Rối loạn tiền đình là một thuật ngữ chỉ hội chứng bệnh trong ngành y học. Nhắc đến nó chắc hẳn nhiều người cũng biết đến các biểu hiện bệnh lý đặc trưng của nó là hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Nhưng đó không phải là tất cả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh này rõ hơn trong bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gì?
Tiền đình là tên gọi của một hệ thống nằm ở vị trí phía sau ốc tai bao gồm hai phần là các ống bán khuyên và bộ phận tiền đình thực sự. Nó có chức năng vô cùng quan trọng đó là giữ cho cơ thể được thăng bằng khi thực hiện các chuyển động khác nhau như đi lại, xoay người, cúi người… và được điều khiển bởi dây thần kinh số 8. Ngoài ra nó còn giúp duy trì tư thế, dang bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.
Rối loạn tiền đình được gọi là hội chứng bởi nó gồm nhiều các triệu chứng khác nhau. Hội chứng rối loạn tiền đình còn gọi là tổn thương dây thần kinh số 8 làm cho thông tin dẫn truyền về não bị sai lệch. Điều này làm cho cơ thể bị mất thăng bằng, chóng mắt, hoa mắt, ù tại, buồn nôn… Hoặc hệ thống máu nuôi dưỡng tiền đình ốc tai kém khiến cho hoạt động của nó cũng bị sai lệch dẫn đến những triệu chứng trên.
Theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Bênh này có nhiều các triệu chứng khác nhau trong đó có các triệu chứng gần giống với bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não nên dễ gây nhầm lẫn dẫn tới việc điều trị không kịp thời.
Phân loại rối loạn tiền đình
Người ta chia hội chứng rối loạn tiền đình thành hai loại chính bao gồm:
- Rối loạn tiền đình ngoại biên: Loại này chiếm đến 90 – 95% tỷ lệ người bênh. Nguyên nhân là từ những tổn thương ở vùng vị trí tiền đình ốc tai. Các triệu chứng ở loại này được biểu hiện khá rầm rộ, bệnh nhân chóng mặt nhiều, mất thăng bằng. Nhưng thông thường nó không quá nguy hiểm.
- Rối loạn tiền đình trung ương: Chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân được xác định là từ tổn thương nhân tiền đình tại thân não, tiểu não. Các triệu chứng thường diễn biến khá im lìm khiến cho người bệnh khó phát hiện ra. Loại này có độ nguy hiểm cao hơn, điều trị khó hơn nhiều so với rối loạn ở ngoại biên.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình
Chúng ta sẽ chia nguyên nhân gây bênh theo từng phân loại của bệnh. Cụ thể như sau:
- Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại vi bao gồm: viêm dây thần kinh tiền đình (do virus zona, thủy đậu, quai bị…), rối loạn chuyển hóa (tiểu đường, suy giáp, tăng urê máu), hội chứng Meniere (phù nề vùng tai trong), viêm tai giữa, dị dạng trong tai, chấn thương vùng tai, u dây thần kinh số 8, sỏi nhĩ, một số thuốc có tác dụng không mong muốn, sử dụng các chất kích thích, say tàu xe, nhãn cầu nhìn đôi…
- Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương: thiểu năng tuần hoàn sống nền, hạ huyết áp tư thế, hội chứng Wallenberg, nhồi máu tiểu não, xơ cứng rải rác, u tiểu não, nhức đầu Migraine, bệnh Parkinson, giang mai thần kinh…
- Yếu tố tâm lý: stress căng thẳng thần kinh, mệt mỏi kéo dài, mất ngủ hoặc ngủ không ngon, sang chấn tâm lý.
- Ngoài ra có thể do yếu tố tuổi tác hoặc có tiền sử chóng mặt trước đó…
Đối tượng có nguy cơ bị rối loạn tiến đình cao
Trước đây bệnh này chủ yếu xuất hiện ở những người cao tuổi. Nhưng do nhiều yếu tố khác nhau mà độ tuổi này đang có xu hướng trẻ hoá. Bởi vậy mà sự ảnh hưởng của nó tới cuộc sống con người ngày càng nhiều hơn.
Người cao tuổi
Nguyên nhân người cao tuổi bị hội chứng tiền đình là do sự thoái hoá của các tế bào trong cơ thể dẫn đến chức năng của nó bị suy giảm, cụ thể ở đây là cơ quan tiền đình. Một nghiên cứu về dịch tễ học được người Mỹ thực hiện đã thống kê rằng có đến 35% người từ 40 tuổi trở lên đã từng trải qua ít nhất một cơn tiền đình. Có 50% người trên 65 tuổi thường xuyên thấy những cơn chóng mặt từ nguyên nhân là tiền đình. Hơn 8 triệu người Mỹ được chẩn đoán mắc rối loạn tiền đình mạn tính. Nguy hiểm hơn ở người già khi mắc bệnh này đó là những tai nạn, chấn thương do ngã, va đập do chóng mặt và mất thăng bằng. Ở Việt Nam, bệnh lý này cũng đang có thực trạng tương tự.
Những người làm việc trong môi trường căng thẳng
Có một điều rất dễ nhận thấy rằng những người đến các chuyên khoa khám về tiền đình có những đặc điểm chung là làm trong môi trường làm việc căng thẳng, thường xuyên chịu áp lực cao hoặc có những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này đó là sự tăng tiết cortisol trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh lý rối loạn như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, tim mạch… làm cho tổn thương hệ thống dây thần kinh trong đó có dây thần kinh số 8. Điều này khiến cho não không nhận được những thông tin dẫn truyền chính xác dẫn đến những xử trí bị rối loạn. Bởi vậy chúng ta thấy xu hướng trẻ hoá này ở chính các đối tượng làm việc văn phòng, hay lao động trí óc…
Phụ nữ mang thai
Những người phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao bị hội chứng tiền đình. Đó là do trong những tháng đầu, cơ thể họ chưa thích nghi được với những thay đổi bên trong, quá trình ốm nghén làm cho việc ăn uống không được đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hơn nữa tuần hoàn của mẹ cũng được dồn đến để nuôi dưỡng bào thai. Điều này khiến cho máu đến cung cấp cho các cơ quan khác bị thiếu hụt, trong đó có hệ tiền đình ốc tại. Đồng thời sự lo lắng, các yếu tố tâm lý cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ thần kinh. Vì thế mới gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nốn, mất thăng bằng…
Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình
Dưới đây là các dấu hiệu đặc trưng mà hầu hết bệnh nhân bị rối loạn tiền đình đều có thể gặp phải:
Cách triệu chứng theo đặc trưng của hội chứng tiền đình
Chóng mặt
Là dấu hiệu đặc trưng nhất. Ban đầu người bệnh chỉ thấy biểu hiện của cơn chóng mặt thoáng qua mà thôi và không có ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng sau đó nó lại xuất hiện thường xuyên hơn, tăng về tần suất và mức độ. Bạn sẽ có ảo giác rằng các vật xung quanh đang xoay quanh mình, chuyển động thẳng hoặc nghiêng ngả nhưng thực tế thì không phải. Cảm giác trong đầu được miêu tả đó là đầu óc lâng lâng, nặng trĩu và quay cuồng bên trong đầu. Nó khiến cho người bệnh dễ mất thăng bằng và có thể ngã bất cứ lúc nào.
Mất thăng bằng
Do tiền đinh điều khiển sự cân bằng của cơ thể. Nên khi có rối loạn xảy ra triệu chứng thường gặp nhất đó là gây mất thăng bằng. Đó là hệ quả của việc bị chóng mặt.
Mất ý thức
Có thể người bệnh đột nhiên bị ngất đi không biết gì hoặc mất ý thức. Đồng thời là một số triệu chứng kèm theo như buồn nôn, mạch nhanh, đổ mồ hôi, giảm thị lực. Tất cả những sự việc trên chỉ diễn ra trong thoáng qua và sau đó trở lại bình thường. Triệu chứng này có thể ngày càng trở lên thường xuyên nếu bạn không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh theo phân loại
Triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên
Biểu hiện lâm sàng khá đa dạng. Nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có thể là cơn chóng mặt thoáng qua trong thời gian ngắn khi bạn đột ngột thay đổi tư thế. Ngoài ra triệu chứng nặng thì sẽ là không thể đi lại hoặc thay đổi tư thế được. Có thể kèm theo các triệu chứng như nôn ói, giảm thính lực, ù tai, nặng đầu, khó tập trung, rối loạn vận mạch, giảm nhịp tim, đổ mồ hôi, da tái xanh. Nếu không có người đỡ hoặc dựa vào đâu thì có thể bị ngã gây những chấn thương.
Ngoài ra có thể có rung giật nhãn cầu, mất ngủ, mệt mỏi…
Triệu chứng rối loạn tiền đình trung ương
Người bệnh đi lại khó khăn, khi thay đổi tư thế sẽ thấy chóng mặt, nôn ói hoặc có những biểu hiện không rõ ràng rất khó chẩn đoán bệnh.
- Rung giật nhãn cầu theo nhiều hướng, có cả theo chiều dọc.
- Dáng đi như người say rượu, nếu để ý sẽ thấy họ đi theo hình zik zak.
- Mất phối hợp giữa các động tác. Ví dụ không thể thực hiện được động tác ngón tay chỉ mũi, lật xấp bàn tay.
- Đổi giọng một số âm tiết.
Một số nghiệm pháp đơn giản chẩn đoán rối loạn tiền đình
Để chẩn đoán chính xác hội chứng rối loạn tiền đình bạn cần đến và thăm khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế. Ở đó có máy móc hiện đại và các bác sĩ có chuyên môn. Họ sẽ áp dụng các biện pháp chuyên sâu như:
- Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG).
- Xét nghiệm xoay vòng.
- Đo âm ốc tai.
- Chụp cộng hưởng từ để phát hiện những khối u, tại biến hoặc những bất thường khác vùng não có thể gây ra các triệu chứng như mất thăng bằng, chóng mặt hay ngất.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể tự thực hiện một số nghiệm pháp đơn giản sau để sớm phát hiện bệnh.
Nghiệm pháp Romberg
- Người thực hiện sẽ ở tư thế đứng thẳng, hai chân chụm vào nhau. Hai tay cũng đan vào nhau để ở trước ngực.
- Nhắt mắt lại.
- Nếu khi mở mắt bạn thấy bình thường nhưng nhắn lại thì người bắt đầu chao đảo như sắp ngã thì nghiệm pháp Romberg (+). Tức là khả năng cao bạn đang bị hội chứng tiền đình.
Thử chỉ ngón tay
- Hai người sẽ ngồi đối diện nhau trên ghế.
- Người giúp đỡ sẽ cầm một đồ vật bất kì đặt ở trước mặt người bệnh.
- Người bệnh sẽ nhắm mắt từ từ và giơ tay lên chỉ về vị trí đồ vật đó.
- Nếu độ sai lệch cao thì nguy cơ mắc bệnh là tỷ lệ cao.
Thử đi bộ
- Chúng ta sẽ thử nghiệm đi trên nền có thể để lại dấu chân hoặc trên đường có kẻ vạch để dễ bề so sánh.
- Cách thử nghiệm rất đơn giản đó là bạn hãy nhắm mắt và cố bước đi thẳng.
- Nếu bạn đi lệch sang một bên thì có thể mê đạo bên đó đang gặp tổn thương và bạn đang nằm trong nhóm người bị rối loạn tiền đình.
Thử bước đi hình sao
- Người tập sẽ nhắm mắt và bước đi.
- Lộ trình sẽ là bước lên 5 bước rồi lùi lại 5 bước.
- Nếu quỹ đạo di chuyển này mà có hình ngôi sao thì rất có khả năng bạn bị tiền đình và cần đi khám sớm.
>>>Xem thêm
- Viêm gan B
- Sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất cho người bị mất ngủ nóng trong, căng thẳng thần kinh
- Tầm quan trọng của giấc ngủ trong cuộc sống hiện đại
Các biến chứng nguy hiểm khi bị rối loạn tiền đình
Rất nhiều người thắc mắc là vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Thì rất khó để nói. Đối với trường hợp rối loạn ngoại biên thì hầu hết các triệu chứng đều lành tính, còn với trường hợp rối loạn trung ương có tổn thương thực thể thì cần thăm khám chuyên sâu mới có thể đánh giá được. Nhưng chúng ta cũng không thể xem thường được bệnh này, bởi mặc dù bản thân nó không nguy hiểm nhưng các biến chứng của nó thì lại khó lường. Bao gồm:
Dễ bị trầm cảm
Người bị rối loạn tiền đình cơ thể sẽ có những biểu hiệu hoa mắt, chóng mặt trong thời gian dài gây ra những khí chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Kèm theo đó là các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ làm suy giảm chất lượng cuộc sống, dễ khiến họ thấy chán nản, lạc lõng và sinh ra trầm cảm.
Dễ bị té ngã
Điều đáng lo ngại nhất của bệnh này đó là mất thăng bằng có thể dẫn đến té ngã. Nhất là khi đang đi trên đường hoặc thay đổi tư thế. Họ không kịp vịn vào bờ tường hay những khung đỡ xung quanh vào buổi đêm hay khi đang lái xe, làm việc trên cao có thể gây ra tai nạn cho chính mình và mọi người xung quanh. Nặng nhất là chấn thương vùng đầu vô cùng nguy hiểm.
Nguy cơ đột quỵ, tai biến
Một trong những nguyên nhân gây bệnh cũng đáng nhắc tới đó là từ hệ mạch máu não. Nếu có bất thường thì cũng dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như tai biến, đột quỵ cần được phát hiện kịp thời.
Gây mất tập trung trong công việc
Nếu bạn thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng thì hẳn sẽ không thể nào tập trung vào bất cứ điều gì được đúng không. Nhất là trong công việc và học tập. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống. Người bệnh dễ nổi cáu và kích động đối với những người xung quanh.
Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiện nay
Bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và phục hồi hoàn toàn nếu chúng ta tìm được ra đúng nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Nếu không thì bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, tốn nhiều tiền bạc và thời gian, lại còn để lại những biến chứng nặng khó lường. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị gồm có:
- Điều trị nguyên nhân: Đây là điều trị căn bản được coi là phương pháp hữu hiệu nhất. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật, phương pháp khác nhau tùy vào nguyên nhân. Ví dụ như sử dụng thuốc, phẫu thuật, châm cứu, bấm huyệt…
- Điều trị triệu chứng: Các triệu chứng quan trọng là chóng mặt, buồn nôn. Lúc này có thể sử dụng các thuốc bổ bão, tăng cường lưu thông máu lên não, thuốc chống nôn và một số thuốc đặc hiệu khác.
- Phục hồi chức năng bằng các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích vận động và sự nhạy bén của tiền đình, bài tập thăng bằng.
- Tập luyện thể dục thể thao: Chúng ta có thể kết hợp điều trị với việc tập luyện thể dục thể thao để nâng cao hiệu quả.
- Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai.
- Phẫu thuật: Là phương pháp được đưa ra cuối cùng khi các biện pháp trên không hiệu quả. Và các bác sĩ cũng dựa vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để tiến hành chỉ định phẫu thuật.
Phòng bệnh rối loạn tiền đình đúng cách
Người ta thường nói “phòng còn hơn chống” để nói về việc phòng bệnh vô cùng quan trọng. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bằng những biện pháp sau:
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể, tăng cường chức năng các cơ quan nhất là các bài tập giữ thăng bằng.
- Luôn luôn giữ một tinh thần thoải mái, không lo âu, căng thẳng. Thái độ sống lạc quan.
- Không nên đọc sách báo, xem điện thoại khi đang ngồi trên xe ô tô, tàu… Khi thấy chóng mặt thì nên nằm ngay.
- Uống đầy đủ nước.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt giàu acid folic, chất xơ, vitamin C, vitamin D, vitamin B6, Folate… Hạn chế dùng các loại mỡ động vậy, bộ và kem sữa bò, bánh và thức ăn từ bỏ thực vật dạng thỏi.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
- Tránh những vận động mạnh vùng đầu cổ.
- Không nên quay cổ hay thấy đổi tư thế một cách đột ngột.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện sớm bệnh.
Trên đây vừa là cách phòng bệnh cũng chính là hướng dẫn dùng để chăm sóc tốt cho những người đang bị bệnh giúp bệnh cải thiện một cách nhanh chóng.
Chắc hẳn quý độc giả đã có được những thông tin bổ ích từ bài viết trên. Rối loạn tiền đình ngày càng phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy cần tìm hiểu đúng bệnh và biết được các phương pháp điều trị thích hợp để trị dứt điểm nó là điều vô cùng cần thiết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.