Tầm quan trọng của giấc ngủ trong cuộc sống hiện đại

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Thực tế là mỗi người dành trung bình 1/3 thời gian cuộc đời để ngủ. Chỉ vậy thôi cũng đủ thấy giấc ngủ quan trọng như thế nào. Thế nhưng thống kê y tế cho thấy có đến 50% người trưởng thành bị mất ngủ thường xuyên, trong đó khoảng 10% bị mất ngủ kéo dài. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Để hiểu hơn về bệnh mất ngủ và tầm quan trọng của giấc ngủ, bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết sau.

Mất ngủ có nguy hiểm không? Tầm quan trọng của giấc ngủ

Ngủ là nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta chiếm đến 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 1 người trưởng thành cần ngủ khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm và nên bắt đầu giấc ngủ từ 21h – 23h vì đây là thời gian cho hệ miễn dịch đào thải độc tố. Từ 23h – 1h sáng là thời gian bài độc của gan, từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi, tất cả hoạt động này đều cần tiến hành khi cơ thể ở trạng thái ngủ say. Còn từ 5h – 7h sáng là khoảng thời gian ruột già bài tiết các chất cặn bã, chất thải từ quá trình tiêu hóa. Lúc này bạn nên thức dậy để đi vệ sinh, làm sạch hệ tiêu hóa, ngăn ngừa độc tố cho cơ thể.

Như vậy, cơ thể cần phải làm rất nhiều việc trong đêm và chỉ thực hiện được khi chúng ta ở trạng thái ngủ say. Ngoài ra, ngủ còn giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống. Nếu bị mất ngủ, các hoạt động trên sẽ không được diễn ra, nếu có cũng trở nên rối loạn mất kiểm soát. Đó là lý do vì sao mà những người thiếu ngủ thường cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, giảm hiệu suất học tập và làm việc.  

Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe con người
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe con người

Trường hợp mất ngủ kéo dài còn gặp phải nhiều hậu quả như:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Ảnh hưởng tới tim mạch: Mất ngủ làm tăng nồng độ hormone gây căng thẳng cùng các chất gây viêm trong máu, từ đó gia tăng các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch…
  • Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch: Ngủ không đủ giấc có thể khiến hệ miễn dịch hoạt động kém đi đồng thời giảm khả năng thanh lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể. 
  • Ảnh hưởng tới tinh thần: Mất ngủ khiến não bộ không được nghỉ ngơi hồi phục sau một ngày dài hoạt động khiến hệ thần kinh trung ương trong trạng thái căng thẳng, dễ nóng giận, cáu gắt, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm. Thống kê y tế cho thấy, có đến 40% người bị mất ngủ kéo dài không được điều trị tiến triển thành bệnh trầm cảm. 
  • Ảnh hưởng tới ngoại hình: Mất ngủ thúc đẩy quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nhất là quá trình lão hóa da khiến da dẻ trở nên nhăn nheo, sạm màu, khô, bong tróc, xuất hiện dấu chân chim cùng quầng mắt thâm. 

Thậm chí, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 4 giờ mỗi đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn những người ngủ đủ 7 – 8 giờ lên tới 180%. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan khi bị mất ngủ. 

5 nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp

Trường hợp mất ngủ thoáng qua chủ yếu do stress hoặc thay đổi thói quen ngủ, môi trường sống. Còn trường hợp mất ngủ ngắn hạn và dài hạn (mất ngủ kéo dài) thì có thể do nhiều nguyên nhân, điển hình là:

1/ Tuổi tác

50 – 60 tuổi là độ tuổi thường bị mất ngủ do sự tụt giảm của hormone tuyến tùng. Tuyến tùng được xem như chìa khóa điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bởi khả năng giải phóng lượng lớn melatonin khi trời tối giúp chúng ta đi vào giấc ngủ tự nhiên. Thống kê cho thấy có đến gần ½ người trên 60 tuổi bị mất ngủ. Ngoài ra, phụ nữ sau 40 tuổi cũng gặp phải tình trạng này do cơn bốc hỏa (nóng trong người).

2/ Tâm lý 

Khảo sát của Bộ Y tế tại các bệnh viện tâm thần nước ta cho thấy có đến 80% người đi khám tại đây bị rối loạn giấc ngủ và đa phần những người này đều đã từng rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, chấn thương tâm lý… từ áp lực công việc, cuộc sống, trường học hay gia đình. 

Áp lực công việc là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở dân văn phòng
Áp lực công việc là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở dân văn phòng

3/ Thói quen sinh hoạt, ăn uống

Mất ngủ kéo dài có thể xảy ra ở những người thường xuyên thức khuya, ngủ ngày, làm việc xoay ca liên tục, làm việc ca đêm, thay đổi chỗ làm việc, đi công tác, du lịch xa (thay đổi múi giờ), hút thuốc lá, sử dụng café, rượu, bia, nước ngọt, ăn thực phẩm chứa nhiều đường hoặc protein trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều vào buổi tối, ăn gần sát giờ ngủ, uống nhiều nước vào buổi tối… 

4/ Bệnh lý

Hen phế quản, dị ứng, cao huyết áp, tim mạch, viêm dạ dày trào ngược, basedow (cường giáp tự miễn), viêm khớp, thoái hóa khớp, rối loạn chuyển hóa hormone… có thể gây nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới giấc ngủ.

5/ Thuốc điều trị

Một số thành phần trong thuốc giảm đau, thuốc huyết áp, thuốc tim mạch, thuốc dị ứng, thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu… có thể gây mất ngủ. 

Điều trị mất ngủ thế nào? Có cần dùng thuốc không?

Mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên cách điều trị mất ngủ sẽ khác nhau. Nếu do thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày thì bạn chỉ cần điều chỉnh lại cho khoa học là được. Cụ thể là:

  • Hạn chế thức khuya, tạo thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi… ngay sát giờ ngủ
  • Chỉ sử dụng buồng ngủ cho mục đích ngủ
  • Thức dậy vào một giờ nhất định
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày
  • Tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ
  • Tránh ăn uống nhiều vào buổi tối, đặc biệt là đồ ngọt, thức ăn cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm giàu protein, rượu, bia, cà phê, nước ngọt…

Nếu áp dụng những cách trên mà vẫn không cải thiện thì bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cùng cách điều trị phù hợp. 

Zolpidem (Ambien), eszopiclone (Lunesta), zaleplon (Sonata) hoặc ramelteon (Rozerem)… là những loại thuốc Tây y thường được chỉ định cho người bị mất ngủ. Những loại thuốc này cho hiệu quả nhanh nhưng không thích hợp để dùng trong thời gian dài vì nhiều tác dụng phụ. Thậm chí, người lớn tuổi uống thuốc có thể gặp phải một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng như quá buồn ngủ, suy nghĩ hoang tưởng, kích động… Tuy hiếm gặp nhưng vẫn cần đề phòng. 

Cẩn thận khi dùng thuốc Tây điều trị mất ngủ
Cẩn thận khi dùng thuốc Tây điều trị mất ngủ

Thay vì các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm thảo dược. Một trong những sản phẩm thảo dược rất tốt cho người bị mất ngủ với biểu hiện khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc khó ngủ lại, bốc hỏa nóng trong, căng thẳng thần kinh, hồi hộp lo âu, hay vã mồ hôi là sản phẩm Hỏa Tâm Vương của Công ty Dược phẩm Harifo. Sản phẩm được chứng nhận an toàn GMP và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc. 

Bên cạnh đó, Hỏa Tâm Vương được đánh giá cao bởi rất nhiều chuyên gia y tế đầu ngành đồng thời nhận về hàng nghìn phản hồi tích cực từ phía người dùng vì vừa an toàn vừa cho hiệu quả cao. Bạn có thể sử dụng lâu dài để duy trì giấc ngủ tự nhiên mà không sợ tác dụng phụ. 90% người dùng nhận nhận được hiệu quả chỉ sau 15 – 30 ngày sử dụng. Thậm chí người bệnh thể nhẹ có thể cảm nhận được hiệu quả rõ rệt chỉ sau 3 – 5 ngày. 

Hỏa Tâm Vương giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc an toàn
Hỏa Tâm Vương giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc an toàn

Để được tư vấn bệnh lý cùng liệu trình phù hợp, bạn có thể liên hệ với đội ngũ dược sĩ theo Tổng đài 18006927 hoặc nhắn tin qua Zalo theo số 0988710086

 

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *