Thuốc tránh thai khẩn cấp – Hiểu và Biết Dùng để An Toàn

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Bao cao su, viên uống hàng ngày, miếng dán… là các biện pháp tránh thai được ưu tiên sử dụng hiện nay. Tuy nhiên trong một số trường hợp do không được bảo vệ hoặc thất bại khi sử dụng những biện pháp trên thì thuốc tránh thai khẩn cấp là lựa chọn duy nhất giúp bạn không mang thai ngoài ý muốn.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì

Thuốc tránh thai khẩn cấp (EC-emergency contraception) là phương pháp tránh thai có thể được sử dụng để tránh thai sau khi quan hệ tình dục. Thuốc nên được sử dụng sớm nhất có thể trong vòng 5 ngày sau khi giao hợp.

Thuốc tránh thai khẩn cấp không phải là biện pháp dùng để tránh thai hàng ngày. Thuốc chỉ được sử dụng trong các trường hợp quan hệ nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ nào hoặc thất bại trong việc ngừa thai.

Cơ chế tránh thai khẩn cấp của thuốc

Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động bằng cách trì hoãn sự rụng trứng và biến đổi niêm mạc tử cung. Tuy nhiên thuốc không phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và không phải loại thuốc dùng để sảy thai. Ngoài EC đường uống còn có dụng cụ đặt tử cung bằng đồng có tác dụng tránh thai bằng cách gây độc tinh trùng và làm trứng đã thụ tinh không làm tổ được.

Thuốc tránh thai khẩn cấp dùng trong những trường hợp nào

  • Quan hệ tình dục bất ngờ không được bảo vệ
  • Phụ nữ bị tấn công tình dục
  • Khi lo ngại biện pháp tránh thai đang sử dụng không đạt hiệu quả như: bao cao su bị trượt hoặc bị rách, quên sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc thuốc tránh thai đường tiêm, xuất tinh ngoài âm đạo thất bại, sử dụng thuốc diệt tinh trùng bị thất bại hoặc thuốc bị tan chảy trước khi giao hợp
  • Tính toán sai thời gian kiêng khem, hoặc không kiêng.

Các thuốc tránh thai sẵn có trên thị trường

  • Viên tránh thai chứa levonorgestrel có tác dụng trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp với biệt dược như Postinor 1 uống một viên duy nhất hoặc Postinor 2 uống 2 viên, mỗi viên cách nhau 12 giờ.
  • Viên tránh thai chứa ulipristal có tác dụng trong vòng 120 giờ sau khi giao hợp với biệt dược như ella, ellaOne uống 1 viên duy nhất.
  • Viên tránh thai chứa mifepristone và biệt dược Mifestad 10 mg uống 1 viên duy nhất
Thuốc tránh thai khẩn cấp Postinor 1
Thuốc tránh thai khẩn cấp Postinor 1

Lựa chọn thuốc tránh thai như thế nào là phù hợp

Lựa chọn thuốc tránh thai phụ thuộc vào nguy cơ mang thai tại thời điểm quan hệ không có bảo vệ:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Nếu nguy cơ mang thai thấp (quan hệ ngoài khoảng thời gian rụng trứng) và thời gian sau khi quan hệ dưới 72 giờ, viên tránh thai chứa levonorgestrel là lựa chọn phù hợp
  • Nếu nguy cơ mang thai cao (quan hệ trong vòng 5 ngày trước khi rụng trứng), hoặc thời gian sau khi quan hệ quá 72 giờ nhưng dưới 120 giờ, viên tránh thai chứa ulipristal hoặc mifepristone nên được sử dụng vì đem lại hiệu quả cao hơn levonorgestrel
  • Nếu nguy cơ mang thai rất cao (quan hệ sau khi trứng đã rụng) thì nên dùng dụng cụ đặt tử cung bằng đồng, được đưa vào trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ. Sau khi trứng đã rụng viên uống khẩn cấp không còn có tác dụng nữa.
  • Đặc biệt với những người béo phì (BMI>26 kg/m2 hoặc cân nặng trên 70kg) sử dụng 1 viên ulipristal hoặc 1 viên mifepristone hoặc 2 viên Postinor 1

      Như vậy làm sao để xác định ngày rụng trứng:

Nếu kinh nguyệt của bạn tương đối đều thì ngày rụng trứng là: ngày thứ 14 – được đếm ngược bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Lựa chọn biện pháp khẩn cấp phù hợp
Lựa chọn biện pháp khẩn cấp phù hợp

Hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp

Hiệu quả tránh thai của ulipristal lên đến 98%-99%. Levonorgestrel hiệu quả tránh thai thấp hơn ulipristal, đạt khoảng 97,4%-99,4%. Đặt vòng tránh thai khẩn cấp bằng đồng có hiệu quả cao nhất, giúp làm giảm 99% nguy cơ mang thai.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng

Thuốc tránh thai tuy không gây tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng nếu sử dụng có thể gặp một số triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, mệt mỏi, căng tức ngực, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt (sớm hơn, muộn hơn, đau bụng kinh hơn bình thường).

Những lưu ý khi sử dụng

  • Sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, nếu không thấy kinh nguyệt sau 3 tuần kể từ khi uống thuốc, cân nhắc khả năng mang thai. Không có bằng chứng cho thấy thuốc tránh thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra xem có thai ngoài tử cung không; triệu chứng thường gặp là đau bụng dữ dội, chóng mặt. 
  • Nếu bạn đang cho con bú, khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, một lượng nhỏ thuốc có thể tiết qua sữa mẹ, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Để an toàn khi sử dụng bạn nên uống thuốc cách thời điểm cho con bú 8 tiếng.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp không nên được sử dụng thường xuyên: ellaOne, mifestad 10 mgchỉ được dùng 1 lần/chu kỳ, levonorgestrel có thể được sử dụng nhiều hơn 1 lần/chu kỳ. Mặc dù theo nghiên cứu việc sử dụng EC thường xuyên không ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Tuy nhiên do hiệu quả tránh thai kém hơn so với các biện pháp tránh thai hàng ngày và tác dụng phụ có thể nặng hơn nên khuyến cáo bệnh nhân hạn chế sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên.
  • Thuốc không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bởi vậy nếu chưa có ý định mang thai nên lựa chọn một biện pháp bảo vệ an toàn, hiệu quả, hợp lý như thuốc tránh thai hàng ngày đường uống, đường tiêm…; sử dụng bao cao su để phòng tránh thai cũng như các bệnh xã hội.
Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *