Viêm xoang sàng: Nguyên nhân, Phân loại và Điều trị

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Đau nhức âm ỉ hai bênh thái dương hoặc vùng giữa hai đầu lông mày dưới trán, hôi miện, viêm họng, hơi thở hôi… là các dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm xoang sàng. Đây là một bệnh lý phức tạp, rất khó điều trị dứt điểm và thường rất dễ tái phát. Bệnh này cần được phát hiện sớm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và kiểm soát tình trạng bệnh ngay từ đầu mới có thể ngăn ngừa các biến chứng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh này trong bài viết dưới đây:

Bệnh viêm xoang sàng là gì

Giải phẫu các xoang vùng mặt gồm có 4 xoang đó là xoang trán, xoang bướm, xoang hàm và xoang sàng. Trong đó xoang sàng có hai loại là xoang sàng trước và xoang sàng sau. Các xoang này thường được chia làm hai nhom chính là xoang trước và xoang sau. Cụ thể là:

  • Xoang trước gồm có: xoang hàm, xoang sàng trước và xoang tán. Nhóm xoang này ở vị trí phía trước, vây quanh vùng hốc mắt. Nhóm này được mở thông ra ngoài, nhất là phần hốc mũi rộng liên quan nhiều đế răng hàm trên nên thường bị viêm cấp tính thể nhiễm khuẩn, mủ…
  • Xoang sau gồm có xoang bướm và xoang sàng sau. Nhóm này nằm sâu dưới nền sọ, khá kín đáo nên ít bị vi khuẩn hay những nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài tấn công vào.

Viêm xoang sàng là bệnh lý viêm xoang được định vị vị trí tại xoang sàng. Lúc này lớp lót niêm mạc hô hấp bên trong của xoang sàng bị viêm, có thể có dịch mủ ứ đọng gây ra tình trạng bít tắc làm tạo áp lực lên các xương bao quanh khu vực xoang sàng. Đó là 4 xoang rỗng thông với nhau nằm hai bên mắt. Như đã nói thì có 2 loại xoang sàng là sàng trước và sàng sau. Chúng ta thường gặp viêm xoang sàng trước nhiều hơn viêm xương sàng sau. Nguyên nhân thì đã được giải thích ở bên trên.

Cấu tạo giải phẫu và vị trí của xoang sàng trên vùng đầu mặt
Cấu tạo giải phẫu và vị trí của xoang sàng trên vùng đầu mặt

Phân loại viêm xoang sàng

Như đã nói thì có hai loại viêm xoang sàng khác nhau. Do vị trí giải phẫu khác nhau nên có sự khác biệt giữa hai xoang này. Đó là:

  • Xoang sàng trước: Vị trí: Nằm ở tiếp giáp giữa xoang trán và xoang hàm, hốc mũi – hốc mắt. Người bị viêm xoang sàng trước sẽ đau, khó chịu tại vùng quanh sống mũi và hai hốc mắt.
  • Xoang sàng sau: Vị trí: Nằm ngay phía sau của xương sàng trước. Khi bị viêm thì triệu chứng đau nhức sẽ xuất hiện tại vùng gáy, cơn đau có thể lan xuống tới vai. Vì có liên quan tới mắt nên viêm xoang sàng sau sẽ ảnh hưởng tới mắt như viêm, sưng đỏ, chảy ghèn. Nặng thì thậm chí gây nhìn mờ hoặc mù.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm xoang sàng

Bệnh viêm xoang sàng khi mới mắc các triệu chứng không quá đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm trùng xoang hay bệnh hô hấp khác. Đến giai đoạn ủ bệnh thì triệu chứng điển hình dễ phân biệt hơn. Bạn hãy nắm chắc về các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng dưới đây để phát hiện sớm, thăm khám và điều trị:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Đau nhức đầu

Đây là một dấu hiệu thường thấy trong viêm xoang. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được giải thích là do dịch nhầy đặc, mủ gây bít tắc các lỗ thông, tạo áp lực lên các xương xung quanh mà gây đau nhức. Đặc điểm cơn đau là đau âm ỉ. Vị trí đau thường là hai bên thái dương hoặc giữa hai khoé mắt dưới trán. Tuỳ từng xoang sàng trước hay sau bị viêm mà vị trí sẽ khác nhau.

Viêm xoang sàng biểu hiện thường thấy nhất là đau nhức đàu vùng thái dương, giữa hai đầu lông mày dưới trán
Viêm xoang sàng biểu hiện thường thấy nhất là đau nhức đàu vùng thái dương, giữa hai đầu lông mày dưới trán

Hơi thở có mùi hôi

Dịch viêm có trong các xoang này sẽ theo các đường dẫn mà đi xuống khoang miệng. Dịch viêm cũng chính là nguyên nhân gây hôi miệng ở đây. Mùi hôi sẽ càng trở nên nặng hơn khi bạn uống ít nước và không vệ sinh răng miệng đúng cách. Nó không chỉ là dấu hiệu cảnh báo của sức khoẻ mà còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Họ sẽ thiếu tự tin, e ngại khi giao tiếp với người khác.

Cổ họng bị vướng

Dịch viêm cũng có thể xuống cổ họng gây ra cảm giác vướng víu, ngứa rát, khó chịu và muốn khạc ra. Điều này khiến cho người bệnh có phản xạ muốn ho, khạc nhổ liên tục nhằm tống khứ dịch viêm này ra. Đôi lúc họ sẽ thấy khó thở, khò khè khi ngủ. Triệu chứng vướng cổ họng này còn có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nữa ngoài viêm xoang sàng. Vì thế bạn cần đi khám bệnh để có được chẩn đoán chính xác về nguyên nhân.

Ho, viêm họng mạn tính

Phần dịch viêm tồn tại trong cổ họng sẽ gây tổn thương niêm mạc tại đây dẫn đến tình trạng ho, ngứa rát cổ họng, khạc đờm nhiều. Cổ họng sẽ có thể bị viêm thậm chí là gây viêm dây thanh quản, nhất là ở người già dễ thành viêm thanh quản mạn tính. Ho thường về đêm, có thể có khó thở, thường gặp ở trẻ em. Khi bạn ho, khạc và khịt mũi quá nhiều lần sẽ gây tình trạng đau rát, sưng đỏ.

Mắt mờ

Tổn thương mắt cũng là một trong những triệu chứng có thể gặp trong bệnh viêm xoang sàng. Biểu hiện là mắt bị mờ, nhoè từng lúc hay liên tục nên gây ra tình trạng suy giảm thị lực. Với trường hợp mà viêm quá nặng gây mù mắt thì phải đi phẫu thuật mới có thể khôi phục lại thị lực một cách bình thường.

Mờ mắt là một triệu chứng có thể gặp ở viêm xoang sàng. Nặng hơn là suy giảm thị lực và mù loà
Mờ mắt là một triệu chứng có thể gặp ở viêm xoang sàng. Nặng hơn là suy giảm thị lực và mù loà

Tức nặng hai bên tai

Bệnh lý viêm xoang sàng còn gây ảnh hưởng đến tai của người bệnh. Họ sẽ có triệu chứng như choáng váng, ù tai mức độ từ nhẹ đến nặng.

Viêm xoang sàng có nguy hiểm không

Theo các bác sĩ và chuyên gia tai mũi họng nhận định thì bệnh viêm xoang sàng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nhưng cũng không vì thế mà chúng ta chủ quan, xem nhẹ bệnh. Người bệnh gặp khá nhiều rắc rối đối với bệnh viêm xoang này. Đó là những khó chịu do bệnh gây ra, ảnh hưởng tới công việc, học tập cũng như cuộc sống thường ngày. Hơn thế nữa bệnh này có tỷ lệ tiến triển thành mạn tính khá cao, bệnh dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.

Và nếu không điều trị kịp thời người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nặng hoặc các vấn đề sức khoẻ dưới đây:

  • Gây ra các bệnh lý về đường hô hấp dưới như viêm họng, viêm amydal, abces họng…
  • Biến chứng về mắt thì có viêm mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác, abces nhãn cầu, mờ mắt, giảm thị lực hoặc mù loà…
  • Viêm tai: Dịch viêm lan toả, vào đến tai và ứ đọng tại đây gây ra bệnh viêm tai. Mủ gây áp lực lên màng nhĩ sẽ gây nguy cơ thủng màng nhĩ và điếc vĩnh viễn.
  • Viêm tĩnh mạch hang: Biến chứng này cũng rất ít gặp như đây là biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
  • Viêm màng não mủ: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm xoang. Dịch viêm tai ăn vào sâu trong não gây ra viêm màng não mủ, đe doạ trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Điều trị viêm xoang sàng

Trên thực tế thì viêm xoang sàng hay viêm xoang nói chung thì cách điều trị cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Các phương pháp điều trị hiện nay cũng khá đa dạng. Bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa sẽ do bác sĩ quyết định tuỳ thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây bệnh, thể trạng… sao cho phù hợp. Ngoài ra một số phương pháp điều trị dân gian cũng được biết đến giúp đem lại hiệu quả cao. Cụ thể là:

Điệu trị nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa này được áp dụng với rất nhiều người bệnh. Cụ thể đó là sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng và một số biện pháp hỗ trợ. Thuốc được đưa vào bên trong xoang cần phải đủ mạnh mới có thể tiêu diệt được vi khuẩn cũng như tế bào nấm làm giảm nhanh chóng mủ viêm ứ đọng tại đây. Ngoài ra thuốc còn cần phải giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tái phát bệnh.

Phác đồ chung điều trị viêm xoang sàng được các bác sĩ khuyến cáo gồm hai nhóm chính đó là:

  • Nhóm thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn hoặc kìm khuẩn, giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Tuỳ vào kinh nghiệm mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Các kháng sinh thường dùng trong viêm xoang gồm có Amoxicillin, trimethoprim-sulfamethoxazol hoặc doxycilin, Clarithromycin, Erythromycin, roxithromycin,…
  • Thuốc giảm đau: Nhóm này chỉ có tác dụng làm giảm bớt triệu chứng đau nhức, khó chịu ở đầu.

Ngoài hai nhóm trên thì còn một số nhóm thuốc phụ khác như nhóm giảm sưng, giảm phù nề; nhóm thuốc co mạch tại chỗ; nhóm làm loãng dịch viêm… Một số thuốc có tác dụng làm giảm nghẹt mũi tức thời nhưng nếu lạm dụng thuộc liều cao hoặc dùng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nó. Thuốc Tây y tiềm tàng các tác dụng phụ gây ảnh hưởng cho gan thận. Vì thế trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Các nhóm thuốc Tây y thường được dùng trong viêm xoang đó là kháng sinh và giảm đau. Ngoài ra còn có co mạch tại chỗ, làm loãng dịch nhầy...
Các nhóm thuốc Tây y thường được dùng trong viêm xoang đó là kháng sinh và giảm đau. Ngoài ra còn có co mạch tại chỗ, làm loãng dịch nhầy…

Một số biện pháp hỗ trợ được đưa ra đó là:

  • Xông mũi bằng tinh dầu giúp làm loãng dịch nhầy, thông thoáng mũi. Ngoài ra các tinh dầu còn tạo sự thư giãn, làm dịu đi các cơn đau nhức.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, miệng 1-2 lần / ngày để loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ sức khoẻ đường hô hấp.
  • Dùng một số loại thực phẩm như tỏi để làm giảm triệu chứng của viêm xoang.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp phương pháp ngoại khoa không đem lại hiệu quả nhiều cho người bệnh hoặc nguyên nhân gây bệnh là do bất thường cấu trúc giải phẫu tại các xoang hay vùng mũi. Phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là phẫu thuật nội soi với rất nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Máy móc hiện đại, độ phân giải hình ảnh cao giúp bác sĩ có những cái nhìn trực quan nhất về các cấu trúc giải phẫu bên trong để thực hiện thao tác một cách dễ dàng và chính xác.
  • Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, khôi phục lại sự dẫn lưu và đường thông khí.
  • Hạn chế chảy máu và tổn thương cho các mô xung quanh.
  • Không rạch da nên không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn những nguy cơ về biến chứng sau phẫu thuật. Bởi vậy đây sẽ là phương pháp sau cùng được tính đến trong điều trị.

Các phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc Đông y

Các phương pháp điều trị dân gian hay sử dụng thuốc Đông y cũng được khá nhiều người cân nhắc và sử dụng.

Theo đó trong đông y người ta coi xoang là ruột của xương, còn thận lại chủ về xương cốt. Vì vậy để các xoang hoạt động bình thường thì tạng thận phải khoẻ mạnh. Bởi vậy các bài thuốc chữa viêm xoang sẽ chú trọng vào bồi bổ gan thận kết hợp với các thuốc có tác dụng tiêu viêm, bài nùng,sinh cơ và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra các bài thuốc dân gian được lưu truyền chữa bệnh viêm xoang cũng được truyền tai nhau rất nhiều. Ví dụ như việc sử dụng các loại cây lá, thảo dược quen thuộc đối với đời sống cả mọi người như cây hoa cứt lợn, cây giao hoặc lá lốt… Người bệnh có thể tìm hiểu kĩ hơn và cân nhắc việc sử dụng chúng.

Một số loại cây có tác dụng chữa viêm xoang rất tốt như hoa cứt lợn, cây giao, lá lốt
Một số loại cây có tác dụng chữa viêm xoang rất tốt như hoa cứt lợn, cây giao, lá lốt

>>>Xem thêm

Các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm xoang sàng

Để phòng bệnh viêm xoang sàng nói riêng và viêm xoang nói chung thì bạn cần thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc đối với các tác nhân gây dị ứng như hoá chất, phấn hoa, khói bụi, môi trường ô nhiễm, nơi có nhiều mầm bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên và cũng nên có ý thức giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.
  • Sẽ sinh mũi miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Bệnh viêm xoang rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Bởi vậy mà khi tiết trời chuyển lạnh thì cần chú ý giữ ấm cho vùng cổ, gáy và mũi.
  • Uống đủ nước, hoặc nhiều hơn lượng khuyến cáo để làm loãng dịch nhầy trong mũi.
  • Người bệnh ngủ nên kê đầu cao hơn để tránh được tình trạng bít tắc gây nghẹt mũi, khó thở.
  • Hạn chế việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Không sử dụng các loại thuốc  nhất là thuốc xịt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì thành phần có trong thuốc có thể gây kích ứng với niêm mạc mũi dẫn đến bệnh nặng hơn, khó chữa hơn.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là các vitamin để nâng cao sức đề kháng.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tăng cường sức khoẻ.

Viêm xoang sàng cần được phát hiện và điều trị sớm nhằm giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, ổn định tình trạng cho người bệnh. Việc này tránh cho bệnh tiển triển thành mạn tính, khó giải quyết hơn rất nhiều. Hơn nữa mọi người cũng cần phải lưu ý áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng bệnh đã được liệt kê ở trên để đảm bảo có một sức khoẻ tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *