Vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp là một phương pháp không thể thiếu đối với bệnh lý này. Đây là phương pháp an toàn, có hiệu quả nhất nhằm hạn chế tối đa triệu chứng cứng khớp. Cùng tìm hiểu các bài tập thích hợp nhất cho bệnh nhân viêm cột sống dính khớp trong bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý như thế nào?
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh lý viêm mạn tính gây ảnh hưởng nhiều nhất đến phần cột sống, khớp cùng chậu và các khớp chi dưới. Triệu chứng thường gặp nhất của nó chính là tình trạng đau và cứng khớp. Đặc điểm của nó là đau chỉ giảm đi khi tập luyện nhưng nghỉ ngơi thì lại không giảm. Đây là các triệu chứng khá phổ biến của các bệnh lý về khớp nói chung nên rất dễ nhầm lẫn, khó phát hiện ra. Thế nhưng hậu quả của nó lại vô cùng nghiêm trọng, Theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời sẽ dấn đến các khớp dính liền vào nhau, mất khả năng di động tạo thành tư thế bất thường, tình huống xấu nhất chính là tàn phế.
Người ta mới chỉ tìm ra một phần nguyên nhân dẫn đến viêm cột sống dính khớp. Đó chính là người mang gen bất thường HLA – B27 sẽ có nguy cơ bị cao hơn người thường. Nhưng không phải người nào bị cũng mang gen này. Đây được coi là bệnh lý về miễn dịch. Hiện tại chưa có phương pháp nào điều trị triệt để. Nhưng có nhiều biện pháp nhằm can thiệp để giảm đau, giảm cứng khớp, làm chậm quá trình biến chứng.
Có dễ dàng để chẩn đoán được bệnh lý viêm cột sống dính khớp hay không?
Các triệu chứng lâm sàng của viêm cột sống thắt lưng bao gồm:
- Đau vùng thắt lưng.
- Khi nghỉ ngơi không giảm nhưng luyện tập lại giảm.
- Có sự hạn chế vận động ở cột sống thắt lưng.
- Độ giãn lồng ngực giảm.
- Cứng khớp, thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi.
- Có các biểu hiện của viêm khớp.
Trên thực tế đây là các triệu chứng rất chung chung rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,… Trên thực tế lâm sàng tiêu chuẩn chẩn đoán viêm cột sống dính khớp còn phải dựa vào phim chụp X – quang có hình ảnh của viêm khớp cùng chậu. Thế nhưng để phát hiện ra hình ảnh viêm này đã là giai đoạn khá muộn của bệnh. Vì vậy rất khó chẩn đoán viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm.
Mà phát hiện càng sớm, điều trị tích cực kết hợp Vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp thì khả năng phục hồi chức năng vận động cũng như các khớp của người bệnh các tốt. Phát hiện giai đoạn muộn thường điều trị hiệu quả chậm, ảnh hưởng nhiều đến cả sức khỏe lẫn tinh thần người bệnh.
Bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp cần tập vật lý trị liệu vào những giai đoạn nào thì tốt?
Người ta phân loại viêm cột sống dính khớp thành ba giai đoạn khác nhau gồm giai đoạn cấp tính, giai đoạn bán cấp và giai đoạn mạn tính. Mỗi gia đoạn chúng ta cần thực hiện phương pháp điều trị khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tốt.
Giai đoạn cấp tính:
- Đây là giai đoạn người bệnh cảm thấy khó chịu nhất do các triệu chứng diễn diễn biến một cách rầm rộ nhất. Người bệnh đau nhiều, cứng khớp thường xuyên dẫn đến khó khăn trong việc di chuyển cũng như sinh hoạt.
- Lúc này bạn nên nằm nghỉ ngơi nhiều. Sử dụng đệm cứng để tránh các tác động xấu lên cột sống. Không kê gối hay nằm trên võng.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.
- Không tập luyện.
Giai đoạn bán cấp và mạn tính:
- Ở giai đoạn lại các triệu chứng đã được giảm nhẹ là lúc thích hợp nhất để người bệnh tập luyện phục hồi chức năng.
- Xu hướng thường gặp của các bệnh nhân đó là gù vẹo cột sống, tình trạng cứng khớp nặng dẫn đến gù cố định vì thế cần tập luyện một cách tích cực để làm chậm lại quá trình trên.
Mục tiêu điều trị và tập luyện cho người viêm cột sống dính khớp
Khi điều trị một bệnh lý bất kì chúng ta cần đánh giá mức độ bệnh và đưa ra các mục tiêu điều trị thiết thực. Để từ đó sử dụng những biện pháp thích hợp. Với bệnh lý viêm cột sống dính khớp nguyên nhân sâu xa đó là hệ miễn dịch của cơ thể. Mà các bệnh về miễn dịch thì hiện nay trên thế giới chưa đưa ra được sự điều trị tối ưu. Vì thế mục tiêu điều trị ở những người viêm cột sống dính khớp chỉ là điều trị về mặt triệu chứng mà thôi.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh là đau, cứng khớp khiến vận động khó khăn, thời gian dài các khớp dính chặt với nhau gây biến dạng cột sống. Mục tiêu chúng ta đưa ra sẽ là:
- Giảm đau bằng thuốc, bằng cách giãn cơ, tăng cường lưu thông máu đến vùng tổn thương.
- Giảm cứng khớp, tập luyện để mở rộng khớp, tăng cường sự dẻo dai các khớp bằng Vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp.
- Làm chậm lại quá trình dẫn đến các biến chứng, phòng ngừa tối ưu biến dạng cột sống.
Để đạt được những mục tiêu trên thì cần kịp thời phát hiện và chẩn đoán bệnh, tiến hành điều trị trước khi xuất hiện các tổn thương không thể phục hồi. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu bất thường bạn cần đi kiểm tra tại các bệnh viện, cơ sở y tê có đầy đủ trang thiết bị thăm khám.
>>>Xem thêm
Các bài tập vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp
Bài tập vận động các khớp
Bài tập 1: Vận động cột sống cổ
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng hoặc ngồi thẳng lưng, hai tay để song song thân người.
Tiến hành động tác:
- Thực hiện lần lượt các động tác.
- Ngửa cổ ra phía sau tối đa, giữ tư thế 5 giây rồi trở về chính giữa.
- Cúi cổ tôi đa sao cho cằm chạm ngực, giữ 5 giây rồi trở về giữa.
- Nghiêng trái – nghiêng phải tối đa, giữ 5 giây và trở lại.
- Xoay trái – xoay phải tối đa, giữ 5 giây và quay về.
- Xoay cổ theo chiều kim đồng hồ 3 vòng rồi xoay ngược lại chiều kim đồng hồ cũng 3 vòng.
- Thực hiện bài tập trong khoảng 5 – 7 phút.
Bài tập 2: Ưỡn cổ
Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa, hai tay để song song bên thân.
Tiến hành động tác:
- Nâng phần cổ và vai lên khỏi mặt đất tối đa. Phần đỉnh đầu chạm đất.
- Giữ khoảng 5 giây thì hạ xuống.
- Thực hiện động tác 5 lần.
Bài tập 3: Vận động cột sống thắt lưng
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng, hai tay song song.
Tiến hành động tác:
- Cúi người: Cúi người về phía trước tối đa, luôn giữ chân thẳng.
- Ngửa người: Ngửa người ra phía sau.
- Nghiêng trái – phải: Hai tay chống hông, đưa thần thân trên sang bên trái – phải.
Bài tập 4: Bài tập vận động khớp háng
Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa, hai chân chống trên mặt đất.
Thực hiện động tác:
- Từ từ nghiêng hai chân về hai hướng khác nhau, chân trái về bên trái, chân phải về bên phải sao cho độ mở khớp háng là tối đa.
- Giữ tư thế trong 5 giây.
- Trở lại vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác 10 lần.
- Xoay tròn khớp háng từng bên theo chiều kim đồng hồ 5 vòng rồi ngược chiều kim đồng hồ 5 vòng. Đổi chân và làm tương tự.
Bài tập 5: Vận động khớp gối và khớp cổ chân
Chuẩn bị dụng cụ: Một chiếc ghế cao, khi ngồi chân chạm mặt đất.
Thực hiện động tác:
- Người tập ngồi trên ghế, lưng để thẳng, chân chạm đất.
- Hai tay có thể chống cạnh đùi để tạo lực.
- Lần lượt đá từng chân lên phía trước rồi lại đưa về vị trí cũ.
- Làm khoảng 10 lượt mỗi bên.
- Thu chân lại gần ghế, nhấc phần gót chân lên khỏi mặt đất cảm nhận sự căng ở khớp cổ chân khi duỗi. Giữ 5 giây rồi đưa về vị trí ban đầu.
- Dựng phần gót chân lên, các ngón chân hướng về phía cẳng chân để gập tối đa gót chân. Giữ giây rồi hạ xuống như ban đầu.
- Thực hiện xoay khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ 3 vòng rồi ngược chiều kim đồng hồ 3 vòng.
- Tập bài tập này trong khoảng 5 – 7 phút.
Bài tập kẽo giãn
Bài tập 1: Bài tập rắn hổ mang
Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm sấp, hai tay trống hai bên người sao cho lòng bàn tay úp.
Thực hiện động tác:
- Từ từ nâng phần thân trên lên khỏi mặt thảm sao cho hai tay chống thẳng đứng. hi đưa người lên thì hít thở thật sâu.
- Phần cổ ngửa hết cỡ về phía sau.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây.
- Từ từ hạ người xuống về vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác 5 lần.
Bài tập 2: Bài tập bắc cầu
Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm trên thảm, hai chân chống mặt đất.
Thực hiện động tác:
- Nâng phần lưng hông lên khỏi mặt sàn đồng thời hít sâu.
- Giữ tư thế khoảng 5 giây thì từ từ hạ xuống mặt đất.
- Tập động tác khoảng 5 – 7 lần.
Bài tập 3: Kéo dài hông.
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng.
Thực hiện động tác:
- Bước chân trái lên trước một bước.
- Từ từ khuỵu đầu gối chân trái xuống chạm đất rồi phần cẳng chân nằm hoàn toàn trên mặt đất.
- Chân phải đằng sau cũng duỗi thẳng sao cho trọng tậm là thấp nhất.
- Giữ tư thế trong 5 giây.
- Đứng lên và đổi chân.
- Thực hiện động tác 5 lần mỗi bên.
Bài tập 4: Căng ngực
Chuẩn bị: Chọn một góc tường vuông.
Thực hiện động tác:
- Chống hai tay vào hai bên tường với độ cao khoảng ngang ngực.
- Dùng thân người đẩy phần ngực vào gần góc tường. Cảm nhận các cơ vùng ngực, vai, bắp tay được kéo căng.
- Giữ tư thế khoảng 30 giây thì thả lỏng, trở lại vị trí ban đầu.
- Tập động tác trong khoảng 5 – 7 phút.
Bài tập 5: Nâng vai
Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi hoặc đứng, lưu ý giữ cho phần lưng thẳng.
Tiến hành động tác:
- Hai tay để sát thân người.
- Nâng đồng thời hai vai lên trên, hướng về phía tai.
- Giữ tư thế trong 10 – 20 giây, cảm nhận cơ vùng vai được kéo căng.
- Thả lỏng về vị trí ban đầu.
- tập trong 3 – 5 phút mỗi lần.
Bài tập thở
Viêm cột sống dính khớp gây ảnh hưởng đến cả nhiều cơ quan có liên quan khác như tim, gan và phổi. Vì vậy để duy trì được chức năng hô hấp bạn cần tập thở đúng cách mỗi ngày. Hoặc nếu có thể bạn hãy áp dụng cách thở này với tần số càng nhiều càng tốt. Tác dụng của nó chính là mở rộng thể tích lồng ngực, ngăn ngừa các biến chứng cuẩ bệnh này. Đây là một bài tập vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp rất hiệu quả.
Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi hoặc đứng, thả lỏng cơ thể.
Thực hiện động tác:
- Hít một hơi thật sâu, cảm nhận dòng khí đi qua mũi, vào cơ thể. Đi vào lồng ngực làm căng lồng ngực, xuống bụng làm căng bụng.
- Nén đầy khí. Phần cơ hậu môn cũng thít lại.
- Sau đó thở ra một cách từ từ, lồng ngực và bụng giảm thể tích.
- Có thể sử dụng tay để trước ngực hoặc trước bụng để cảm nhận được sự lên xuống tại đó.
- Hít thở thường xuyên rất tốt cho phổi và sự hô hấp của cơ thể.
Bài tập đi bộ
Bài tập đi bộ là một bài tập đơn giản nhưng đem lại khá nhiều lợi ích cho cơ thể. Đối với bệnh viêm cột sống dính khớp, khi đi bộ thường xuyên có tác dụng giảm đau, tăng cường độ linh hoạt các khớp ở chân, tay, khớp háng do sự phối hợp của chúng. Hãy duy trì việc tập đi bộ hàng ngày khoảng 30 phút – 1 tiếng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Lưu ý rằng khi đi bộ chúng ta luôn phải giữ phần lưng thẳng nhằm duy trì đúng đường cong sinh lý của cột sống.
Những lưu ý khi tập vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp
Khi tập luyện thể dục thể thao nói chung hay tập vật lý trị liệu nói riêng thì phải tập dựa theo nguyên tắc. Nhất là đối với tập trị liệu nhằm mục đích điều trị bệnh. Nếu không chẳng những không làm thuyên giảm tình trạng bệnh tật mà còn có tác dụng xấu ngược lại. Đối với những người tập vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp cần chú ý những điều sau:
- Bài tập cần tham khảo bác sĩ có chuyên môn trước khi thực hiện nhằm hạn chế các động tác có hại cho cột sống làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Tập luyện cần thực hiện một cách từ từ, tăng dần về mức độ cũng như cường độ. Không nên tập quá sức ngay buổi tập đầu tiên tránh tổn thương cơ và cột sống.
- Khi tập nếu thấy khó chịu hoặc đau hơn thì cần dừng lại, nghỉ ngơi khoảng 30 phút. Nếu không thấy đỡ cần đi khám bác sĩ.
- Thường người viêm cột sống dính khớp hay bị cứng khớp nhiều vào buổi sáng. Vì vậy cần sắp xếp thời gian tập luyện cho phù hợp.
- Các bài tập trên rất tốt cho những người không gặp vấn đề về viêm cột sống dính khớp. Vì vậy kể cả khi điều trị ổn định các triệu chứng bạn vẫn có thể tập luyện trong thời gian dài.
- Duy trì việc tập luyện thường xuyên rất tốt cho hệ cơ – xương – khớp.
- Đây là một bệnh tự miễn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác, vì vậy chưa có biện pháp điều trị dứt điểm mà chỉ ổn định theo từng đợt. Hiệu quả của phương pháp vật lý trị liệu còn phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như cơ địa của từng người.
Các bài tập vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp cho thấy những hiệu quả bất ngờ cải thiện rõ rệt chức năng của cột sống và các khớp bị tổn thường. Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người bệnh được nâng cao, họ cảm thấy thoải mái, lạc quan hơn. Đó cũng là một liệu pháp chữa bệnh tinh thần cộng gộp của vật lý trị liệu. Ngoài ra bơi lội là môn thể thao được khuyên áp dụng cho họ.