Hướng dẫn Bài tập chữa Vẹo Cổ cho Bé an toàn tại nhà

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Vẹo cổ ở trẻ em là tình trạng đầu của đứa trẻ bị nghiêng sang một bên và cằm hướng sang bên đối diện mà nguyên nhân là do các cơ xung quanh vùng cổ bị xơ cứng, kéo căng kết hợp cùng với thói quen của trẻ gây nên. Vẹo cổ ở trẻ em là quá trình hình thành dần dần nên thường không gây đau đớn, tuy nhiên lại khiến đứa trẻ gặp phiền phức khi vận động cổ.  Vì vậy mà bài viết dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu đến các bài tập chữa vẹo cổ cho bé để giúp cho đứa trẻ có thể trở lại trạng thái bình thường.

Tại sao trẻ con dễ bị vẹo cổ?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này, thông thường sẽ chia thành 2 dạng chủ yếu, đó là nguyên nhân trước sinh và nguyên nhân sau sinh:

Các nguyên nhân trước sinh bao gồm:

  • Thai ngôi mông: trong quá trình chuyển dạ mà thai vẫn chưa xoay về ngôi đầu. Trường hợp sinh khó đầu và cổ của đứa trẻ có thể bị mắc kẹt làm cho các cơ bị kéo căng quá lâu dẫn đến vẹo cổ.
  • Tai nạn trong lúc sinh: lúc khó sinh bác sỹ sử dụng các dụng cụ như focep, giác hút… Để đưa trẻ ra ngoài, quá trìn này có thể vô tình làm cho tổn thương cơ và gây chứng vẹo cổ.

Các nguyên nhân sau sinh có:

  • Hội chứng sandifer: hội chứng này thường tiến triển từ trào ngược dạ dày thực quản, vì những lần trào ngược này khiến cho các cơ ở vùng cổ của trẻ bị co thắt nhiều.
  • Thói quen nằm ở trẻ: quá trình này hình thành dần dần từ thói quen nằm nghiêng đầu về 1 bên quá nhiều và lâu khiến cho các cơ vùng cổ bị co thắt dần về 1 bên.
  • Lệch mắt: sự mất cân bằng ở mắt có thể có liên quan đến sự mất cân bằng khi quan sát mọi vật xung quanh, từ đó để điều chỉnh cách nhìn của mình cho cân bằng thì đầu cổ sẽ điều chỉnh theo hướng lệch với bên mắt lắc.

Ngoài những nguyên nhân trên thì một số các nguyên nhân khác ít gặp phải như nhiễm trùng, hội chứng grisel, chấn thương…tuy nhiên dù là nguyên nhân gì thì cũng đều gây những bất lợi cho trẻ.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
Trẻ con bị vẹo cổ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Trẻ con bị vẹo cổ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Dấu hiệu cho thấy bé đang bị vẹo cổ

Đối với những trẻ bị vẹo cổ ngay từ đầu thì có thể thấy rõ được những biểu hiện ngay, còn đối với những trẻ bị vẹo cổ do bệnh lý thì thường quá trình này hình thành lâu hơn và khó phát hiện được ngay.

Để biết rằng trẻ có bị vẹo cổ hay không, bạn có thể quan sát các dấu hiệu sau đây:

  • Đầu của trẻ thường nghiêng về một phía và cằm nghiêng hướng về phía đối diện.
  • Trẻ chỉ bú được ở một bên vú.
  • Phần đầu phía sau tai bị dẹt ở một bên.
  • Hạn chế vận động của đầu cổ về bên lành, có thể bị đau khi cố dùng tay đẩy cổ trẻ cho cân bằng.
  • Không đối xứng giữa các bộ phận trên đầu.

Các triệu chứng trên không xuất hiện đột ngột mà từ từ hình thành, và không phải bất cứ trẻ nào cũng có tất cả những dấu hiệu trên. Vì vậy mà khi thấy. Ghi ngờ trẻ bị bẹo cổ hãy lập tức cho trẻ đi khám chuyên khoa để điều trị được sớm nhất. Và nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây hậu quả khó lường như dị tật vĩnh viễn, mất cân đối vùng đầu mặt, mất khả năng vận động vùng đầu cổ,  rối loạn xương.

Hiện nay đã có rất nhiều các phương pháp tham gia hỗ trợ điều trị chứng vẹo cổ cho trẻ em. Phần lớn điều trị nội khoa được áp dụng rộng rãi và các bài tập chữa vẹo cổ cho bé cũng rất nhiều và có hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi theo dõi ở phần tiếp theo.

>>>Xem thêm

Các bài tập hỗ trợ điều trị vẹo cổ cho bé

Các bài tập sau đây với mục đích làm mềm khối cơ bị co cứng, đưa đường cong sinh lý và tầm vận động của cột sống cổ trở về trạng thái bình thường từ đó ngăn ngừa những biến chứng thứ phát xảy ra ở vùng sọ mặt và cột sống cổ.

Bài tập 1: xoa bóp làm mềm khối cơ co ( cơ ức đòn chũm)

Cách thực hiện:

  • Tư thế chuẩn bị: Cho trẻ nằm ngửa trên đùi người tập sao cho phần đầu gối đỡ đầu trẻ, phần vai trùng với mép ngoài đùi. Cổ nghiêng về bên lành.
  • Một tay người tập đỡ lấy đầu trẻ, một tay còn lại dùng ngón tay cái hoặc hai ngón giữa xoa miết day lên vị trí xơ cơ. Có thể sử dụng thêm dầu massage trong lúc làm để tránh làm cho vùng da bị rát đỏ.
  • Thực hiện động tác này liên tục cho tới khi cảm nhận thấy vùng xơ cơ mềm ra là được.
Xoa bóp nhẹ nhàng làm mềm phần cơ tại cổ bên bị căng cứng
Xoa bóp nhẹ nhàng làm mềm phần cơ tại cổ bên bị căng cứng

Bài tập 2 : kéo giãn cơ ức đòn chũm.

Cách thực hiện:

  • Tư thế chuẩn bị: Cho trẻ nằm tương tự như ở bài tập 1.
  • Người tập dùng hai tay nâng đỡ đầu trẻ sao cho thoải mái nhất. Từ từ dùng tay xoay dần nhẹ đầu trẻ nghiêng về bên bệnh.
  • Thực hiện động tác kéo giãn từ từ để cảm nhận độ căng của cơ, tránh làm quá nhanh và mạnh sẽ làm trẻ bị đau.
  • Có thể kết hợp với động tác xoa miết như trên trong quá trình thực hiện.
  • Làm lặp lại động tác này hàng ngày để nâng cao hiệu quả.

Bài tập 3 :  Bài tập nằm nghiêng

Tư thế chuẩn bị: cho trẻ nằm nghiêng sang 1 bên sau đó dùng chiếc gối dài kê ở sau lưng để trẻ nằm nghiêng hoàn toàn.

Thực hiện động tác:

  • Chú ý bên nào có khối xơ khi nằm nghiêng về bên đó thì không gối đầu còn nếu nằm nghiêng về bên không có khối sơ thì cần phải kê gối bên dưới vì như vậy sẽ không gây đau cho trẻ.
  • Cứ sau 1 đến 2 giờ lại thay đổi tư thế nằm nghiêng một lần để tránh cho trẻ bị mỏi cơ. Thường xuyên cho trẻ nằm như vậy sẽ giúp cho các vùng xơ cơ  được co giãn nhịp nhàng và dần dần.
Cho bé nằm nghiêng có dùng gối để nắn chỉnh lại cột sống cổ
Cho bé nằm nghiêng có dùng gối để nắn chỉnh lại cột sống cổ

Bài tập 4: xoay đầu

  • Cho trẻ nằm ngửa thoải mái, gối đầu thấp rồi người tập ngồi đối diện phía dưới chân của trẻ.
  • Một tay người tập giữ khớp vai bên lành, tay kia đặt lên đầu trẻ từ từ xoay mặt về bên bệnh sao cho phần cằm hướng về gần vai bên bệnh.
  • Giữ tay khoảng 10 đến 15 giây rồi từ từ thả lỏng, làm lặp lại nhiều lần sau mỗi lúc tập để đạt hiểu quả cao.

Bài tập 5: Bài tập sở thích

Người tập có thể lợi dụng các đặc điểm này để hỗ trợ mình tập cho bé trong quá trình điều trị. Cụ thể là sử dụng những món đồ chơi yêu thích hoặc những vật có màu sắc, tiếng động để cho trẻ nhìn theo và giữ được cổ về bên lành lâu hơn, dần dần sẽ tạo cho trẻ thói quen không vẹo đầu sang một bên nữa.

Những điều bạn cần chú ý khi tập luyện chữa vẹo cổ cho bé

Trẻ em là một đối tượng rất đặc biệt vì nhiều yếu tố. Đầu tiên đo chính là sự chủ động trong tập luyện. Người lớn có thể nhận thức được vì vậy việc luyện tập trở nên rất dễ dàng. Nhưng trái ngược đó là khi tập luyện cho trẻ em thì hoàn toàn là mẹ hoặc các bác sĩ tập luyện thụ động cho bé. Hầu hết đều là dựa theo các hoạt động bản năng của bé mà luyện tập.

Khi bị bệnh bé sẽ không biết cách biểu đạt cho bố mẹ biết mà chỉ dùng cách khóc để chứng minh rằng mình đang gặp các vấn đề khó chịu trong cơ thể. Bố mẹ phải để ý thật kĩ mới có thể nhận ra rằng bé đang bị vẹo cổ. Trong trường hợp cơ co cứng cấp thì rất khó phát hiện,phải đưa bé đến gặp bác sĩ nhi thăm khám và điều trị.

Ngoài ra hệ xương của bé, nhất là phần cổ còn chưa có được sự cứng cáp như người lớn. Vì vậy khi luyện tập bạn cần rất nhẹ nhàng, lưu ý trong quá trình điều khiển đầu bé. Và chắc chắn nhiều bé sẽ không biết cách để hợp tác với bạn cho buổi tập thuận lợi diễn ra. Khi đó bạn cần phải là người kiên nhẫn từ từ thực hiện các động tác vừa dỗ bé ngoan.

Với các bài tập chữa vẹo cổ cho bé như trên, bạn có thể tự thực hiện cho trẻ bị vẹo cổ tại nhà một cách thuận tiện nhất.  Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tập luyện đúng thao tác thì mới nâng cao hiệu quả điều trị, còn nếu tập sai cách không những làm bệnh không thuyên giảm mà còn nặng lên.

 

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *