Thuốc phá thai là một loại thuốc có tác dụng đình chỉ thai kỳ trong giai đoạn sớm cho những trường hợp phụ nữ bị mang thai ngoài ý muốn hoặc nhiều lý do khác nữa. Nếu sử dụng đúng theo chỉ định thì phương pháp này được đánh giá an toàn và tốt hơn so với việc phẫu thuật phá thai. Nói như vậy không có nghĩa phương pháp này không gây ảnh hưởng gì tới cơ thể. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn phá thai bằng thuốc qua bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Thuốc phá thai là gì
Nếu bạn đang ở trong hoàn cảnh mang thai ngoài ý muốn hoặc do một lý do nào đó phải đình chỉ thai kì thì người ta sẽ sử dụng phương pháp phá thai. Phá thai hiện nay có hai cách chính là phá thai nội khoa và phá thai ngoại khoa. Với ngoại khoa là bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật để nạo, hút lấy thai ra ngoài. Phương pháp này vừa xâm lấn lại ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung. Còn phương pháp nội khoa chính là sử dụng thuốc phá thai. Cách này được chỉ định với những tiêu chí rõ ràng về điều kiện áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người phụ nữ. Mức độ hiệu quả của phương pháp này lên đến 96 – 98%.
Không giống như các loại thuốc thông thường khác, thuốc phá thai không được bán tại các cửa hàng thuốc mà chỉ được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng tại các bệnh viện hoặc một số phòng khám tư có đủ chuyên môn và giấy phép thực hiện. Bởi vậy các loại thuốc mà được bán trôi nôi bên ngoài sẽ không đảm bảo về chất lượng cũng như ẩn chứa những hậu hoạ khôn lường về việc bạn tự ý mua và dùng.
Chỉ phá thai bằng thuốc khi thoả mãn các điều kiện sau
Theo các bác sĩ sản khoa thì việc phá thai nội khoa còn gọi là phá thai bằng thuốc được chỉ định đối với các thai phụ khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện dưới đây:
- Tuổi thai tính từ ngày hành kinh cuối cùng là nhỏ hơn 7 tuần tuổi.
- Vị trí thai chắc chắn nằm trong buồng tử cung.
- Phụ nữ mang thai không có tiền sử bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc tránh thai.
- Sức khoẻ cơ bản ổn định, không mắc các bệnh về rối loạn đông máu, bệnh về huyết áp hay tim mạch…
Các loại thuốc phá thai và cơ chế tác động
Thuốc phá thai được dùng hiện nay chủ yếu là hai loại thuộc hai nhóm thuốc đó là nhóm Progesterone và nhóm Prostaglandin. Cụ thể là:
Thuốc phá thai Mifepristone 200mg:
- Nhóm thuốc Progesterone.
- Cơ chế tác dụng: Ngăn cản cơ thể cung cấp Progesterone cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, thai nhi sẽ không được nuôi dưỡng và ngừng phát triển.
- Chỉ định: Sử dụng cho người đang ở giai đoạn đầu mang thai và vị trí thai nằm trong tử cung.
- Lưu ý: Không sử dụng với trường hợp thai ngoài tử cung vì có nguy cơ làm vỡ tử cung dẫn đến xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng.
- Tác dụng phụ: buồn nôn, mệt mỏi, gây mất tỉnh táo, sốt, ớn lạnh, đua ngực, khó thở, sưng phù tay chân, chảy máu âm đạo bất thường, hạ đường huyết…
- Liều dung: Thường chỉ định uống 1 lần 3 viên. Nhưng bạn nên uống dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
- Thường kết hợp sử dụng cùng với Misoprostol.
Thuốc phá thai Misoprostol:
- Nhóm thuốc Prostaglandin.
- Cơ chế tác dụng: Kích thích thành tử cung và cổ tử cung co bóp để tạo lực đẩy bào thai ra khỏi tử cung.
- Chỉ định: Dùng để phá thai trong 3 tháng đầu thai kì. Ngoài ra còn dùng trong các trường hợp sảy thai, thai chết lưu.
- Tác dụng phụ tương tự với thuốc Mifepristone.
- Liều dùng: Với các trường hợp chỉ định khác nhau sẽ có liều dùng khác nhau. Trong trường hợp phá thai thì sẽ có hai cách. Cách 1: Uống mifepristone trước. Sau 48 giờ uống liều duy nhất 400mcg Misoprostol. Cách 2: Cũng dùng mifepristone trước, sau 48 giờ thì đặt âm đạo 800mcg Misoprostol.
Các bước phá thai bằng thuốc an toàn
Để đảm bảo an toàn thì bạn có thể tham khảo về quy trình sử dụng thuốc phá thai dưới đây:
Bước 1: Thăm khám sức khoẻ của người phụ nữ cùng tình trạng thai nhi
Tại sao mà chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện quy trình phá thai ở cơ sở uy tín, bởi vì họ có đầy đủ thiết bị để có thể thăm khám, đánh giá tình trạng thai phụ cùng những yếu tố khác nữa. Mà ở những địa chỉ khác thì việc này khá sơ sài. Cụ thể là:
- Xác định vị trí bào thai có nằm trong tử cung hay không. Độ tuổi thai nhi.
- Thăm khám sức khoẻ cơ quan sinh sản có bị viêm nhiễm hay mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không.
- Thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu… để đánh giá chỉ số an toàn.
- Khai thác tiền sử thai phụ về các bệnh lý, nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phá thai.
Bước 2: Tư vấn cụ thể về áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc.
Sau khi xác định được thai phụ có thể phá thai bằng thuốc thì bác sĩ sẽ phải giải thích rõ ràng với họ về phương pháp này. Bao gồm các vấn đề như quá trình thực hiện, các tác dụng phụ, biến chứng có thể gặp, nguy cơ sau này, chi phí và cách chăm sóc sau khi phá thai. Khi đồng ý bạn phải ký vào văn bản cam kết để tránh những sự rắc rối về sau này.
Bước 3: Tiến hành phá thai bằng thuốc
- Thai phụ sẽ được sử dụng thuốc theo liều lượng bác sĩ đưa và uống dưới sự giám sát của họ.
- Theo dõi tại viện trong 2 – 3 giờ.
- Nếu không có điều gì bất thường thì bạn có thể về nhà.
- Tại nhà thai phụ theo dõi tình trạng chảy máu âm đạo giống như khi hành kinh. Nghỉ ngơi và vệ sinh sạch sẽ vùng này.
- Sau 48 giờ quay lại viện để sử dụng tiếp thuốc.
- Khoảng 3 – 4 giờ sau thì âm đạo bắt đầu chảy máu nhiều. Những cục máu theo ra cho thấy thai đang được đẩy ra ngoài. Trong suốt giai đoạn này cần có sự theo dõi và giám sát của bác sĩ. Nếu chảy máu ồ ạt, quá nhiều thì phải có biện pháp cầm máu, tránh mất máu quá nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bước 4: Chăm sóc sau khi phá thai bằng thuốc
- Theo dõi thêm tại bệnh viện 4 tiếng. Nếu không có bất thường thì có thể ra về. Bác sĩ sẽ dặn dò những điều cần thiết và hẹn lịch tái khám sau 14 ngày.
- Có thể sinh hoạt bình thường sau 1 – 2 ngày khi thai đã được đưa ra ngoài.
- Tránh tập thể dục nặng hoặc lao động vất vả trong 1 – 2 tuần tiếp theo.
- Không quan hệ tình dục lại quá sớm.
- Dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục trở lại.
Dấu hiệu để biết phá thai thành công hay không thành công
Để đảm bảo thì các bạn cần nắm rõ các dấu hiệu cho thấy việc phá thai bằng thuốc thành công hay không thành công để có những hướng xử trí phù hợp hơn.
Dấu hiệu nhận biết phá thai thành công
- Sau khi uống thuốc lần thứ hai thì khoảng 2 – 3 ngày sau bạn sẽ thấy hiện tượng tử cung bắt đầu co bóp. Âm đạo sẽ chảy máu. Ngày đầu tiên sẽ chảy với lượng nhiều nhưng những ngày sau đó sẽ giảm dần. Máu chảy có kè cả cục máu đông, nó cho thấy phá thai đã thành công.
- Chảy máu âm đạo sẽ diễn ra trong khoảng 1 – 2 tuần giống với một kì kinh nguyệt. Lượng máu ít dần rồi hết hẳn.
- Có các hiện tượng như mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, ngực mềm, người ớn lạnh, sốt nhẹ… Nếu nó không quá nặng nề thì chị em không cần quá lo lắng.
- Cuối cùng chúng ta sử dụng que thử thai test 1 vạch thì quá trình phá thai đã thành công.
Dấu hiệu nhận biết phá thai không thành công
- Bụng đau dữ dội. Đây là biểu hiện của việc sót nhau hay sót thai.
- Âm đạo chảy máu nhiều một cách ồ ạt mà không có dấu hiệu ngừng. Tình trạng này phải được xử trí cầm máu ngay nếu không gây mất máu quá nhiều sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
- Thường sau khi phá thai sẽ có hiện tượng ra máu cục đó là bào thai. Nhưng nếu quá 8 ngày mà bạn không thấy thì tức là thai chưa ra ngoài, siêu âm vẫn còn thấy hình ảnh của bào thai.
- Hoặc có thể gặp tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục, nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng tử cung, đường tiết niệu hay viêm phụ khoa…
Cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc phá thai
Một vấn đề đáng quan tâm nữa khi sử dụng thuốc phá thai ngoài độ an toàn thì còn là những tác dụng phụ mà người dùng có thể gặp phải. Mặc dù phương pháp đình chỉ thai này có tác dụng nhanh chóng nhưng tác hại mà nó đem lại cũng không thể xem thường.
Trước hết là chúng ta sẽ liệt kê các tác dụng phụ thường thấy bao gồm:
- Ra máu hoặc nổi mẩn trong vòng 14 ngày sau khi uống thuốc. Hiện tượng này có thể kéo dài hơn nếu thai lớn hơn 7 tuần tuổi.
- Bụng có hiện tượng co thắt, khó chịu trong vòng 2 tuần. Một vài người thì đau giống như đau trong kì kinh nguyệt cho đến tận 6 tuần sau đó.
- Khi phá thai bằng thuốc thì cũng dẫn đến sự thay đổi về hormon trong cơ thể. Điều này diễn ra trong khoảng 2 – 3 tuần. Cảm xúc của các chị em cũng có sự thay đổi. Trạng thái thường thấy là sự nhẹ nhõm hoặc tội lỗi, đau buồn hay tiếc thương.
Các triệu chứng trên chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sau khi phá thai mà thôi. Nhưng điều chúng ta quan tâm nhất đó là những tác dụng phụ nguy hiểm có thể gây nguy hại đến tính mạng thai phụ. Khi có các dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời:
- Chảy máu: Phá thai dù bằng biện pháp nào cũng xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo. Nếu tình trạng chảy máu này kéo dài với số lượng lớn thì người ta gọi đó là băng huyết. Đây là một cấp cứu y tế. Các trường hợp băng huyết đó là: máu vón cục kích thước bằng trái banh tennis kéo dài hơn 2h đồng hồ, máu chảy liên tục khiến cho hai miếng băng vệ sinh bị thấm ướt chỉ trong 1 – 2 giờ, chảy máu liên tục trong vòng 12 tiếng.. Việc mất máu nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu: môi nhợt, sắc mặt xanh, huyết áp tụt,…
- Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, sắc mặt xanh, nhợt nhạt, chóng mặt, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi….
- Đau bụng nhiều, liên tục không có dấu hiệu giảm dù bạn có nghỉ ngơi, chườm ấm thậm chí là sử dụng đến thuốc giảm đau.
- Sốt cao trên 38 độ trong thời gian dài.
- Nôn mửa kéo dài suốt 6 – 8 tiếng.
- Bụng trướng, khó chịu hoặc nhịp tim nhanh.
- Hiện tượng ra máu ngày càng nhiều và có mùi hôi khó chịu.
- Cơ quan sinh dục có hiện tượng bị đau, sưng hoặc nổi mẩn đỏ.
Ngoài ra khi không thấy các dấu hiệu đình chỉ thai bằng thuốc thông thường thì có nghĩa là đã xảy ra vấn đề. Lúc này bạn cũng cần đến gặp bác sĩ:
- Không có hiện tượng chảy máu. Nếu không ra máu thì có thể là thuốc không có tác dụng. Bạn phải dùng thêm thuốc khác hoặc một số thuốc sẽ cần thời gian dài hơn để phát huy công hiệu.
- Có các triệu chứng lạ khác thường trong thời kì này thì chúng ta cũng nên cẩn thận.
- Mất kinh trong vòng 6 tháng sau khi sử dụng thuốc.
- Có biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Biến chứng khó lường khi dùng thuốc phá thai
Đáng chú ý hơn cả đó là những biến chứng sau khi sử dụng thuốc phá thai mà chị em có thể gặp phải đó là:
- Mô thai không bài xuất ra ngoài hoàn toàn dẫn đến tình trạng sót mô bên trong tử cung.
- Sau một tuần phá thai có thể xảy ra hiện tượng chảy máu và đau bụng tái phát.
- Nhiễm trùng có thể có sốt hoặc không sốt.
- Dùng thuốc phá thai gây xuất huyết có thể ảnh hưởng đến đông máu trong cơ thể. Máu vón thành cục lớn gây bít tắc cổ tử cung. Nó khiến cho mô thai và máu bên trong không thể đẩy ra ngoài. Tử cung vì thế mà bắt đầu phình chướng gây đau bụng, co thắt và buồn nôn.
- Có những cơn đau nặng do xuất huyết cùng chảy máu nhiều hơn so với bình thường dẫn đến tình trạng các chất hoặc mô bào thai bị tích tụ bên trong, tử cung mất trương lực cơ không thể co lại giống như bình thường khi chưa mang thai, thậm chí là vỡ thành tử cung gây nguy hiểm đến tính mạng.
>>>Xem thêm
Nguy cơ tiềm ẩn trong những lần mang thai tiếp theo
Không chỉ ảnh hưởng tới người phụ nữ trong một thời gian sau khi phá thai mà nó còn tiềm ẩn những nguy cơ mãi đến tận những lần mang thai tiếp theo. Cụ thể là:
- Tình trạng chảy máu đầu thai kì.
- Có nguy cơ cao bị sinh non.
- Nếu sinh được thì trẻ thường sẽ bị thiếu tháng, sinh non.
- Gặp các vấn đề về nhau thai như hiện tượng sót nhau.
- Viêm nhiễm nặng cơ quan sinh sản.
- Tử cung bị tổn thương làm cho phụ nữ khó mà có thai. Nguy cơ hiếm muộn và vô sinh cao.
- Hoặc nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Như chúng tôi đã nói rất rõ về các loại thuốc phá thai, tác dụng phụ không mong muốn, biến chứng nguy hiểm cùng những nguy cơ tiềm ẩn cho lần mang thai sau. Không những vậy việc phá thai còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mẹ. Bởi vậy thay vì phải phá thai thì khi quan hệ tình dục hãy nên sử dụng các biện pháp an toàn hoặc các biện pháp tránh thai một cách khoa học. Đây chính là cách người phụ nữ bảo vệ chính bản thân mình một cách tốt nhất khỏi việc mang thai ngoài ý muốn.