Viêm Xoang có LÂY không? [Cảnh Báo 2 con đường lây nhiễm]

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Viêm xoang là một trong những bệnh lý về hô hấp được các bác sĩ đánh giá là khá phức tạp, khó để chữa dứt điểm. Nó không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nguy hiểm cho sức khoẻ. Vậy nên rất nhiều người có thắc mắc rằng viêm xoang có lây không? lây qua đường nào? Và làm thế nào để tránh lây nhiễm? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng đi tìm những câu trả lời cho những vấn đề này:

Tìm hiểu chung về bệnh viêm xoang

Trước khi trả lời cho câu hỏi về bệnh viêm xoang có lây không thì chúng ta cần tìm hiểu bản chất của bệnh này. Viêm xoang là bệnh lý xảy ra khi lớp niêm mạc lót trong thành các xoang ở vùng đầu mặt có hiện tượng viêm nhiễm. Theo cấu tạo giải phẫu thì bên trên lớp niêm mạc này có phủ một lớp chất nhày để giúp giữ lại các bụi bẩn, vi khuẩn đi vào theo đường không khí vào sẽ được lớp chất nhày này giữ lại. Chính vì thế mà trong các hốc xoang sẽ bị tích tụ ngày càng nhiều dịch mủ, viêm bít kín và thu hẹp lòng các xoang.

Các bác sĩ chia viêm xoang thành 4 loại chính tùy theo thời gian diễn biến bệnh và tình trạng bệnh. Gồm có:

  • Viêm xoang cấp tính: Bệnh khởi phát đột ngột, các triệu chứng thường nặng. Bệnh chỉ kéo dài dưới 4 tuần và sau đó khỏi hẳn.
  • Viêm xoang bán cấp: Bệnh kéo dài từ 4-8 tuần.
  • Viêm xoang mạn tính: Bệnh diễn biến quá 8 tuần mà không khỏi.
  • Viêm xoang tái phát: Bệnh tái đi tái lại nhiều lần, dai dẳng, khó điều trị dứt điểm được. Có thể tái phát vào bất kì thời điểm nào trong năm.
Viêm xoang là bệnh lý viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc của các xoang vùng đầu mặt
Viêm xoang là bệnh lý viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc của các xoang vùng đầu mặt

Nguyên nhân ngày bệnh

Bản chất của viêm xoang là bị các yếu tố cản trở luồng không khí lưu thông, chất dịch bên trong không thoát ra kịp làm xho các xoang này bị bít tắc. Các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này gồm có:

  • Người có cơ địa dị ứng với các tác nhân ngoài môi trường như khói bụi, ô nhiễm, phấn hoa, nước hoa, lông động vật, hoá chất hay thức ăn… Khi các tác nhân này xâm nhập vào trong đường hô hấp khiến cho niêm mạc tại đây bị sưng phù, tắc nghẽn dẫn đến tình trạng viêm.
  • Người mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, abces răng… không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì vi khuẩn sẽ theo đường các lỗ thông xâm lấn vào các xoang mà gây viêm nhiễm. Nhất là xong hàm nằm ngay gần với xương hàm.
  • Tăng tiết quá mức tuyến nhầy trong xoang. Cnfg với đó là hệ thống lông vận chuyển chất nhầy bài tiết ra ngoài kém khiến cho tắc nghẽn tại các lỗ thông của xoang.
  • Người bị tai nạn hoặc có va chạm mạnh gây ra các tổn thương xoang.
  • Người bị suy giảm sức đề kháng là cơ hội thuận lợi để cho các vi khuẩn trong lỗ xoang phát triển và gây bệnh.
  • Các bất thường về giải phẫu như lệch vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi, khối u hoặc polyp trong mũi.
  • Môi trường có các vi khuẩn, vi rút hay nấm… trong không khí cũng gây viêm xoang cấp tính.
Vi khuẩn, vi rút là nguyên nhân điển hình gây bệnh viêm xoang, chiếm tỷ lệ cao so với các nguyên nhân khác
Vi khuẩn, vi rút là nguyên nhân điển hình gây bệnh viêm xoang, chiếm tỷ lệ cao so với các nguyên nhân khác

Triệu chứng của bệnh

Người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh viêm xoang mới có thể ý thức được tình trạng bệnh tình của mình. Theo đó khi bị bệnh cơ thể sẽ có các triệu chứng sau:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Đau nhức các xoang: Vị trí đau nhức sẽ tuỳ thuộc vào vị trí xoang bị bệnh. Theo đó bạn có thể bị đau ở vùng trán, giữa hia lông mày đối với viêm xoang trán. Đau nhức vùng má với xoang hàm và viêm xoang sàng trước thì đau nhức giữa hai mắt.
  • Chảy dịch: Triệu chứng chảy dịch này thường xảy ra đối với viêm các xoang phía trước sẽ chảy xuống mũi, còn viêm xoang sau thì dịch chảy xuống họng. Người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu nên lúc nào cũng có phản xạ là sụt sịt và khạc nhổ. Nếu không chữa kịp thời thì dịch ban đầu màu trắng trong sẽ chuyển sang dịch viêm màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi. Và tạo thành thói quen xấu cho người bệnh là hay sụt sịt mũi và khạc nhổ kể cả khi không thật sự muốn như vậy.
  • Nghẹt mũi: Người bị viêm xoang thì trong các hốc xoang có sự tích tụ của nhiều dịch nhầy. Các dịch này đặc dần, nhiều sẽ làm bịt lỗ thông của xoang viêm. Người bệnh có hiện tượng nghẹt mũi một hoặc hai bên hốc mũi.
  • Điếc mũi: Viêm nặng thì dẫn đến tình trạng phù nề các dây thần kinh khướu giác, Ta sẽ không thể cảm nhận được các mùi xung quanh.

Ngoài ra còn nhiều các triệu chứng phụ có thể hoặc không xuất hiện tuỳ từng tình trạng bệnh như sốt, chóng mặt, hắt hơi, mệt mỏi, giảm vị giác, ăn không thấy ngon miệng… Tất cả các triệu chứng trên tựu chung lại sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

Đau nhưc đầu, các hốc xoang là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh
Đau nhưc đầu, các hốc xoang là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh

Bệnh viêm xoang có nguy hiểm không?

Các triệu chứng của viêm xoang khá giống với bệnh cảm mạo thông thường với các triệu chứng như đau nhức đầu, nghẹt mũi, chảy dịch, điếc mũi,… Và thực tế thì nhiều trường hợp viêm xoang cũng có khởi phát từ bệnh cảm lạnh. Nhưng đừng vì thê mà bạn chủ quan với bệnh. Nếu không được điều trị sớm, đúng cách thì bệnh sẽ co ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của chúng ta.

Khi viêm xoang nặng có bội nhiễm hoặc đã chuyển sang thành mạn tính rồi thì dễ gây ra các biến chứng như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi… Nặng hơn thì có thể là viêm ổ mắt, abces mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác,… Nguy hiểm nhất phải kể đến bệnh về não như nhiễm trùng não, viêm màng não… Qua đây chắc hẳn bạn đọc đã biết được các vấn đề về viêm xoang gây ảnh hưởng như thế nào cùng với đó là các biến chứng của bệnh, từ đó hình dung mức độ nghiêm trọng và cần phải có ý thức hơn trong việc tìm cách giải quyết.

Bệnh viêm xoang có lây không? Lây qua đường nào?

Phần dưới đây sẽ giải thích rõ vấn đề chính mà mọi người đang quan tâm lúc này:

Viêm xoang có lây không

Như đã được trình bày ở trên thì có khá nhiều nguyên nhân gây ra viêm xoang nhưng điển hình và chiếm tỷ lệ nhiều nhất đó là do vi khuẩn hoặc vi rút. Hai tác nhân này có thể tồn tại và sống trong nhiều môi trường khác nhau. Chúng khiến cho bệnh thúc đẩy phát triển theo chiều hướng xấu. Rất nhiều người đã đặt câu hỏi đến các bác sĩ, chuyên gia tai mũi họng của chúng tôi rằng viêm xoang có lây không. Bởi nếu bạn để ý thì sẽ thấy có khá nhiều người bị viêm xoang xung quanh chúng ta. Và nếu bệnh này lây truyền thì quả là điều đáng lo ngại.

Việc có lây hay không bệnh viêm xoang sẽ phụ thuộc vào chính nguyên nhân gây bệnh. Với các nguyên nhân như dị ứng, suy giảm miễn dịch, bất thường giải phẫu mũi xoang… thì là không. Nếu xác định đó là do vi khuẩn, vi rút thì nguy cơ lây nhiễm bệnh là có. Tuy nhiên mức độ lây nhiễm cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào sự hoạt động của vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa không phải ai nhiễm vi khuẩn , vi rút cùng bị viêm xoang, nó sẽ dựa vào sức đề kháng của chính chúng ta. Hệ miễn dịch tốt thì bệnh nhẹ, chỉ gây cảm lạnh và khỏi nhanh chóng chỉ sau vài ngày mà không thể gây ra nhiễm trùng xoang. Nhưng sức đề kháng yếu, yếu tố gây bệnh có cơ hội phát triển mạnh, bệnh lâu ngày không khỏi và có thể chuyển sang viêm xoang tỷ lệ rất cao.

Viêm xoang có thể lây truyền từ người này sang người khác do tiếp xúc với các mầm bệnh như dịch tiết, nước bọt, ...
Viêm xoang có thể lây truyền từ người này sang người khác do tiếp xúc với các mầm bệnh như dịch tiết, nước bọt, …

Những con đường lây truyền viêm xoang

Viêm xoang do vi khuẩn, vi rút là một bệnh lây truyền, nó có thể truyền từ người này sang người khác thông qua một số con đường khác nhau. Những người xung quanh người bệnh có thể sẽ bị tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp  với vi khuẩn, vi rút viêm xoang có nguồn gốc từ người bệnh. Có hai con đường lây nhiễm chủ yếu:

  • Lây nhiễm qua không khí: Thông qua việc hắt hơi, sổ mũi thì các yếu tố gây bệnh sẽ theo đó mà đi ra ngoài không khí. Không khí luân chuyển đưa các thành phần này đến nơi khác. Nếu bạn không may hít phải không khí có chứa mầm bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ cao. Nhất là đối với người tiếp xúc gần và trong một thời gian dài với người bệnh.
  • Dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bệnh: Khi người bệnh hắt hơi, chảy dịch mũi ra ngoài thì mầm bệnh sẽ theo giọt bắn ra tiếp xúc với các đồ dùng sinh hoạt. Vì thế mà nếu dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn lau mặt; đeo lại khẩu trang của người bệnh; vô tình chạm vào các đồ vật có chứa vi khuẩn, vi rút như laptop, tay nắm cửa, mặt bàn, tay vặn vòi nước; chạm vào dịch viêm, mủ của người bệnh do không vệ sinh kĩ…

Viêm xoang ủ bệnh trong bao lâu

Nếu bạn tiếp xúc với mầm bệnh thì sẽ không khởi phát triệu chứng ngay lập tức. Vi khuẩn, vi rút sẽ có thời gian ủ bệnh sau đó mới tiến triển thành bệnh.

  • Với vi khuẩn thì thời gian ủ bệnh trung bình là khoảng 10-24 ngày.
  • Với vi rút thì thời gian ủ bệnh có thể nhiều hơn.
Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, qua các giọt bắn...
Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, qua các giọt bắn…

Làm thế nào để viêm xoang không lây truyền

Bởi nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm xoang là không nhỏ, vì vậy mỗi người chúng ta phải có ý thức hơn trong việc làm sao phòng lây nhiễm. Chúng ta sẽ chia ra hai đối tượng đó là người bệnh và người xung quanh người bệnh. Cụ thể là:

Phòng lây nhiễm từ người bệnh

Để không lây nhiễm bệnh cho người khác thì người bị viêm xoang cần chú ý những điều sau:

  • Phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi tiếp xúc với người khác để ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút ra không khí.
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là rửa tay bằng nước sát khuẩn thường xuyên
  • Không khạc nhổ, hắt xì bừa bãi.
  • Khi ho, hắt hơi phải dùng tay che miệng. Khăn giấy sau khi lau xong cũng vứt vào thùng rác có đậy kín nắp.
  • Nơi ở, làm việc cần duy trì sự thông khí tốt.
  • Tránh tụ tập nơi đông người.

Phòng lây nhiễm bệnh với những người xung quanh

Người sống chung nhà hoặc thường xuyên tiếp xúc với người bệnh bị viêm xoang có nguy cơ gây bệnh rất cao. Những đối tượng này cần phải chủ động hơn trong việc phòng lây nhiễm:

  • Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh như bắt tay, ôm, hôn.
  • Sau khi tiếp xúc cần vệ sinh tay, chân sạch sẽ.
  • Hạn chế việc đưa tay lên mắt, mũi và miệng.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Không sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người bệnh.
  • Khi bị cảm thì cần điều trị dứt điểm bệnh.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể có sức khoẻ tốt, đề kháng tốt phòng bệnh hiệu quả.
  • Tăng cường tập luyện thế dục thể thao.

>>>Xem thêm

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ

Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ thì chúng ta cũng không nên chủ quan. Hay đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị ngay lập tức khi xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:

  • Sốt cao trên 38 độ, hoặc sốt nhẹ nhưng kéo dài liên tục nhiều ngày.
  • Sưng nề vùng trán hoặc đỏ quanh mắt.
  • Cảm nhận được tình trạng suy giảm thị lực.
  • Đầu đau dữ dội, đau liên tục, khó chịu và không biến mất ngay sau đó.
  • Bệnh viêm xoang kéo dài quá 12 tuần và đã sử dụng thuốc không kê toa để điều trị mà không có hiệu quả.

Nhất là khi viêm xoang gây ra các biến chứng nặng sau thì nhất định bạn phải đến khám bác sĩ ngay:

  • Viêm tai giữa.
  • Viêm tuỷ xương hay nhiễm trùng xương.
  • Nhiễm trùng da
  • Viêm màng não
  • Abces mắt
  • Mất khướu giác tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Từ nội dung của bài viết trên với vấn đề viêm xoang có lây không thì khẳng định khả năng lây là có. Tuy nhiên tỷ lệ lây cao hay thấp, có phát bệnh hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng yếu tố tiên quyết đó chính là sức khoẻ, đề kháng của người có nguy cơ lây cao. Bởi vậy chúng ta cần phải chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ cơ thể, có chê độ ăn uống và tập luyện sao cho phù hợp.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *