8 Thuốc Dạ Dày thường được Bác Sĩ khuyên Dùng Nhất

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Thuốc dạ dày là nhóm thuốc khá phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay. Sử dụng thuốc với các mục đích như giảm đau, giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng nặng. Nhóm thuốc này nằm trong danh mục thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Các nhóm thuốc dùng điều trị bệnh đau dạ dày

Các bệnh lý về dạ dày ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học. Trào ngược dạ dày – thực quản (hội chứng GERD) và đau dạ dày là hai bệnh thường gặp nhất. Để nói về các nhóm thuốc dùng trong điều trị bệnh dạ dày thì có 5 nhóm chính, mỗi nhóm lại có một cơ chế tác động khác nhau. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng nhóm thuốc dạ dày một dưới đây:

Nhóm thuốc kháng acid

Nhóm thuốc kháng acid có cơ chế hoạt động chung chính là làm trung hoà nồng độ acid có trong dạ dày từ đó giúp giảm các triệu chứng khó chịu gây ra do dư thừa acid tại đây. Từ đó mà bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị ảnh hưởng bởi acid làm tổn thương. Nhóm thuốc này được nghiên cứu và sử dụng khá sớm, được chia thành hai loại chính đó là nhóm kháng acid anion và nhóm kháng acid cation.

  • Nhóm kháng acid anion: có hai thành phần chính là calci carbonat (CaCO3) và natri bicarbonat (NaHCO3). Hiện nay thì nó khá ít được ứng dụng trong lâm sàng vì nhiều các tác dụng phụ. Thuốc này đưa thêm lượng Ca++ và Na+ vào cơ thể trong một thời gian dài, có thể hấp thụ vào máu gây quá tải hai ion này. Và còn một nhược điểm nữa là gây hiệu ứng bật lại. Có nghĩa là trong thời gian đầu dùng tì trung hoà, về sau lại gây kích thích tăng tiết acid nhiều hơn.
  • Nhóm kháng acid cation: có thành phần chính là magnes huydroxyd, nhôm hydroxyd Al(OH)3 hoặc các loại muối trilicat của Al, Mg, muối phosphat, carbonat… Mặc dù không gây hiệu ứng ngược hay làm úa tải Ca++, Na+ nhưng khi dùng đơn độc thì lại có các tác dụng phụ. Ví dụ như Mg gây nhuận tràng dẫn đến tiêu chảy, Al thì lại gây táo bón. Vì vậy mà hai loại này thường được dùng phối hợp với nhau.

Ngoài ra không dùng nhóm thuốc này cho người bị mắc bệnh thận mạn tính.

Thuốc dạ dày sử dụng trong điều trị các bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng...
Thuốc dạ dày sử dụng trong điều trị các bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng…

Nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPIs)

PPI là viết tắt của cụm từ proton pump inhibitor thường được dùng rộng rãi trong các trường hợp bệnh lý dạ dày do tăng tiết acid dịch vị. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này đó là ngăn chặn các vị trí tiết acid của các tế bào trong thành dạ dày. Các hoạt chất thường được dùng hiện nay là omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, dexlansoprazole … với các biệt dược quen thuộc như Prilosec, Prilosec OTC, Zegerid, Prevacid, Protonix, Aciphex, nexium, Dexilant… Thuốc dùng khi đói. Thường bác sĩ sẽ kê đơn uống buổi sáng, trước ăn từ 30 – 60 phút để có thể kiểm soát được sự tiết acid của dạ dày tốt hơn. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này rất hiếm gặp nhưng không phải là không có bao gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy… Ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc các nhiễm trùng đường ruột, phổi, tăng nguy cơ gãy xương đùi…

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Các liều thông dụng là:

  • Lansoprazole: Liều 15-30mg uống 1 lần/ ngày.
  • Omeprazole: Liều 20-40mg uống 1 lần/ ngày.
  • Pantoprazole: Liều 40mg uống 1 lần/ ngày.
  • Rabeprazole: Liều 20mg uống 1 lần/ ngày.
  • Esomeprazole: Liều 40mg uống 1 lần/ ngày.

Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2

Nhóm thuốc này cũng dùng để điều trị tình trạng dư thừa acid trong dạ dày. Không đem lại hiệu quả tác dụng nhanh như nhóm kháng acid ở trên nhưng lại bền vững hơn, kéo dài hiệu quả hơn. Các thuốc được biết đến nhiều nhất của nhóm này là nizatidine (Axid), cimetidine (Tagamet, Tagamet HB), famotidine (Pepcid, Pepcid AC), ranitidine (Zantac). Thuốc được kê đơn trong các trường hợp đau dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, và cả trào ngược dạ dày khi có các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, khó nuốt.

Thường thì bác sĩ sẽ kê đơn nhóm ức chế H2 phối hợp cùng các nhóm khác để đạt hiệu quả tốt hơn. Thuốc thường được dùng trước bữa ăn đầu tiên trong ngày khoảng 30 – 90 phút. Các tác dụng phụ tương đối nhẹ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu…

Một số thuốc thường dùng:

  • Cimetidin: Liều dùng 400-800mg. Uống 1 lần/ ngày vào buổi chiều sẽ tốt hơn là chia uống nhiều lần trong ngày.
  • Ranitidine: Liều dùng 150-300mg. Uống 1 lần/ ngày vào buổi chiều.
  • Nizatidine: Liều 20-40mg uống 1 lần/ ngày buổi chiều.
  • Famotidine: Liều 30-40mg uống 1 lần/ ngày buổi chiều.
Nhóm thuốc ức chế bơm H2 làm giảm tiết acid
Nhóm thuốc ức chế bơm H2 làm giảm tiết acid

Nhóm thuốc tạo màng bọc niêm mạc dạ dày

Nhóm thuốc bao niêm mạc này khi vào dạ dày có khả năng kết dính với lớp nhầy trong đây tạo thành một lớp màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị ăn mòn cũng như bao bọc đáy ổ loét. Nó cũng có tác dụng trung hòa acid nhưng yếu hơn so với thuốc kháng acid. Nhóm thuốc này quen thuộc với những cái tên như:

  • Silicate Al (Kaolin, smecta), silicate Mg (Gastropulgite), bismuth (subcitrate bismuth hay CBS) các thuốc này vừa tạo màng bọc lại tiêu diệt được vi khuẩn HP.  Liều dùng 120mg/ lần, ngày 4 lần.
  • Sucralfate (sucralfate gel, ulcer, kael…) gắn với protein của dạ dày tạo thành lớp màng chắc chắn khó bị phá hủy, ngăn chặn nguy cơ tái hấp thụ H+ và kích thích dạ dày tiết prostaglandin. Liều dùng 1g/ lần và 3-4 lần/ ngày.
  • Prostaglandin: Thường chỉ dùng loại E2 và E1. Tác dụng là giảm bài tiết acid trong dạ dày, kích thích tiết chất nhày và bicarbonat, tăng máu đến lưu nuôi dưỡng tại đây. Thuốc ít dùng trong điều trị mà thường dùng dự phòng nhiều hơn khi người bệnh đang sử dụng các thuốc NSAIDs hoặc thuốc aspirin. Biệt dược là Enprostol và Misoprostol. Liều dùng 200mg/ lần, ngày 4 lần hoặc 400mg/ lầm, ngày 2 lần.

Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn H. Pylori (HP)

HP là một loại vi khuẩn đặc biệt tồn tại được trong môi trường acid tại dạ dày. Kể cả một người bình thường trong dạ dày của họ cũng có sự xuất hiện của loại vi khuẩn này. Nhưng nếu mật độ vi khuẩn quá nhiều, phát triển mạnh thì cần phải kìm hãm lại để tránh các biến chứng nặng. Điều trị đau dạ dày thông thường chỉ điều trị triệu chứng mà không kèm theo diệt khuẩn HP. Chỉ trong trường hợp xét nghiệm HP vượt quá chỉ số cho phép mới sử dụng kháng sinh.

Kháng sinh dùng trong trường hợp này cần có sự kết hợp của nhiều nhóm gồm clarithromycin và Amoxicilin hoặc metronidazole. Thuốc cần uống đủ ngày, đủ liều lượng. Thường là trong 14 ngày nhằm dứt điểm triệu chứng, phòng tái phát.

Ngoài các nhóm thuốc chính trên thì một số bác sĩ còn kê thêm các loại khác như mucosta, rebamipide hoặc selbex. Hoặc các thuốc Đông y, chế phẩm y dược cũng đem lại hiệu quả tích cực.

Khi nào nên sử dụng thuốc dạ dày

Có một thực trạng rất đáng buồn ở nước ta hiện nay đó là người dân khi bị bệnh thì không đi khám bác sĩ mà tự ý ra nhà thuốc quen để kể triệu chứng mua thuốc. Vậy nên mới có tình trạng là dùng thuốc không đúng bệnh hoặc không đúng cách. Vì thế bệnh tình không những không giảm mà còn nặng hay bị nhờn thuốc.

Đối với bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày, đau dạ dày thì việc dùng thuốc phải vô cùng cẩn thận. Bởi vì các bệnh lý này ngày càng nhiều người mắc phải ở nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ nhỏ, người trưởng thành cho đến người già. Mà tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang dần trở nên nhiều hơn gây báo động. Chính vì vậy mà chúng ta cần biết sử dụng đúng cách. Các thời điểm dùng thuốc thường là:

  • Khi có cơn đau dạ dày cấp tính: Các con đau dạ dày gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Việc không điều trị kịp thời các con đau cấp dễ dẫn đến tình trạng viêm loét nguy hiểm hơn. Dùng thuốc lúc này là điều cần thiết nhằm mục đích trung hòa acid dịch vị, giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh.
  • Uống hàng ngày theo hướng dẫn: Các loại thuốc khác nhau sẽ có chỉ định khác nhau về thời gian uống trong ngày. Trong quá trình điều trị bệnh thì người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn này nhằm đảm bảo thuốc phát huy tốt tác dụng của nó và giảm các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Dùng trước khi đi ngủ: Nhiều người bệnh gặp tình trạng bị trào ngược dạ dày thực quản bà ở ban đêm gây quấy rối ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Bởi vậy mà cần sử dụng thuốc đúng cách để kiểm soát tốt sự tiết acid của dạ dày, cải thiện triệu chứng.

Nhiều trường hợp người bệnh chỉ có các triệu chứng đau thoáng qua, mức độ nhẹ nên người bệnh thường chủ quan không dùng thuốc. Do đó càng làm tăng nguy cơ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên bạn cần phải đi khám và điều trị sớm.

Top 8 thuốc dạ dày giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả

Có khá nhiều phương pháp điều trị dạ dày hiện nay nhưng sử dụng thuốc vẫn được ưa chuộng nhất bởi tác dụng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Dưới đây 8 thuốc dạ dày được dùng nhiều nhất:

Thuốc dạ dày Yumangel giảm tiết acid

Yumangel là một sản phẩm đến từ Hàn Quốc còn được gọi với các tên khác quen thuộc hơn là thuốc chữa Y.

Thành phần chính bao gồm:

  • Mcocrinstallin cellulose – Natri carboxylmethylcellulose
  • Dung dịch D-sorbitol
  • Sucrose
  • Chlorhexidin acetat
  • Dimethyl polysiloxan 25% (nhũ dịch simethicon)
  • Hương bạc hà
  • Lucta 45
  • Cồn, nước tinh khiết.

Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng mỗi lần dùng 01 gói, ngày uống 2 – 4 lần. Thời gian uống: Trước ăn 30-60 phút hoặc trước khi đi ngủ.

Tác dụng:

  • Giảm tiết acid tại dạ dày
  • Cải thiện tốt tình trạng ợ nóng, ợ chua
  • Nhanh chóng làm êm dịu cơn đau
  • Giảm tình trạng trào ngược dạ dày
  • Hạn chế các tổn thương viêm loét dạ dày – tá tràng

Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người có tiền sử rối loạn chức năng gan thận và có các vấn đề về tim mạch.

Thuốc dạ dày Yumangel giảm đau dạ dày hiệu quả
Thuốc dạ dày Yumangel giảm đau dạ dày hiệu quả

Thuốc Gaviscon bao phủ niêm mạc dạ dày

Gaviscon là sản phẩm đến từ Anh Quốc giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng trào ngược dạ dày và đau dạ dày hiệu quả.

Thành phần chính của thuốc:

  • Natri alginat
  • Natri bicarbonat
  • Calci carbonat
  • Tá dược: carbomer 974P, natri hydroxid, natri saccharin, hương bạc hà số 2, methyl parahydroxybenzoat, propyl parahydroxybenzoat, nước tinh khiết.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Mỗi lần 1 – 2 gói, ngày uống 4 lần. Thời gian sử dụng sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Trẻ em <12 tuổi: Tham khảo hướng dẫn của bác sĩ.

Công dụng: Thuốc kết hợp với acid dạ dày tạo thành một lớp gel trải trên bề mặt niêm mạc, ngăn cản sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản. Hương bạc hà the mát vô cùng dễ uống.

Gastropulgite giảm trung hoà acid dạ dày

Loại thuốc này rất thường gặp trong các đơn thuốc được bác sĩ kê cho bệnh nhân đau dạ dày. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Beaufour Ipsen thuộc nước Pháp.

Thành phần chính:

  • Attapulgite de Mormoiron
  • Gel Aluminium Hydroxyde
  • Magnesium carbonate

Hướng dẫn sử dụng: Liều sử dụng là 1 gói/ lần ngày 2 – 4 gói. Đổ thuốc bột vào cốc, thêm một chút nước, hoà tan bột rồi uống. Thời gian dùng: Trước hoặc sau bữa ăn đều được, ngay khi có các triệu chứng đau dạ dày.

Công dụng:

  • Trung hoà acid trong dạ dày, tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Chữa lành các vết tổn thương niêm mạc
  • Ngăn không có các vi khuẩn gây hại cho niêm mạc dạ dày và đường tiêu hoá nói chung.
  • Có khả năng cầm máu tạm thời bằng cách tăng hàm lượng chất nhầy bao phủ niêm mạc, hỗ trợ cải thiện và phục hồi tổn thương của niêm mạc.

Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị suy thận, người chuẩn bị phẫu thuật. Tác dụng phụ thường thấy nhất của thuốc là gây buồn ngủ nên thận trọng với các đối tượng cần có sự tập trung cao như tham gia giao thông, điều hành máy móc…

Gastropulgite thuốc dạ dày sử dụng trong các trường hợp đau dạ dày
Gastropulgite thuốc dạ dày sử dụng trong các trường hợp đau dạ dày

Nexium 24h ức chế bơm proton, ngăn tiết acid

Đây là thuốc ngoại được nhập khẩu từ Mỹ có tác dụng rất tốt đối với những người bị đau, viêm loét dạ dày.

Thành phần chính: Esomeprazole 20mg.

Hướng dẫn sử dụng: Uống 01 viên/ lần và 1 lần/ ngày sau bữa sáng.

Công dụng:

  • Làm dịu các triệu chứng bệnh dạ dày do vi khuẩn HP tấn công như ợ hơi, ợ chua, đau.
  • Giảm tiết acid, ngăn ngừa tình trạng dư thừa quá nhiều trong dạ dày.
  • Hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản hiệu quả.
  • Phục hồi tổn thương tại niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm nhiễm tại đây.
  • Tăng sinh các tế bào mới tại dạ dày.
  • Cân bằng pH dạ dày
  • Phòng ngừa các vấn đề liên quan đến viêm loét dạ dày tái phát.

Chống chỉ định với trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thau và cho con bú, người có bệnh nền nghiêm trọng như suy gan thận, ung thư.

Thuốc Omeprazole chữa trào ngược dạ dày

Thuốc thông dụng và được dùng nhiều nhất trong bệnh dạ dày đó là Omeprazole. Có nhiều hãng trong và ngoài nước sản xuất khác nhau. Có hai loại viên nén hàm lượng là 20mg, 40mg. Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton PPI.

Thành phần chính:

  • Polyvinyl K30
  • Hydroxypropylmethyl cellulose E5
  • Natri methyl paraben
  • Natri lauryl sulfat
  • Dinatri hydrogen orthophosphat…

Hướng dẫn sử dụng: Trong điều trị đau dạ dày thì mỗi lần uống 40mg, uống 1 lần/ ngày. Sử dụng trước bữa ăn.

Công dụng:

  • Giảm nhanh chóng cơn đau dạ dày trong các trường hợp bị trào ngược, viêm loét dạ dày.
  • Cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, ăn lâu tiêu.
  • Giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Thuốc dạ dày Ranitan 300mg hỗ trợ giảm tiết acid

Ranitan được bào chế bởi công ty dược phẩm OPV tại Việt Nam. Dạng bào chế là viên nén bao phin. Nó khắc phục nhanh chóng cơn đau, điều trị nhiều các triệu chứng trong bệnh dạ dày.

Thành phần chính: Ranitidine hàm lượng 300mg.

Hướng dẫn sử dụng: Ngày dùng 1 viên trước khi đi ngủ hoặc uống 1/2 viên/ lần và 2 lần/ ngày.

Công dụng:

  • Giúp ức chế tiết acid trong dạ dày
  • Giảm đau nhanh chóng trong trường hợp loét dạ dày
  • Cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày
  • Điều trị hiệu quả hội chứng Zollinger-Ellison
  • Cải thiện triệu chứng bệnh viêm thực quản.

Thuốc có một số tác dụng phụ như đau mỏi cơ, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, nổi mày đay, phát ban, thay đổi men gan.

Sucralfate tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày

Là thuốc thuộc nhóm tạo ra màng bọc bảo vệ niêm mạc ruột và cũng được sử dụng trong các trường hợp viêm dạ dày.  Thuốc bào chế dưới dạng viên nén 1g.

Thành phần chính: Sucralfate 1g và tá dược vừa đủ.

Hướng dẫn sử dụng: Mỗi lần uống 1 viên. Ngày uống 4 lần. Thời gian uống là khi đói, trước ăn ít nhất 1h.

Công dụng: Tạo thành một lớp mỏng bao bọc lấy vết loét. Nó như một tấm lá chăn ngăn acid gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày và tạo điều kiện cho những vết loét trước đó mau chóng phục hồi. Từ đó có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày rất tốt.

Sucralfate bảo vệ niêm mạc dạ dày
Sucralfate bảo vệ niêm mạc dạ dày

Dạ dày Nhất Nhất thuốc điều trị đau dạ dày

Thuốc dạ dày Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng như nhiều người đã nhận định. Thành phần của thuốc là các vị thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược an toàn, ít tác dụng phụ, cải thiện triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng.

Thành phần chính: Bán hạ, cam thảo, chè dây, can khương, khương hoàng, trần bì, hương phụ.

Hướng dẫn sử dụng: Mỗi lần uống 01 viên, ngày uống 2 lần.

Công dụng:

  • Điều trị các trường hợp viêm loét dạ dày cấp và mạn tính.
  • Giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, ăn uống không ngon, nóng rát thượng vị…
  • Điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu, sôi bụng…

Chống chỉ định thuốc với trẻ dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử sốt cao co giật, động kinh, rối loạn tiêu hoá và loét dạ dày thể nhiệt (do ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia…)

>>>Xem thêm

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc dạ dày

Khi bạn đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh dạ dày và những người đang bị bệnh phải lưu ý những điều sau:

  • Các thuốc Tây y đem lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên kèm theo đó là nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy mà bạn không nên tự ý sử dụng, phải có sự thăm khám và kê đơn, phối hợp thuốc của bác sĩ. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để biết cách uống sao cho đạt kết quả tốt nhất.
  • Khi đang sử dụng một loại thuốc khác thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống. Vì các thuốc có thể bị tương tác với nhau dẫn đến hệ quả xấu.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng cần kết hợp với thay đổi lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống sao cho khoa học để bệnh nhanh hồi phục cũng như phòng tái phát.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm có hại cho hệ tiêu hoá nói chung và dạ dày nói riêng nhất là các đồ cay nóng, chua, đồ nhiều dầu mỡ, đồ chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hoá như rau củ tươi, trứng, sữa, thức ăn chứa nhiều tinh bột trong thực đơn hàng ngày.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ. Tránh thức khuya hay ăn khuya vì dễ làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Khi cần cần phải nhai kĩ, tránh tình trạng ăn quá no hoặc quá đói.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh những stress vì đây là nguyên nhân gây tăng tiết acid.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ.

Trên đây là các nhóm thuốc dạ dày được sử dụng thông dụng hiện nay. Tuỳ vào từng nguyên nhân gây bệnh hoặc các triệu chứng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho người bệnh. Mọi người cần tuân thủ nghiêm ngặt về hướng dẫn sử dụng, liều lượng và liệu trình nhằm điều trị dứt điểm tình trạng bệnh, phòng tái phát xảy ra.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *