hỏi thăm xung quanh chắc hẳn bạn sẽ phát hiện thấy rất nhiều người đang gặp tình trạng này. Số người bệnh cũng đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân xut phát từ chính sự chủ quan của mỗi người, thói quen sống thiếu lành mạnh.

Bệnh diễn biến âm thầm trong cơ thể. Giai đoạn đầu chỉ là sự khó chịu cho người bệnh, nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ nặng thêm và gây ra những biến chứng khôn lường. Bởi vậy mà mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về bệnh lý này cũng như cách phòng bệnh hiệu quả:

Trào ngược dạ dày là bệnh lý gì

Trào ngược dạ dày có tên đầy đủ là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD: Gastroesophagael Reflux Disease). Đây là một bệnh lý về tiêu hóa với cơ chế gây bệnh đó là hiện tượng acid dạ dày, dịch dạ dày hoặc dịch mật thoát ra khỏi dạ dày đẩy lên trên gây kích thích cho niêm mạc thực quản.

Khi acid bị đẩy lên, mức độ kích thích có thể từ nhẹ đến nặng và tạo nên những cơn đau dữ dội. Tùy từng trường hợp và mức độ nặng nhẹ mà ta có hướng điều trị phù hợp. Với mức độ nhẹ thì chúng ta chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt và dùng thuốc tại nhà.

Còn trường hợp nặng, khi này người bệnh cần có sự điều trị của bác sĩ sử dụng thuốc mạnh hơn hay các phương pháp phức tạp hơn để làm giảm triệu chứng kịp thời, tránh làm nặng thêm bệnh và phòng các biến chứng xấu xảy ra.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày thoát ra khỏi dạ dày mà trào lên đường tiêu hoá phía trên
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày thoát ra khỏi dạ dày mà trào lên đường tiêu hoá phía trên

Các dấu hiệu của hội chứng trào ngược dạ dày

Hội chứng trào ngược dạ dày bao gồm nhiều các dấu hiệu khác nhau. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nó đem đến cho người bệnh sự khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Bao gồm các dấu hiệu dưới đây:

Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua

  • Ợ nóng là cảm giác nóng rát vùng thượng vị, chính xác là từ dạ dày, nó lan lên xương ức đến cổ.
  • Ợ hơi là cảm giác ợ bật ra hơi.
  • Ợ chua nguyên nhân đến từ việc acid bị trào ngược lên trong miệng.

Các triệu chứng này thường đi kèm với nhau, xuất hiện chủ yếu khi ăn no, đầy bụng, khó tiêu, lúc nằm nhất là vào ban đêm.

Buồn nôn, nôn

Khi dịch vị dạ dày bị đẩy từ dưới lê dễ gây kích ứng niêm mạc phần bên trên tạo nên phản ứng buồn nôn thậm chí là nôn. Dâu hiệu này xảy ra thường xuyên với người bị trào ngược, nặng nhất là vào ban đêm. Đó là do tư thế ngủ của bạn cùng hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.

Đau tức vùng thượng vị

Bạn sẽ có cảm giác bị đè ép, thắt lại ở vùng ngực, có thể xuyên ra sau lưng và cánh tay. Điều này được giải thích là do acid trào ngược gây kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh tại bề mặt niêm mạc thực quản. Các cơ quan cảm ứng đau đưa ra tín hiệu cảnh báo là đau thắt ngực. Cần phần biệt với các bệnh đau thắt ngực do tim mạch hoặc bệnh về phổi.

Khó nuốt

Khi acid bị trào ngược sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản. Từ đó gây tình trạng phù nề, sưng tấy, thu hẹp lại đường kính thực quản. Điều đó dẫn đến người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt, nuốt vướng tại cổ.

Khản giọng và ho

Dây thanh quản cũng có thể bị ảnh hưởng bởi acid dạ dày trào ngược lên. Do đó mà bệnh nhân có thể bị phù nề dây thanh quản dẫn đến nói khó, ho, có thể viêm có dịch chảy xuống thanh phế quản.

Tiết nhiều nước bọt

Cơ chế tự bảo vệ của cơ thể là khi acid trào lên nhiều để trung hoà nó thì các tuyến nước bọt tại đây sẽ tăng tiết dịch nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy mới có hiện tượng tăng tiết nước bọt ở người bệnh.

ợ nóng, ợ hơi, ợ chua là hiện tượng thường thấy nhất ở người bị trào ngược
ợ nóng, ợ hơi, ợ chua là hiện tượng thường thấy nhất ở người bị trào ngược

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày

Thức ăn sau khi vào thực quản sẽ qua lỗ tâm vị để xuống dạ dày. Tại tâm vị có một vòng cơ thắt giúp cho thức ăn chỉ đi theo một chiều xuống mà không thể đẩy lên trên được. Khi cơ tâm vị xảy ra vấn đề khiến sự đóng mở này bất thường làm cho dịch dạ dày trào ngược lên trên. Bởi vậy mà có thể nói trào ngược đến từ hai nguyên nhân chính là bất thường từ thực quản hoặc vấn đề của dạ dày.

Bất thường từ thực quản

  • Bất thường cơ thắt dưới thực quản: Cơ dưới thực quản thường sẽ mở ra khi bạn nuốt thức ăn, sau đó đóng lại luôn để thức ăn không bị đẩy lên lại. Nếu như cơ thắt này yếu đi sẽ khiến cho thức ăn cùng acid dạ dày trào ngược lên phần thực quản.
  • Sự bất thường của cơ hoành: Cơ hoành được ví như cánh cửa nối giữa phần ngực và bụng. Khi cơ hoành đóng lại thì đồng thời sẽ tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản. Nếu cơ hoành bị thoát vị khiến cho sự phối hợp co giãn của nó với sự đống mở cơ thắt thực quản không được đồng đều. Thế nên mới có tình trạng dịch trào ngược.

Bất thường tại dạ dày

  • Thức ăn tổn đọng trong dạ dày trong một thời gian lâu hơn so với bình thường làm tăng nguy cơ trào acid lên thực quản.
  • Do tác động từ ổ bụng: Các động tác ho, hắt hơi, gập bụng tạo ra áp lực lớn trong ổ bụng. Vì thế mà dịch từ dạ dày mới trào lên trên được.

Một số nguyên nhân khác

  • Sử dụng một số loại thuốc tây y và trào ngược là tác dụng phụ của nó.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích, lười vận động, ăn xong nằm ngay…
  • Các bệnh lý như nhiễm trùng, tổn thương vùng thực quản.
  • Stress cũng làm tăng tiết acid, bất thường cơ thắt thực quản dưới.

Đối tượng có nguy cơ cao

Thực tế thì bệnh này có thể gặp ở bất kì ai, từ trẻ nhỏ ở lứa tuổi sơ sinh cho đến người lớn. Không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân cụ thể. Nhưng theo thống kê, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Đó là:

  • Người bị thừa cân, béo phì. Phần bụng của họ to nên tạo sức ép lớn lên bụng, đẩy ngược dịch dạ dày quay lên trên ống tiêu hoá.
  • Phụ nữ có thai trong những tháng cuối thai kì thì tử cung mở rộng gây chèn ép vào phần nội tạng trong ổ bụng.
  • Người có tiền sử dùng các nhóm thuốc trị hen suyễn, chẹn kênh calci, thuốc kháng histamin, an thần, chống trầm cảm, giảm đau chống viêm NSAIDS.
  • Người hút thuốc chủ động hoặc thụ động. Khói thuốc đi vào có thể vào đường tiêu hoá xuống gây kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày hay bệnh lý về mô liên kết như xơ cứng bì.
  • Người có lối sống và thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như ăn nhiều đồ chua, uống bia rượu,lười vận động, ăn nhiều mỡ, nằm ngay sau ăn…

Các biến chứng của trào ngược dạ dày

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây ra những đau đớn và khó chịu, trào ngược dạ dày nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến những biến chứng nặng. Chúng ta đều biết dạ dày là một cơ quan đặc biệt trong cơ thể, nơi chứa đựng và tiêu hóa một phần của thức ăn.

Bên trong dạ dày có các tế bào tiết acid, loại acid mạnh là HCl. Nó đóng vai trò hoạt hóa pepsin và tiêu hóa các protein. Bản thân thành dạ dày có một hàng rào rất kiên cố, ngăn không cho acid ăn mòn niêm mạc này. Nhưng các cơ quan khác thì lại không có.

Bởi vậy khi dịch dạ dày trào ngược lên trên thực quản tiếp xúc với lớp niêm mạc ở đây sẽ gây các tổn thương như ăn mòn, phù nề, viêm nhiễm, xơ xẹo hay thậm chí là ung thư. Gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Có thể kể đến như:

  • Viêm thực quản chiếm đến 50% tỷ lệ ở những người bị trào ngược. Các triệu chứng khá giống với hội chứng GERD như ợ nóng, trớ, tăng tiết nước bọt, nghẹn, khó nuốt, đau tức ngực…
  • Hẹp thực quản do sự tổn thương của phần niêm mạc, cơ trong ống thực quản. Nguyên nhân chính là acid từ dạ dày trào ngược lên, tổn thương trong một thời gian dài sẽ tạo mô sẹo gây hẹp. Bởi vậy mà có các triệu chứng như nuốt vướng, nghẹn vùng cổ, khó nuốt… Nặng hơn là sẽ bị hội chứng thực quản Barret.
  • Hội chứng thực quản Barret: Tỷ lệ mắc hội chứng này ở người trào ngược là 8-15% nhưng gây nguy hiểm cho người bệnh. Rất khó để phát hiện bởi vì nó không có các dấu hiệu đặc trưng nào để phân biệt với trào ngược thông thường. Chỉ có nội soi và sinh thiết mới có thể xác định chính xác tình trạng bệnh. Đây là tình trạng mô vảy đoạn dưới của thực quản bị biến dạng thành mô dạng cột giống như tại ruột, tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Ung thư biểu mô tuyến thực quản: Do sự tổn thương tích luỹ trong một thời gian dài tại thực quản khiến cho nguy cơ ung thư tại đây cũng tăng. Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi và có khả năng gây tử vong cao. Giai đoạn đầu cũng không có triệu chứng rõ ràng nhưng đến giai đoạn toàn phát thì có các triệu chứng như sụt cân nhanh, đau sau xương ức, khàn tiếng, nuốt nghẹn,…
  • Các biến chứng khác như viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa tái phát nhiều lần.
Biến chứng hội chứng thực quản Barret là một biến chứng nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao
Biến chứng hội chứng thực quản Barret là một biến chứng nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao

Cách phòng và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Phòng bệnh luôn luôn được đề cao hơn so với việc chữa bệnh. Bởi vậy mà ngay từ đầu chúng ta cần có ý thức trong việc phòng sao cho không cho tình trạng trào ngược dạ dày này xảy ra. Trong trường hợp này chúng ta nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn uống khoa học. Cụ thể là:

  • Chia thực đơn thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Ăn thường xuyên sẽ tốt hơn so với việc ăn ít bữa lớn. Điều này rất tốt cho người bị trào ngược.
  • Lựa chọn các thực phẩm phù hợp, tốt cho hệ tiêu hoá cũng như cải thiện triệu chứng của trào ngược dạ dày. Hạn chế các thực phẩm làm kích thích tăng tiết acid hoặc tăng co bóp đẩy thức ăn trào ngược tại dà dày.
  • Giữ cho cân năng được duy trì ở mức hợp lí.
  • Sau khi ăn nên có một khoảng thời gian nghỉ ngơi từ 15 – 30 phút. Tránh lao động ngay hoặc nằm ngay xuống.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng, stress. Có như vậy bệnh lý dạ dày mới hạn chế mắc phải hoặc cải thiện triệu chứng tốt hơn.
  • Tư thế ngủ nghiêng trái và phần đầu được kê cao hơn sẽ tránh trào ngược hiệu quả.

Điều trị trào ngược dạ dày

Theo thống kê thì tỷ lệ tái phát trào ngược lên đến 70%. Chính vì tỷ lệ cao như vậy nên nhiều người đồn nhau rằng bệnh này không thể chữa dứt điểm.

Nhưng theo như các bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá thì tuỳ vào từng giai đoạn của bệnh và phương pháp điều trị phù hợp, cùng với việc kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh là có thể làm giảm triệu chứng hoặc khỏi bệnh hoàn toàn.

Muốn được như vậy thì người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc và các lời khuyên hữu ích. Không được tự ý phối hợp nhiều loại thuốc khác vào điều trị chung khi chưa có sự chỉ định. Với các trường hợp trào ngược dạ dày nặng, sử dụng thuốc không hiệu quả có thể xem xét đến phương pháp phẫu thuật nhằm trị dứt điểm bệnh:

  • Phương pháp phẫu thuật Nissen hay phẫu thuật Toupet: Cơ chế là thắt chặt cơ và ngăn sự trào ngược. Phẫu thuật này có thể thực hiện mổ nội soi mổ mở tuỳ từng người bệnh.
  • Phẫu thuật LINX: Cơ chế là cấy ghép một vòng các hạt titan nhỏ chứa từ tín quấn quanh ngã ba dạ dày – thực quản. Lực hút của vòng này cho phép thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày nhưng ngăn tình trạng dịch dưới dạ dày trào ngược lên. Chi phí khá cao và hiện nay chỉ có một số ít bệnh viện thực hiện được.
Áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh
Áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh

>>>Xem thêm

Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì

Biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn hàng ngày cũng là một trong những cách hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày rất tốt. Bởi vì nó thuộc về nhóm bệnh tiêu hóa. Để phòng tránh hoặc giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh chúng ta nên sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:

  • Bánh mì: Người bị bệnh về dạ dày nói chung thì nên kết bạn với món bánh mì. Bởi vì tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên trên thực quản có nguyên nhân đến từ việc dư thừa acid. Khi dùng bánh mì, vào dạ dày bánh mì có tác dụng thấm hút lượng acid này, giảm đáng kể nồng độ và hạn chế được các tổn thương do acid gây ra.
  • Sữa chua: Nghe có vẻ ngược vì cơ thể đang dư thừa acid lại ăn thêm sữa chua. Nhưng ở trong loại thực phẩm này có nhiều lợi khuẩn giúp tăng cường tiêu hóa. Không nên ăn khi đói.
  • Bột yến mạch không chỉ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp chị em có được vóc dáng thon gọn mà còn giàu chất xơ. Ngoài ra bột yến mạch còn giúp hấp thu acid , giảm đáng kể các triệu chứng bệnh. Cách sử dụng cũng khá đa dạng như trộn cùng với sữa ấm để ăn buổi sáng hoặc răc lên trên sữa chua để ăn cùng, kèm theo trái cây tươi. Vừa ngon miệng lại tốt cho sức khoẻ.
  • Các loại đậu đỗ như đậu Hà lan, đậu xanh, đậu đỏ… có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng nhiều các amino acid rất tốt cho những người đang trong tình trạng trào ngược.
  • Đạm dễ tiêu: Khi ăn các loại thịt, cá chúng ta cũng cần phải lưu ý lựa chọn những loại đạm dễ tiêu để tiêu hoá được thúc đẩy nhanh hơn, acid không phải tiết ra quá nhiều để tiêu hoá các protein đó. Tránh làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Nghệ và mật ong được biết đến là hai nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp. Và rất nhiều người biết được công dụng của chúng đối với người bị bệnh dạ dày. Curcumin là tinh chất nghệ giúp nhanh chóng làm lành những tổn thương do acid ăn mòn niêm mạc, mật ong làm trung hoà acid.
  • Ngoài ra còn một số loại hoa quả nữa cũng được khuyến cáo nên sử dụng cho người bị trào ngược như chuối chín, dưa hấu, dưa gang, bơ, đu đủ chín, táo, dưa chuột…

Các loại thực phẩm không nên ăn gồm có:

  • Các loại hoa quả có chất nhựa, vị chát như sung, hồng xiêm… vì khi chất này đi vào dạ dày kết hợp cùng acid gây hình thành những cục sỏi nhỏ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá.
  • Đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ làm cho dạ dày khó tiêu hoá gây ách tắc làm tăng áp lực cho dạ dày và cơ thắt thặc quản dưới. Thức ăn đọng lại lâu hơn tăng nguy cơ gây trào ngược.
  • Các hoa quả không nên ăn là cà chua khi đói và lê. Cà chua có chứa nhiều acid tanic, khi đói ăn vào sẽ càng làm tăng độ acid trong dạ dày. Còn trong lê có chứa các chất xơ khó không hoà tan dễ kích ứng với dạ dày.
  • Không ăn thực phẩm, đồ uống chứa nhiều acid vì làm tăng độ acid trong dạ dày hơn.
  • Hạn chế ăn muối, socola, không dùng cà phê, thuốc lá hay uống rượu bia…

Trên đây là các phương pháp điều trị dạ dày trào ngược. Hơn hết là người bệnh nên tự ý thức cách phòng bệnh để giảm các nguy cơ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn hay các biến chứng nguy hiểm khác.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *