Tiểu ra Máu ở Nữ nguyên nhân do đâu? Biện pháp phòng bệnh

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Một ngày khi đi tiểu đột nhiên các bạn nữ phát hiện ra nước tiểu của mình không giống mọi khi mà lại có màu hồng chắc hẳn bạn sẽ rất lo lắng vì không biết đã mắc bệnh gì? Thực tế thì hiện tượng tiểu ra máu ở nữ không phải là hiếm gặp. Nguyên nhân có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. Đa số trường hợp nếu phát hiện sớm, được điều trị đúng phương pháp thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan. Hãy đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn vè triệu chứng này nhé:

Tiểu ra máu là bệnh gì

Nước tiểu là một sản phẩm bài tiết của thận, đi ra ngoài cơ thể thông qua đường niệu đao. Nước tiểu của người bình thường sẽ có màu trắng trong cho đến màu vàng  nhạt. Tuỳ vào chế độ ăn uống mỗi ngày mà màu sắc của nước tiểu sẽ có sự thay đổi. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng nhiều khi thay đổi này lại không phải do ăn uống mà nó lại đang phản ánh tình trạng sức khoẻ của chính chúng ta. Nhất là khi nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Người ta gọi đó là hiện tượng tiểu ra máu. Có nghĩa là các tế bào hồng cầu vì một lý do nào đó mà theo dòng nước tiểu bài xuất ra ngoài cơ thể.

Tiểu ra máu thì nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt hoặc đỏ
Tiểu ra máu thì nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt hoặc đỏ

Phân loại tiểu máu

Tiểu máu được chia ra làm hai loại chính gồm tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể. Đại điểm cụ thể của hai loại này là:

  • Đái máu đại thể: Lượng máu trong nước tiểu số lượng nhiều khiến thay đổi màu sắc của nước tiểu bình thường. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt. Tùy nồng độ hồng cầu có mức từ trung bình đến nhiều sẽ cho nước tiểu có màu hồng nhạt cho đến đỏ thẫm, thậm chí ta còn thấy xuất hiện các cục máu đông. Có trường hợp nước tiểu lại có màu nâu thâm, cuối bãi thấy có cặn màu nâu.
  • Tiểu máu vi thể: Vi là nhỏ, ít. Tiểu máu vi thể là số lượng hồng cầu ít nên chưa làm thay đổi màu sắc nước tiểu được hồng cầu niệu vượt quá 10.000 hồng cầu/ ml. Thường thì trường hợp đái máu vi thể này khó phát hiện. Chỉ trùng hợp khi bạn đi kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm nước tiểu định kì.
Tiểu ra máu là hiện tượng không khó hiếm gặp trên giới tính nữ và do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau
Tiểu ra máu là hiện tượng không khó hiếm gặp trên giới tính nữ và do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau

Nguyên nhân sinh lý dẫn đến tiểu máu ở phụ nữ

Như đã nói ở trên người bình thường chỉ phát hiện đái máu khi thấy nước tiểu chuyển sang màu hồng hoặc đỏ. Nhưng cũng có trường hợp dương tính giả, tức là màu đỏ trong nước tiểu không phải là hồng cầu mà do nhiều nguyên nhân khác nữa. Đó là

Nước tiểu đỏ do thực phẩm

Một số loại thực phẩm tự nhiên có màu sắc đỏ đặc trưng khi ăn vào cơ thể không có quá nhiều sự biến đổi. Vì vậy màu sắc này sẽ theo và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Có thể kể đến một số loại thực phẩm như vậy là rau Dền đỏ, rau chua, dâu đen, củ cải đường, củ Dền, quả mâm xôi… Khi bữa sau bạn không ăn các thực phẩm này nữa nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Nước tiểu màu đỏ do thuốc

Trong một số loại thuốc khi sử dụng sẽ có kèm theo tác dụng phụ đó là khiến nước tiểu có màu đỏ như máu. Hay gặp nhiều nhất đó chính là các loại kháng sinh gồm có kháng sinh metronidazole, kháng sinh rifampicin, hóa chất… Điều này được giải thích là do chuyển hóa trong cơ thể. Nhưng chúng ta sẽ không vì thế mà ngừng lại thuốc điều trị. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn đổi sang loại thuốc khác, tránh tác dụng phụ này. Hoặc bác sĩ sẽ cân nhắc giữa tác dụng chính và yác dụng phụ để quyết định hướng xử trí tốt nhất cho người bệnh.

Tiểu máu trong chu kỳ kinh nguyệt

Đối với phụ nữ còn có một trường hợp đặc biệt cũng là tiểu máu đúng nghĩa đen nhưng nguyên nhân là do sinh lý cơ thể. Đặc điểm nhận biết đó là màu sắc nước tiểu có sự khác nhau giữa nước tiểu đầu, giữa và cuối bãi. Để phân biệt thì các chị em có thể so sánh với chu kỳ kinh của bản thân và các dấu hiệu báo trước đã có từ trước đó. Hơn nữa đi tiểu kèm kinh nguyệt thì đôi lúc có cả máu cục được tử cung đẩy ra.

Bạn cần so sánh ngày hành kinh với hiện tượng tiểu máu xem có trùng chu kỳ hay không
Bạn cần so sánh ngày hành kinh với hiện tượng tiểu máu xem có trùng chu kỳ hay không

Tiểu máu trong hay sau khi quan hệ tình dục

Một trường hợp nữa cũng có khả năng có lẫn máu trong nước tiểu đó là do trong quá trình quan hệ tình dục gây tổn thương niêm mạc bên trong. Nguyên nhân có thể kể đến như quan hệ thô bạo hoặc ít chất nhờn gây ra ma sát lớn dẫn đến vết xước chảy máu. Máu chảy bên trong và máu lẫn với nước tiểu khi đi vệ sinh. Trường hợp nữ giới đi tiểu sau khi quan hệ không phải là ít, thường thì máu lẫn trong nước tiểu chỉ xuất hiện đầu dòng.

Theo những nguyên nhân kể trên thì hiện tượng nước tiểu có màu đỏ được đánh giá là lành tính, an toàn. Nó chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn sau đó phục hồi bình thườngthường, không đáng lo ngại. Nhưng người bệnh cũng cần lưu ý nhiều hơn, theo dõi tình trạng này. Cần đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu nó vẫn tiếp diễn kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác.

Nguyên nhân bệnh lý gây ra tiểu máu ở nữ

Tiểu máu gặp ở phụ nữ chúng ta lo ngại nhất đó là những nguyên nhân bệnh lý, do sự bất thường trong cơ thể. Nguyên nhân có thể tại thận như sỏi thận, lao thận, ung thư thận, viêm cầu thận cấp, chấn thương thận hay chấn thương xung quanh thận… Hoặc các trường hợp khác như bệnh lý tại bàng quang, âm đạo, tử cũng gồm có nhiễm trùng, lạc nội mạc tử cung, …Các trường hợp cụ thể là:

Nhiễm khuẩn thận

Thường bắt nguồn từ viêm nhiễm hệ tiết niệu thấp như bàng quang, niệu đạo… di chuyển theo đường máu hoặc tiết niệu ngược lên thận gây nhiễm khuẩn thận. Các bệnh lý nhiễm khuẩn tại thận thường gặp là viêm thận, viêm bể thận. Bệnh gây ra triệu chứng tiểu máu rất điển hình. Ngoài ra còn nhiều triệu chứng đi kèm khác như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, tiểu rắt, đau vùng thắt lưng…

Sỏi thận, sỏi tiết niệu

Các chất cặn bã hay còn gọi là khoáng chất dư thừa không được bài tiết ra ngoài sẽ lắng đọng tại thận hoặc bàng quang mà tạo ra sỏi. Nếu bề mặt sỏi không nhẵn, xù xì thì dễ tạo ra vết xước, rách niêm mạc ở các cơ quan hay đường tiết niệu. Tại những vết thương này khi chảy máu, nó sẽ theo dòng nước tiểu ra ngoài gây ra tình trạng tiểu máu có thể gặp ở phụ nữ. Bị sỏi ngoài triệu chứng có máu trong nước tiểu thì còn kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi, đi tiểu nhiều lần…

Sỏi thận gây tổn thương niêm mạc của các cơ quan hoặc đường niệu quản, niệu đạo. Vì vậy mà máu sẽ theo nước tiểu đi ra ngoài
Sỏi thận gây tổn thương niêm mạc của các cơ quan hoặc đường niệu quản, niệu đạo. Vì vậy mà máu sẽ theo nước tiểu đi ra ngoài

Nhiễm trùng đường tiết niệu, âm đạo

Đây được biết đến là nguyên nhân gây tiểu máu nhiều nhất gặp ở phụ nữ. Theo thống kê của Viện nghiên cứu tại Mỹ thì có từ 40-60% phụ nữ đã từng ít nhất một lần bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Chúng ta đều biết niệu đạo nằm gần âm đạo, cộng với đó là yếu tố thuận lợi trong môi trường niệu đạo khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển. Lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng như tiểu buốt, đau thắt lưng, bụng, xương chậu, nước tiểu có mùi. tiểu ra máu nhiều hay ít tuỳ tổn thương do nhiễm trùng gây ra.

Bệnh ung thư bàng quang, thận

Ung thư là nỗi lo sợ, ám ảnh của bất cứ ai. Tiểu máu có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho bệnh lý ung thư tại thận hoặc bàng quang. Bệnh lý này vốn có nhiều bất thường, nên với triệu chứng tiểu máu không diễn ra liên tục mà ngày có ngày không. Ung thư rất khó phát hiện nhưng khi phát hiện rồi thì thường ở giai đoạn muộn, điều trị không có nhiều hiệu quả. Hãy lưu ý các triệu chứng chỉ điểm như gầy sút cân bất thường, sưng bàn chân, nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, đau lưng dưới… Khi đó chúng ta cần đi khám phát hiện sớm chứ không nên để đến khi có triệu chứng tiểu ra máu.

Lạc nội mạc tử cung

Bệnh này thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Bình thường nội mạc tử cung là chỉ lớp tế bào lót lòng tử cung nhưng do một nguyên nhân nào đó khiến nó xuất hiện ở các vị trí khác như phúc mạc, bàng quang, trực tràng, âm đạo, buồng trứng hay ống dẫn trứng… Điều này sẽ gây sang thương cho các vị trí mà tế bào này bám nhầm. Tiểu ra máu có thể gặp trong trường hợp lạc nội mạc tử cung này. Ngoài tiểu máu thì còn triệu chứng đau mỏi vùng lưng dưới vô cùng đặc trưng. Bệnh cần được phát hiện sớm nếu không sẽ có nguy cơ dẫn đến vô sinh.

Các bệnh lý về máu

Các bệnh lý về máu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu ở nữ mà chúng ta cần quan tâm. Các bệnh như bạch cầu cấp tính, bạch cầu mạn tính, máu khó đông… khiến cho có tính trạng xuất huyết bất thường xảy ra. Khi đó máu sẽ đi ra kèm với nước tiểu. Có các triệu chứng kèm theo để định hướng chấn đoán như chảy máu chân răng, nổi mẩn ngứa dưới da.

Các bệnh lý của máu cũng có thể là một nguyên nhân gây hiện tượng tiểu máu
Các bệnh lý của máu cũng có thể là một nguyên nhân gây hiện tượng tiểu máu

Mắc bệnh xã hội

Việc quan hệ tình dục không an toàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh xã hội như sùi mào gà, giang mai, rộp sinh dục…Các tổn thương bệnh lý xuất hiện phá vỡ cấu trúc bên trong âm đạo cũng như cơ quan sinh dục. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Hiện tượng tiểu ra máu có thể cảnh báo bạn về trường hợp nguyên nhân này mà chúng ta nên cẩn thận.

Tiểu máu ở nữ có nguy hiểm không

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên. Bởi nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thời gian phát hiện bệnh sớm hay muộn. Một số trường hợp viêm nhiễm nhẹ hay sỏi thì nó chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Viêm nặng, lạc nội mạc tử cung… có liên quan đến sinh sản của người phụ nữ nên cần rất cẩn trọng. Còn như đối với bệnh lý ung thư thì vô cùng nghiêm trọng, nguy hiểm cho tính mạng.

Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng sau:

  • Ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Triệu chứng bệnh gây ra khó chịu như đau buốt, đau dữ dội khi đi tiểu, tiểu nhiều lần. Người bệnh sẽ lo lắng, bất an khiến cho chất lượng cuộc sống giảm.
  • Ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng. Người phụ nữ sẽ rất ngại gần gũi với bạn tình. Điều này dễ khiến cho tình cảm đôi lứa rạn nứt.
  • Mất máu quá nhiều người sẽ mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống, thậm chí là ngất xỉu.
  • Bệnh ung thư thì càng khó điều trị hơn nữa.
  • Có thể ảnh hưởng tới việc sinh sản sau này, nguy cơ gây hiếm muộn và vô sinh trong nhiều trường hợp bị bệnh.
Bệnh gây ra những khó chịu, lo lắng khiến chất lượng cuộc sống suy giảm
Bệnh gây ra những khó chịu, lo lắng khiến chất lượng cuộc sống suy giảm

Cần làm gì khi phát hiện tiểu máu

Người bệnh có thể suy nghĩ và tìm hiểu sâu hơn để biết rằng nước tiểu của mình có màu đỏ có phải bắt nguồn từ các nguyên nhân sinh lý an toàn hay không? Nếu đúng vậy thì khi bạn thay đổi chế độ ăn, uống thuốc, qua chu kì kinh… sẽ tự hết mà không phải dùng biện pháp nào khác, Còn lại do bệnh lý thì việc đầu tiên cần thực hiện đó chính là đến gặp bác sĩ. Qua những kinh nghiện, kiến thức chuyên môn các bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh là gì.

Các xét nghiệm được chỉ định trên người bệnh có triệu chứng tiểu ra máu đó là:

Xét nghiệm nước tiểu

Bằng xét nghiệm này thông qua các chỉ số kết quả sẽ kiểm tra được nồng độ hồng cầu có trong nước tiểu nhiều hay ít. Ngoài ra có thể đánh giá cả về bạch cầu niệu, tỷ trọng, đọ pH, chức năng thận… để có định hướng xác định về nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh

Áp dụng kỹ thuật hiện đại như siêu âm ổ bụng, chụp bể thận ngược dòng, chụp cắt lớp vi tính… sẽ cung cấp cho các bác sĩ các hình ảnh nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng các cơ quan trong hệ tiết niệu cũng như các cơ quan có liên quan. Từ đó tìm ra nguyên nhân gây tiểu máu.

Nội soi bàng quang

Bằng thiết bị nội soi bác sĩ sẽ có thể quan sát và đánh giá đúng nhất về bàng quang và đường ống tiểu. Kết hợp với các triệu chứng bệnh lý mà chuẩn đoán ra nguyên nhân gây bệnh.

Soi kính hiển vi đối pha

Đây cũng là kĩ thuật được áp dụng trong một số trường hợp tiểu ra máu chưa rõ nguyên nhân.

Khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị là điều cần làm khi phát hiện bệnh
Khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị là điều cần làm khi phát hiện bệnh

Điều trị tiểu máu như thế nào? Có khỏi hoàn toàn được không?

Sau khi có được chẩn đoán chính xác thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho người bệnh. Với các nguyên nhân lành tình thì chỉ cần điều trị đúng phương pháp, người bệnh phối hợp cùng bác sĩ thì tỷ lệ khỏi hoàn toàn là rất cao. Còn bệnh lý ác tính thì việc tiên lượng khá dè dặt. Các phương pháp điều trị tiểu máu với người bệnh là nữ gồm có:

  • Sử dụng thuốc Tây y: Đối với các trường hợp viêm nhiễm thì điều cần thiết đó là phân lập vi khuẩn và sử dụng thuốc kháng sinh. Do là môi trường đặc biệt nên việc điều trị này cần có sự kết hợp của người bệnh, vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục và tiết niệu. Nếu có kèm đau thì giảm đau, sốt thì hạ sốt. Trường hợp có sỏi thì uống thuốc có tác dụng giãn cơ, giảm đau, chống viêm…
  • Sử dụng thuốc Đông y: Các bài thuốc đông y cũng tỏ rất hữu hiệu trong nhiều trường hợp tiểu máu do sỏi thận, viêm đường tiết niệu… Bệnh cần có sự thăm khám và kê đơn trực tiếp của bác sĩ.
  • Áp dụng mẹo dân gian: Mẹo dân gian chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, là phương pháp điều trị được người xưa đúc kết lại.

>>>Xem thêm

Cách phòng bệnh hiệu quả đối với phụ nữ

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu ra máu ở nữ thì các chị em cần tuân thủ những biện pháp phòng bệnh sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày, sau khi quan hệ tình dục, những ngày hành kinh. Không nên rửa âm đạo bằng chất tẩy mạnh vì có nguy cơ làm mòn niêm mạc, thay đổi pH âm đạo càng dễ bị tổn thương hơn.
  • Thực hiện chế độ quan hệ tình dục lành mạnh: một vợ một chồng, sử dụng các biện pháp an toàn đặc biệt là dùng bao cao su để giảm nguy cơ truyền nhiễm bệnh.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ như hoa quả, rau củ.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ.
  • Bổ sung tổi thiểu từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Không nên sử dụng đồ uống có cồn, có ga, có chất kích thích.
  • Mặc các loại đồ lót rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không mặc đồ ẩm ướt. Định kỳ 3 tháng thay đồ lót mới 1 lần.
  • Sau khi đi vệ sinh thì phải lau khô vùng kín, tránh tạo điều kiện ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu. Mỗi lần đi vệ sinh thì phải đi hết lượng nước tiểu có trong bàng quang. Vì nếu để còn dư sẽ khiến cho các khoáng chất lắng đọng mà tạo sỏi.

Trên đây là tất cả những thông tin có liên quan đến triệu chứng tiểu ra máu ở nữ mà bạn đọc đang quan tâm. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thêm được những kiến thức về sức khoẻ bổ ích.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *