Bác sĩ là một trong những ngành nghề được cả xã hội coi trọng vì đem lại sức khỏe cho mọi người. Hiện nay có một ngành mới mà bác sĩ ra trường có nhiều cơ hội làm việc và thăng tiến đó là bác sĩ vật lý trị liệu. Cùng tìm hiểu về ngành nghề này qua bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Học vật lý trị liệu để làm gì?
Vật lý trị liệu là một trong những chuyên ngành quan trọng trong phòng và điều trị các bệnh có liên quan đến chức năng các bộ phận của cơ thể. Vật lý trị liệu được coi như một phương pháp điều trị không dùng thuốc mà chuyên sử dụng các yếu tố về vật lý tác động lên cơ thể người bệnh. So với các chuyên ngành nội, ngoại, sản, nhi…thì vật lý trị liệu ra đời muộn hơn, tuy nhiên thành tựu mà nó đạt được thì không hề nhỏ và rất cần thiết đối với nhiều người bệnh.
Ngày nay vật lý trị liệu có vai trò quan trọng đối với các bệnh thường gặp phổ biến như tai biến mạch máu não, bại não, gãy xương, chấn thương, các bệnh chuyên khoa cơ xương khớp…nhờ có vật lý trị liệu mà tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt lên. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể trực tiếp điều trị các bệnh sau:
- Đối với người bị tai biến mạch máu não, sau thời gian vàng điều trị bằng thuốc bệnh nhân có thể bị liệt nửa người không vận động hay đi lại được, lúc này vật lý trị liệu là phương pháp duy nhất để tình trạng bệnh nhân được khá hơn. Ngoài ra còn có thể kết hợp một vài phương pháp điều trị của đông y như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, đắp thuốc…cũng làm cho tình trạng bệnh nhân được tốt lên.
- Với những người bị chấn thương làm ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể thì vật lý trị liệu giúp cho các bộ phận, cơ quan này hồi phục nhanh chóng.
- Các bệnh nhân có bệnh về cơ xương khớp vật lý trị liệu góp phần làm tăng kết quả trong thời gian điều trị bệnh và làm giảm khả năng tái phát bệnh.
- Giống với tai biến mạch máu não thì bại não ở trẻ em là trường hợp bệnh tốt hay xấu là nhờ vào quá trình vật lý trị liệu kết hợp với phục hồi chức năng.
Như vậy học vật lý trị liệu đang là một chuyên ngành hót rất được nhiều các sinh viên ngành y và các y bác sĩ quan tâm vì ngoài khả năng điều trị tốt cho bệnh nhân nó còn giúp phòng bệnh hiệu quả.
Để làm một bác sĩ vật lý trị liệu bạn cần trang bị cho bản thân những gì?
Không chỉ riêng ngành y mà hầu hết tất cả các ngành ngoài khác đều cần những tiêu chí khắt khe về mọi mặt như giao tiếp ứng xử với người khác, năng lực làm việc, chịu được áp lực công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên vật lý trị liệu là ngành có liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên nó càng cần sự cẩn thận, tỉ mỉ bên trong. Nếu bạn đã và đang có ý định đi theo ngành bác sĩ vật lý trị liệu, hãy trang bị cho mình những yếu tố sau để tự tin và vững bước với nghề:
- Để điều trị tốt cho bệnh nhân việc đầu tiên cần thấy đó là vấn đề sức khỏe của chính bạn. Nếu có sức khỏe bạn mới giúp được bệnh nhân làm các bài vật lý trị liệu và họ mới tin tưởng tuyệt đối.
- Sự chu đáo, tận tâm, chăm chỉ thể hiện lòng nhiệt huyết với nghề và thể hiện sự quan tâm tới người bệnh.
- Tự trang bị cho mình một kiến thức đầy đủ và chắc chắn có liên quan đến ngành học. Thành thạo cách vận hành máy móc thiết bị đi kèm vừa giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao lại vừa giúp cho bác sĩ không tốn nhiều công sức.
- Cách tiếp nhận và ứng xử của bác sĩ với bệnh nhân không phải là một việc dễ dàng bởi cách tiếp xúc với mỗi người bệnh cần phải có kỹ năng và sự tinh ý khéo léo. Nếu bạn biết cách làm cho bệnh nhân tin tưởng thì chắc chắn lời khuyên tư vấn vủa bạn đến họ thực sự có ý nghĩa và họ luôn đồng ý thực hiện đúng như những gì bạn nói.
Có thể nói chuyên ngành vật lý trị liệu là một việc vô cùng vất vả vì cần sự khéo léo, kiên trì, tỉ mỉ của người bác sĩ. Tuy nhiên lợi ích mà nó đem lại cũng không nhỏ, ngày nay các trung tâm phục hồi chức năng đã được mở ra rất nhiều nhằm mục đích phục vụ phòng và trị bệnh cho người bệnh.
Những trách nhiệm của bác sĩ vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Nếu là một người bác sỹ vật lý trị liệu thì trách nhiệm cực kỳ lớn và có rất nhiều những công việc cần làm:
- Sau khi tiếp nhận bệnh nhân cần thực hiện hỏi bệnh và khám bệnh thật kỹ càng để đưa ra chẩn đoán bệnh sau đó viết vào hồ sơ bệnh án để tiện theo dõi quá trình chữa bệnh.
- Báo cáo tình trạng của bệnh nhân khi điều trị cho trưởng khoa hoặc trao đổi tình hình của bệnh nhân với đồng nghiệp để xin ý kiến về cách điều trị đã phù hợp hay chưa, nếu chưa được họ có thể sẽ gợi ý giúp bạn một vài ý kiến hay mà hiện tại bạn chưa nghĩ tới.
- Thực hiện đúng và đủ quy trình trong quá trình điều trị cho bệnh nhân như hỏi thăm người bệnh vào mỗi sáng để kiểm soát thuốc, kiểm tra chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt của bệnh nhân để kịp thời điều chỉnh về trạng thái tích cực.
- Đưa ra các y lệnh thuốc và bài tập vật lý trị liệu để điều dưỡng thực hiện điều trị cho bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân có tình hình bệnh nặng, tiến triển lâu thì bác sỹ nên theo dõi chặt chẽ sát sao, hướng dẫn điều dưỡng làm hoặc có thể trực tiếp thay họ điều trị cho người bệnh.
- Trường hợp có việc đột xuất phải nghỉ làm một vài hôm cần bàn giao bệnh nhân và nói rõ tình hình của người bệnh cho người có chuyên môn tương tự để họ thay bạn tiếp tục điều trị cho người bệnh.
- Học hỏi thêm kiến thức hoặc thường xuyên tham gia vào các chương trình hội thảo về các phương pháp vật lý trị liệu mới để ứng dụng điều trị tích cực cho bệnh nhân.
Bên cạnh những trách nhiệm trong công việc là quyền lợi của người bác sỹ vật lý trị liệu. Họ có quyền quyết định, đưa ra chỉ định cho bệnh nhân cần làm những gì và được hưởng đầy đủ các quyền lợi của một người bác sỹ.
>>>Xem thêm
Làm thế nào để trở thành bác sĩ vật lý trị liệu?
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng chỉ là một chuyên ngành lẻ trong y học. Vì vậy nếu bạn muốn trở thành bác sĩ của ngành này thì vẫn cần học bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ y học cổ truyền tại các trường đại học y chính quy trong nước. Khi đó sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành y học một cách tổng quát. Đây là cái khung chương trình đào tạo chung cho các bác sĩ cần phải có.
Sau khi học xong được cấp bằng bác sĩ thì có thể đăng kí học các chứng chỉ bác sĩ phục hồi chức năng có thời hạn tại các trường đại học y. Là các chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho chuyên ngành này. Hoàn thành việc học bạn sẽ nhận được chứng chỉ và có thể được cấp phép hoạt động thăm khám và điều trị phục hồi chức năng như các bác sĩ chuyên ngành khác. Lưu ý là bác sĩ cần có chứng chỉ hành nghề 18 tháng mới được phép điều trị độc lập.
Nếu công tác ở trong các bệnh viện nhà nước hoặc cơ sở y tế chuyên nghiệp bạn cũng có cơ hội tham gia các lớp đào tạo chuyên môn vật lý trị liệu phục hồi chức năng do bộ y tế, hiệp hội y khoa tổ chức.
Học bác sỹ vật lý trị liệu không hề đơn giản như nhiều người nghĩ. Tuy vậy hiện nay lại có rất nhiều người chọn theo chuyên ngành này và thực sự nó đem lại rất nhiều lợi ích trong điều trị.