Trào ngược Dạ Dày nên ăn gì? [8 Thực phẩm VÀNG]

Người bị trào ngược dạ dày gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng kèm theo đó là đau tức thượng vị, đầy bụng, chướng hơi… Các bác sĩ thường khuyên rằng ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống khoa học nhằm hạn chế nguyên nhân và sự chuyển biến nặng do ăn uống. Ngoài ra còn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người bệnh. Vậy trào ngược dạ dày nên ăn gì sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây:

Chế độ ăn uống và bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày về bản chất là sự dư thừa của dịch vị dạ dày ( thường là acid, dịch mật có khi là cả thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết). Mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công. Khi yếu tố tấn công mạnh mẽ hay yếu tố bảo vệ yếu sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu. Cơ thể bảo vệ dạ dày bằng cách tăng trương lực cơ thắt thực quản và tăng tiết chất nhày bảo vệ. Vì lý do nào đó khiến cho các chất này ở dạ dày nhưng lại đẩy ngược lên thực quản thậm chí là khoang miệng. Mỗi ngày lượng thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể có ảnh hưởng tới quá trình tiết acid của các tế bào viền trong thành dạ dày. Vậy nên những người đang gặp tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản nếu ăn đúng loại thực phẩm phù hợp sẽ có tác dụng cải thiện triệu chứng vô cùng hiệu quả. Các loại thức ăn bạn cần chọn phải đem lại một trong các tác dụng sau:

  • Có thể giảm tiết acid trong dạ dày.
  • Hút bớt acid HCl để giảm triệu chứng trào ngược.
  • Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Trung hòa acid dư thừa có trong dạ dày.
  • Kích thích tiêu hóa tốt hơn.

Bởi vậy khi chọn lựa thực phẩm cho người bị trào ngược cần dựa vào nguyên tắc sau:

  • Sử dụng các loại thực phẩm mang tính kiềm, có tác dụng trung hòa acid: Ưu tiên các loại thực phẩm làm từ tinh bột như bánh mì, bột yến mạch, … Và các loại giữa kích thích tiêu hóa dễ dàng hơn như sữa chua…
  • Tránh các thực phẩm gây tăng tiết acid hoặc gây kích thích cơ thắt thực quản. Ví dụ như đồ uống có ga, đồ ăn nhiều gia vị, đồ có tính nóng, đồ có vị chua như cam, chanh, dưa muối, bạc hà…
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày thoát ra khỏi dạ dày mà trào lên đường tiêu hoá phía trên
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày thoát ra khỏi dạ dày mà trào lên đường tiêu hoá phía trên

Thực phẩm vàng cho người bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày nên ăn gì cũng được, miễn là phải tuân theo quy tắc như đã được nói ở trên. Dưới đây là một số gợi ý về các món ăn, thực phẩm và hoa quả mang đến những lợi ích bất ngờ dành cho người bệnh. Nó vừa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, …

Các nhóm thực phẩm vàng được bác sĩ tiêu hóa cùng chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người bị bệnh trào ngược dạ dày đó là:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Bánh mì

Người bị bệnh dạ dày như trào ngược, đau dạ dày thì nên học cách làm thân với món bánh mì. Bởi vì đây là món ăn tối ưu nhất cho người bệnh. Bột mì sau khi được lên men và đem đi nướng sẽ tạo ra một cấu trúc đặc biệt dễ thấm hút nước. Khi vào dạ dày sex giúp hấp thụ lượng acid còn dư ở trong đây. Vậy nên các triệu chứng trào ngược do acid sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng ngăn ngừa nó trào ngược lên thực quản gây ợ chua, đau dạ dày hay nóng rát niêm mạc họng. Thời gian dùng tốt nhất đó là khi đói, acid dịch vị tiết ra nhiều.

Tinh bột và đặc tính rỗng bên trong có khả năng thấm hút cao, giúp thấm hút tốt acid dự thừa trong dạ dày
Tinh bột và đặc tính rỗng bên trong có khả năng thấm hút cao, giúp thấm hút tốt acid dự thừa trong dạ dày

Ăn các loại đậu đỗ

Trong đậu đỗ có chứa nhiều các chất xơ cùng một số các amino acid cần thiết cho người bị trào ngược. Cụ thể là chất xơ giúp tăng cường hệ tiêu hóa, giúp cho thức ăn không bị tồn đọng quá lâu trong dạ dày sinh hơi, sinh men. Các amino acid thì hỗ trợ cho dạ dày hoạt động và tiết các chất cần thiết cho tiêu hoá diễn ra thuận lợi.

Nhưng bạn cần biết rằng không phải loại đậu nào cũng có thể sử dụng được. Vì nếu không biết cách ăn thì càng làm bệnh nặng hơn. Theo đó đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen có thể gây ra hiện tượng đầy hơi nếu ăn quá nhiều. Phương pháp chế biến đó là trước khi ăn hãy đem ngâm đậu với nước sạch qua đêm. Như vậy sẽ giúp đậu mềm ra, giảm bớt thời gian chế biến. Khi ăn cũng chỉ nên ăn với một lượng vừa phải để không bị đầy hơi, chướng bụng khi mà vốn mình đang bị trào ngược trước đó.

Chọn thực phẩm giàu đạm nhưng dễ tiêu

Khi bị trào ngược cảm giác đầy bụng khó tiêu khiến chúng ta rất sợ ăn những món giàu chất đạm. Vì đây là một trong các thành phần khó tiêu hóa nhất, cần thời gian dài. Nhưng không thể nào kiêng hoàn toàn chất đạm được, cơ thể cần năng lượng để hoạt động. Thay vì kiêng hoàn toàn thì bạn hãy lựa chọn các thực phẩm giàu đạm nhưng lại dễ tiêu. Có thể kể đến một số loại như thịt ngan, thịt lợn phần thăn, lưỡi lợn… Ngoài bổ sung chất đạm cho cơ thể thì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt này còn có tác dụng trung hòa acid. Thịt vịt và thịt gà thì nên tránh. Vì thịt gà có tính nóng, thịt vịt thì tính lạnh, đây là hai đặc tính càn kiêng kị đối với dạ dày.

Nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong không chỉ được biết đến là thực phẩm tốt cho dạ dày mà còn được y học cổ truyền xếp vào nhóm các dược liệu chữa bệnh trào ngược và đau dạ dày.

  • Trong mật ong có chứa nhiều loại vitamin nhóm B, C, E, K và các hoạt chống chống oxy hoá giúp tăng đề kháng cho hệ đường ruột và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Đường có trong mật ong có tác dụng chuyển hoá Melanin làm dịu các cơn co thắt tại dày dày, người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn. Acid Phenolic và Flavonoid hỗ trợ làm lành các vết thương. Các chất khác như calci. sắt, kẽm, magie… ổn định hệ tiêu hoá và kiểm soát tốt các cơn đau.
  • Trong nghệ có hoạt chất curcumin giúp trung hoà acid dà dày, bao bọc lấy tổn thương, nhanh chóng làm se khiét và lành các vết loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó còn có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn hỗ trợ trong việc điều trị vi khuẩn HP, làm ổn định môi trường acid có trong dạ dày.

Cách sử dụng nghệ và mật ong khá đơn giản. Bạn có thể xem nó như hai loại nguyên liệu dùng trong chế biến các món ăn, đồ uống mỗi ngày. Nhưng ở giai đoạn cấp thì nên điều trị tích cực hơn. Có hai cách thường được áp dụng như sau:

  • Cách 1: Uống nước cốt nghệ mật ong. Nghệ tươi đem rửa sạch, thái thành miếng nhỏ. Tiếp theo đem giã hoặc xay cho nhuyễn. Cho phần nhuyễn này vào trong mảnh vải xô, vắt lấy phần nước cốt, bỏ bã đi. Hoà nước cốt với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1. Cho vào lọ thuỷ tinh sạch đậy kín nắp rồi bảo quản. Mỗi buổi sáng sau ăn và trước khi đi ngủ lấy 2 muỗng nước cốt nghệ mật ong pha với nước ấm và uống.
  • Cách 2: Làm viên hoàn nghệ mật ong. Cách làm viên hoàn cũng khá đơn giản. Nghệ cũng đem cạo vỏ rồi rửa sạch. Thái thành những lát mỏng. Đem lát nghệ xếp thành lớp rồi phơi, sấy cho khô. Xay hoặc giã nghệ khô thành bột nghệ. Tiếp tục trộn mật ong với bột nghệ sao cho có thể vo tròn thành các viên bằng đầu đũa. Ngày uống 4-6 viên chia 2 lần sáng tối đều đặn trong vòng nửa tháng là thấy các triệu chứng cải thiện một cách rõ rệt.
Sử dụng bột nghệ và mật ong chữa bệnh dạ dày là mẹo đã có từ rất lâu đời
Sử dụng bột nghệ và mật ong chữa bệnh dạ dày là mẹo đã có từ rất lâu đời

Sữa chua

Nhiều người lầm tưởng sữa chua có vị chua nên có tính acid sẽ không tốt cho người bệnh dạ dày. Nhưng sự thật thì trong sữa chua có acid lactic có nồng độ acid vô cùng yếu nên không ảnh hưởng nhiều đến độ acid tại đây. Hơn thế nữa các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp cái thiện hệ tiêu hoá hiệu quả. Người bị bệnh trào ngược thường có triệu chứng đầy bụng, chướng hơi là do thức ăn bị ứ đọng lại, không kịp tiêu hoá hết. Vậy nên khi ăn sữa chua hàng ngày sẽ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu này. Nhưng chỉ ăn sữa chua sau khi ăn, không nên ăn khi đang thấy đói bụng.

Bột yến mạch

Bột yến mạch cũng là một nguyên liệu được khuyên sử dụng cho người bị trào ngược. Trong loại bột này chứa khá nhiều hàm lượng chất xơ nên cũng có khả năng thấm hút acid dịch vị dạ dày rất tốt làm giảm nồng độ acid tại đây. Từ đó giảm khả năng bị trào ngược. Bột yến mạch có nhiều cách chế biến khác nhau như để nấu cháo, nấu soup hay pha với sữa nóng rồi ăn cho bữa sáng. Vừa dinh dưỡng và chữa bệnh.

Uống sữa

Trong sữa có chứa phong phú nhiều loại chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Và trong số đó có nhiều chất có khả năng làm bão hoà acid dạ dày cũng như kích thích cho tiêu hoá tốt. Quả thực người bị trào ngược không nên bỏ qua việc sử dụng sữa để tăng cường dinh dưỡng, chống trào ngược. Không uống sữa vào buổi sáng, nhất là khi đói. Uống sữa ấm tốt hơn là sữa lạnh.

Uống sữa đúng cách sẽ giúp hỗ trợ cải thiện hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản hiệu quả
Uống sữa đúng cách sẽ giúp hỗ trợ cải thiện hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản hiệu quả

Bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại rau tốt cho người có các bệnh về dạ dày được các bà nộ trợ lựa chọn rất nhiều. Trong thành phần của bông cải xanh có thể kể đến như chất xơ, kẽm, sắt, đồng, vitamin A, vitamin C… giúp ngăn ngừa sự oxy hoá trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích cho hệ tiêu hoá dễ dàng hơn giảm các triệu chứng đầy bụng chướng hơi. Ăn nhiều bông cải xanh bạn sẽ thấy giảm triệu chứng một cách rõ rệt.

Rau cải bó xôi

Cải bó xôi cũng là một thực phẩm tốt dùng trong trường hợp này. Nó chứa các thành phần gồm nước, protein, lutein, vitamin K và nhiều chất chống oxy hoá làm giảm tác hại của acid dạ dày. Từ đó thúc đẩy tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế hình thành các vết loét và tăng hệ miễn dịch cơ thể. Người bệnh hay bổ sung cải bó xôi vào các bữa ăn hàng ngày của mình để thấy được hiệu quả.

Măng tây

Độ pH của măng tây được biết đến là khá cao, thực phẩm này có vị đắng đặc trưng nên khả năng kiềm hoá, trung hoà acid dạ dày khá tốt. Măng tây dùng chế biến nhiều món ăn ngon như luộc, xào với một số loại thịt, rau củ khác…

Thực phẩm giàu Omega-3

Omega – 3 được biết đến là hoạt chất vô cùngt ốt cho sức khoẻ, góp phần vào nhiều chuyển hoá quan trọng của cơ thể. Đối với bệnh dạ dày nó được ví như thuốc kháng viêm tự nhiên làm ức chế phản ứng loét niêm mạc. Hoạt chất này tìm thấy nhiều trong hạt lanh, dầu oliu, dầu hướng dương, hạt óc chó, hạnh nhân…

Trào ngược dạ dày ăn hoa quả gì thì tốt

Ngoài các loại thực phẩm kể trên thì trái cây cũng góp phần đem lại những tác dụng tương tự. Một số loại trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt cho bệnh dạ dày đó là:

  • Quả dưa hấu
  • Quản dưa gang
  • Chuối tây
  • Quả bơ
  • Táo
  • Đu đủ chín
  • Việt quất
  • Nước dừa
  • Thanh long
Một số loại trái cây có nhiều tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc giảm triệu chứng trào ngược dạ dày
Một số loại trái cây có nhiều tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

>>>Xem thêm

Những lưu ý dành cho người bị trào ngược

Ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống thì người bệnh cũng cần lưu ý về cả chế độ sinh hoạt. Vì đồng thời hai yếu tố này đều có mặt trong nguyên nhân gây bệnh và có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh ổn định nếu biết điều chỉnh sao cho khoa học. Cụ thể như sau:

  • Không nên ăn quá lo hoặc nhịn đói quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động co thắt và điều tiết acid của dạ dày.
  • Nên sử dụng cách chế biến là luộc, hấp. Hạn chế tối đa các phương pháp chế biến chiên, rán nhiều dầu mỡ làm giảm  tiêu hoá tại dạ dày.
  • Mỗi ngày trước các bữa ăn nên uống một cốc nước ấm làm ổn đỉnh nhu động ruột. Nên uống từ từ, không nên vội vàng.
  • Người bị bệnh dạ dày nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh việc dạ dày phải làm việc quá sức.
  • Sau khi ăn không nên nằm hoặc làm việc nặng sẽ khiến cho hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng. Ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng.
  • Không nên ăn quá muộn, ăn sai bữa. Ăn ít nhất cách 3 tiếng trước khi đi ngủ để dạ dày không phải làm việc kể cả khi bạn đang ngủ.
  • Ăn chậm, nhai kĩ là kinh nghiệm của cha ông ta ngày xưa thường dùng để khuyên con cháu. Và nó vẫn đúng cho bệnh trào ngược dạ dày này.

Trào ngược dạ dày nên ăn gì đã được chúng tôi liệt kê rất rõ ở bài viết trên. Những loại thực phẩm, hoa quả này đã chứng minh được tác dụng của chúng trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược.

Đánh giá nội dung