Vẹo cột sống là gì? Nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị

Vẹo cột sống là bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi thiếu nhi khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra nó cũng có thể gặp ở người trưởng thành hay người cao tuổi. Nó đem lại rất nhiều những ảnh hưởng đến với cuộc sống con người. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ càng hiểu thêm về bệnh lý này:

Vẹo cột sống là bệnh lý gì

Theo thuyết tiến hoá thì con người vốn có nguồn gốc từ những loài linh trưởng. Ban đầu tổ tiên của chúng ta vẫn đi bằng bốn chân, hai chân trước phát triển hơn để thuận tiện cho việc cầm nắm, leo trèo. Loài linh trưởng đặc trưng bởi hệ thống xương cột sống chắc khoẻ, nằm theo chiều ngang. Qua quá trình tiến hoá thì hiện nay cấu trúc và chức năng của cột sống và hệ xương khớp nói chung càng trở nên hoàn thiện.

Cột sống loài người được cấu tạo bởi các đốt sống xếp chồng lên nhau. Có những đoạn có độ cong vô cùng tinh tế. Điều này giúp nâng đỡ cơ thể chúng ta với tư thế đứng thẳng, hai tay có thể thoải mái cử động tự do với biên độ rộng còn hai chân thì thoải mái đi lại, chạy nhảy. Y học gọi đó là đường cong sinh lý bình thường.

Thế nhưng ở một số người do lý do nào đó mà cột sống có những bất thường về hình dạng được biểu hiện bằng sự thay đổi dáng đứng. Hay trên phim X – quang chúng ta sẽ thấy cột sống nhìn rõ hình chữ C hoặc hình chữ S nhiều hơn. Đó là tình trạng cong vẹo cột sống mà chúng ta đang tìm hiểu. Những bất thường này khiến cho cột sống mất đi tính ổn định và bền vững. Trường hợp càng nặng sẽ dẫn đến dị tật gây tổn thương nặng tới cột sống và ảnh hưởng chức năng đi lại cũng như sức khoẻ chung của con người.

Tuỳ thuộc vào độ vẹo mà người ta chia nó ra làm 3 mức độ tương ứng với ba giai đoạn nhẹ, trung bình và nặng:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Giai đoạn nhẹ: Độ vẹo cột sống là 10 – 25 độ. Giai đoạn này sẽ khơi khó phát hiện, cột sống chị bị vẹo nhẹ, đôi lúc vận động không được thoải mái. Nếu bạn chủ quan mà không điều trị dễ dẫn đến tiến triển nặng hơn.
  • Giai đoạn trung bình: Độ vẹo từ 26 – 40 độ. Khi người khác nhìn vào hoặc tự soi gương bạn có thể nhận ra sự mất cân bằng của hai vai hoặc sườn. Nhất là khi cúi người về phía trước. South Florida Scoliosis Center cho biết nếu mức độ vẹo có góc Cobb trên 25 độ thì rất nhanh sẽ tiến triển lên 68 độ. Nó gây mất đối xứng cơ thể, khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối trong đó có cảm xúc và tinh thần tiêu cực.
  • Giai đoạn nặng: Thanh niên trên 40 độ, người lớn tuổi trên 50 độ. Lúc này tư thế cong vẹo được nhìn nhận rõ nhất. Khi mức độ cong vẹo trên 75 độ sẽ khiến cho ảnh hưởng tới các cơ quan khác như tim, phổi do sự chèn ép nội tạng của các xương.
Hình ảnh cột sống bình thường và cột sống bị cong vẹo
Hình ảnh cột sống bình thường và cột sống bị cong vẹo

Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị vẹo cột sống

Tuỳ trường hợp bị cong vẹo khác nhau mà chúng ta sẽ tìm thấy các triều chứng dưới đây:

  • Quan sát hai bả vai: Cột sống nghiêng về bên nào hoặc đoạn cột sống vẹo về bên nào thì vai bên đó thấp hơn vai còn lại.
  • Quan sát phần hông: Thấy một bên cao một bên thấp, nhìn kỹ sẽ thấy lằn xương sườn một bên sẽ đậm hơn bên còn lại.
  • Quan sát từ phía sau lưng thấy cột sống không theo đường cong sinh lý bình thường, đốt sống có vị trí gồ cao bất thường, đường hông to bé khác nhau.
  • Mất cân đối cơ thể: Xương sườn nghiêng hẳn về một phía nếu vẹo nhiều.
  • Vẹo phần cột sống cổ khiến cho cổ nghiêng hẳn về một bên.
  • Nếu bị gù phần lưng thì nhìn ngang sang sẽ thấy lưng vòm cong, vai thấp, bụng nhô đầu ngả phía trước nhiều.
  • Nếu cột sống ưỡn thì đầu ngả về sau, bụng xệ xuống.
  • Những người bệnh nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như đau lưng, tê bì chân tay, hay rối loạn chức năng ruột, bàng quang…

Những nguyên nhân gây vẹo cột sống thường gặp

Cong vẹo cột sống thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi thành niên với 85% là nguyên nhân tự phát. Bởi trong độ tuổi này các em phải mang cặp sạch nặng, hàng ngày đi tới trường. Thêm nữa đó là tư thế ngồi học không đúng cách, bàn học không đủ tiêu chuẩn nên trong thời gian dài dễ khiến cho cột sống bị vẹo. Ngoài nguyên nhân trên thì còn một loạt các nguyên nhân khác như:

  • Di truyền: Cong vẹo cột sống này có thể xuất hiện ngay từ đầu lúc mới sinh. Bởi vì bố mẹ cũng đã từng mắc bệnh thì nguy cơ con bị mắc bệnh sec cao hơn so với những đứa trẻ có bố mẹ cột sống bình thường.
  • Do trong lúc mang thai, thai nhi phát triển quá nhanh không kịp thích ứng c ơ thể mẹ khiến cho xương và cột sống bị chèn ép dẫn đến cong vẹo. Hay trong quá trình mang bầu mẹ bầu bị tiếp xúc với hoá chất độc hại khiến thai nhi dị dạng bẩm sinh. Ngôi thai không di chuyển hay chịu tác động mạnh thì cũng là một nguyên nhân. Hoặc khi sinh ra cổ tử dụng của người mẹ quá hẹp làm cho thai nhi ra đời không thuận lợi, lúc ra ngoài cột sống bị chèn ép dẫn tới cong vẹo.
  • Các bệnh lý về thần kinh, cơ khiến cho cột sống bị co kéo mà vẹo.
  • Suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây cong vẹo các đốt sống gặp nhiều ở trẻ em.
  • Bàn chân bẹt là một trong những bệnh ý về xương khớp gặp khá phổ biến ở trẻ em châu Á. Khi này bàn chân không có vòm, chân đỏ vào trong, xương cẳng chân cũng bị xoay. Khi di chuyển hay vận động để giữ được thăng bằng khiến các khớp cổ chân cũng như đầu gối phải chịu trọng lượng nặng hơn cũng như xoay sở sao cho đứng vững cơ thể. Lâu dần sẽ làm cho chân cao chân thấp cột sống bị vẹo.
  • Hay do trẻ bị bắt tập đi, đứng quá sớm, khi mà xương chưa có được sự cứng chắc thích hợp.
Vẹo cột sống ở trẻ nhỏ nguyên nhân do tư thế ngồi học sai hoặc việc phải mang cặp sách quá nặng
Vẹo cột sống ở trẻ nhỏ nguyên nhân do tư thế ngồi học sai hoặc việc phải mang cặp sách quá nặng

Tác hại vẹo cột sống mang lại cho người bệnh

Cong vẹo cột sống đem đến những tác hại xấu cho sức khoẻ người bệnh. Không những vậy nó còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Ảnh hưởng tới sức khoẻ

Tác hại đầu tiên phải nói đến của vẹo cột sống đó chính là những ảnh hưởng đến sức khoẻ:

  • Các trượng hợp cong vẹo nhẹ nếu không được điều trị kịp thời và vẫn giữ những thói quen sinh hoạt xấu thì rất dễ làm tiến triển nặng thêm về bệnh lý.
  • Tổn thương tim và phổi: Khi vẹo mức độ nặng, có thể nhận thấy rõ rằng bằng việc quan sát từ hình dáng bên ngoài thì phải nói đến ảnh hưởng của nó lên tim phổi. Bởi vẹo sẽ kéo theo lệch xương sườn. Bên vẹo sẽ có hiện tượng chèn ép vào tim với phổi. Chèn vào phổi làm cho thể tích phổi thu nhỏ, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở. Hay như chèn ép vào tim khiến cản trở việc bơm máu đi đến các cơ quan trong cơ thể.
  • Người vẹo cột sống nặng, nhất là người lớn tuổi sẽ cảm thấy đau mỏi thắt lưng do cột sống không nâng đỡ cơ thể một cách cân bằng. Vẹo nhiều ở đâu dễ gây chèn ép vào thần kinh đi ra từ đốt sống ở đó dẫn tới tê bì, hoặc rối loạn cảm giác mà khu vực thần kinh đó chi phối.
  • Đi lại, mang vác đồ vật khó khăn.

Ảnh hưởng tới tâm lý

Trong thời đại nào thì cái đẹp cũng luôn đương đánh giá cao, người đẹp luôn cũng luôn nhận được sự ưu ái tốt hơn của xã hội. Người bị vẹo sột sống thì thân hình có những biến dạng như vai cao vai thấp, dáng đi nghiêng lệch sang một bên, nếu bị gù hoặc ưỡn cũng đều là các tư thế xấu. Họ sẽ có tâm lý tư ti về ngoại hình, thường ngại giao tiếp vì thế nội sống nội tâm. Những người này thường khó nhận được sự công nhận hay thành công bởi những cản trở.

Nếu là học sinh thì thường bị bạn bè trêu ghẹo, đùa giỡn gây ra tâm lý nặng nề. Người lớn hơn cũng có ít bạn bè qua lại. Đây là một trong những tác hại nghiêm trọng của bệnh lý này.

Người bị vẹo cột sống thường xuyên bị người khác chê cười
Người bị vẹo cột sống thường xuyên bị người khác chê cười

>>>Xem thêm

Các phương pháp điều trị vẹo cột sống hiện nay

Trên thực tế thì những trường hợp cong vẹo nặng chúng ta có thể dễ dàng phát hiện qua việc nhìn và đánh giá bên ngoài. Nhưng ở thể nhẹ thì phải qua các cận lâm sàng như X – quang, chụp cộng hưởng từ… và chụp cắt lớp vi tính cùng các kĩ thuật khác để xác định nguyên nhân thực thể gây bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị:

Đeo đai chỉnh cột sống

Đai chỉnh cột sống là một dụng cụ rất cần thiết cho những người mắc bệnh xương khớp và nhất là người vị vẹo đốt sống. Đai có tác dụng cố định đốt sống của bạn trong các sinh hoạt hàng ngày, không tạo ra những di lệch quá lớn. Khi chỉnh cột sống nó cũng giúp hạn chế các cơn đau gây ra.

Cách sử dụng: Tuỳ vị trí lệch hay gồ, ưỡn tại lưng, vai, cổ mà chúng ta có những dụng cụ đai phù hợp. Đai phải đeo thường xuyên khi học tập, lao động, vui chơi và cả khi di chuyển hay ngồi nghỉ. Chỉ tháo ra khi chúng ta đi ngủ mà thôi. Thường xuyên đeo giúp khôi phục rất tốt những trường hợp cong vẹo nhẹ, có thể lấy lại đường cong sinh lý bình thường.

Bài tập hỗ trợ cải thiện đường cong sinh lý cho người vẹo cột sống

Ở thể trung bình, nhẹ người bệnh hoàn toàn có thể tự tập luyện để hỗ trợ cho việc phục hồi đường cong lý lý tốt hơn. Nhưng trước tiên bạn phải có sự thăm khám của bác sĩ để tìm ra những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình. Mức độ tập có thể tăng dần từ nhẹ đến bài tập khó hơn. Trong quá trình tập luyện cần chú ý tập các động tác đúng kĩ thuật để tránh những chấn thương không cần thiết.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Trong phục hồi chức năng có một bộ môn là nắn chỉnh cột sống. Tức là bác sĩ, kĩ thuật viên sẽ tìm ra những vị trí khớp đốt sống sai lệch, tác dụng một lực vừa phải trong quá trình điều trị để đưa nó về vị trí ban đầu. Hiệu quả đem đến được cải thiện một cách từ từ, thế nên người bệnh cần kiên trì.

Vật lý trị liệu cũng dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị vẹo cột sống có xuất hiện đau lưng, đau vai gáy hay tê bì tay chân.

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật luôn được coi là biện pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp trên không còn đem đến hiệu quả. Bởi phẫu thuật có sự can thiệp vào các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro lề thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng… Bởi nó dành cho các trường hợp nặng, không thể bảo tồn. Các bác sĩ sẽ đặt một thiết bị đặc biệt vào cạnh cột sống bên lệch làm bàn đệm để khiến đốt sống trở lại đường cong sinh lý ban đầu.

Biện pháp phòng ngừa vẹo cột sống

Để không tốn thời gian, công sức cũng như tiền bạc vào việc trị liệu lâu dài nay, ngay từ đầu chúng ta hãy thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh phù hợp.

  • Không mang vác vật nặng quá sức.
  • Phòng chống còi xương, suy dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ.
  • Rèn luyện trẻ nhỏ tư thế học tập đúng, không nghiêng ngửa, cúi quá thấp. Bàn ghế có thiết kế chuẩn, đúng chiều cao và khoảng cách.
  • Không cho trẻ em đeo túi cách quá nặng, trong lượng dưới 15% trọng lượng cơ thể. Thay vì thế hãy sử dụng loại cặp xách kéo.
  • Tăng cường tập luyện thể thao để rèn luyện và nâng cao sức khoẻ, sự dẻo dai của cơ xương khớp.

Chắc hẳn các bạn đã hiểu được rõ hơn về bệnh vẹo cột sống, nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị hiện nay. Ngoài các trường hợp có yếu tố di truyền, bẩm sinh thì cong vẹo cột sống hoàn toàn có thể phòng ngừa được từ rất sớm. Hãy thực hiện các biện pháp trên một cách nghiêm chỉnh để có được vóc dáng đẹp, chuẩn sinh lý cơ thể con người.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *