Bệnh lý về tổn thương dây chằng thường gặp khá phổ biến, đặc biệt thường hay gặp nhất là đối với dây chằng chéo trước như rách hoặc đứt hoàn toàn đem lại khá nhiều phiền phức cho bệnh nhân. Mặc dù sau điều trị bệnh nhân đã ổn định nhưng chưa phục hồi được như ban đầu nếu không biết cách tập luyện và giữ gìn. Vì thế mà các bài tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước sẽ giúp khắc phục điều này cho bệnh nhân.
Nội dung bài viết
Những điều cần biết về dây chằng chéo trước
Khớp gối được cấu tạo bởi nhiều tổ chức khác nhau, ngoài gân xương và sụn khớp còn có các dây chằng bao quanh khớp. Dây chằng chéo là một trong số dây chằng chính của khớp gối đảm nhận vai trò giữ cho xương chày không bị trượt ra trước và xoay trong. Tổn thương hoặc đứt dây chằng chéo trước là loại hay gặp nhất trong các chấn thương ở khớp gối. Theo thống kê tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 200.000 người có bệnh lý về tổn thương dây chằng chéo trước và số người phải điều trị bằng phẫu thuật chiếm nửa số trên. Ngoài tổn thương dây chằng chéo trước thì có hơn nửa các trường hợp có các tổn thương khác đi kè như rách sụn chêm, bong sụn khớp và đứt dây chằng chéo sau …
Nguyên nhân thường là do các chấn thương trực tiếp vào mặt trước của khớp gối như tai nạn, do cản vật gì đó từ phía trước gối. Một số là do đang chạy rồi tự dưng dừng lại đột ngột và chuyển hướng hoặc do xoay người sang phía đối diện trong khi bàn chân vẫn giữ nguyên.Nguyên nhân khác nữa là do nhảy từ trên cao xuống và tiếp đất bằng chân không thuận cũng có thể làm tổn thương hoặc đứt dây chằng chéo trước.
Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, thông thường sẽ bị rách 1 phần hoặc đứt hoàn toàn toàn bộ mô. Tuy nhiên nếu chỉ chân thương nhẹ thì có thể chỉ làm dây chằng chéo trước bị giãn ra nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Cần tiến hành điều trị vật lý trị liệu dây chằng chéo trước.
Tổn thương dây chằng chéo trước có ảnh hưởng gì không?
Bất kể do nguyên nhân gì khi dây chằng chéo trước bị tổn thương đều sẽ gây ra những ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của con người. Dưới đây là một số triệu chứng như:
- Sưng và đau vùng khớp gối: người bệnh có thể cảm nhận được một tiếng ” rắc ” ngay sau khi bị chấn thương khớp gối. Sau một thời gian ngắn, gối sẽ sưng đau và bệnh nhân bị hạn chế vận động. Bệnh nhân có thể điều trị hoặc không điều trị thì vẫn có thể tự hết, tuy nhiên nếu không điều trị thì thời gian lành sẽ rất lâu sẽ ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của người bệnh.
- Lỏng khớp gối: bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi di chuyển, rất khó để đứng trụ được chân bên đau. Khi chạy sẽ dễ bị vấp ngã và thấy chân như bị ríu lại hoặc khi đi nhanh trên mặt đường không bằng phẳng hay lên xuống cầu thang cảm thấy không thật chân và thấy cảm giác trẹo gối rất khó chịu.
- Teo cơ: Phần đùi và bắp chân bên bị chấn thương sẽ teo nhỏ dần dẫn tới chân càng ngày càng yếu dần. Những người ít hoạt động thì hiện tượng teo cơ này càng dễ xảy ra do việc lưu thông máu bị chậm lại. Còn đối với những người có cơ đùi rắn chắc như vận động viên thể thao, người tập gym…triệu chứng lỏng gối sẽ không rõ ràng bởi phần cơ đùi của những người này rất rắn chắc sẽ làm cho gối vững hơn cho dù dây chằng chéo trước đã bị đứt hoàn toàn.
Những người gặp phải tình trạng tổn thương dây chằng chéo trước sẽ có nguy cơ mắc bệnh về viêm khớp gối là rất cao cho dù bệnh nhân đã phẫu thuật điều trị tái tạo dây chằng ổn định. Tùy vào từng mức độ tổn thương mà mức độ hồi phục và ảnh hưởng sau này là khác nhau.
>>>Xem thêm
Các bài tập vật lý trị liệu sau mổ dây chằng chéo trước
Thường thì đối với những người bị đứt dây chằng chéo trước bác sĩ sẽ đánh giá mức độ đứt và các yếu tố có liên quan để tiến hành điều trị. Những bệnh nhân bị đứt một phần hay đứt hoàn toàn ở người già ít hoạt động sẽ được cân nhắc điều trị bảo toàn. Còn các trường hợp đứt hoàn toàn và không có khả năng phục hồi thì phẫn thuật sẽ là cách điều trị cuối cùng. Nếu không phẫu thuật sẽ để lại hậu quả nặng nề cho người bện. Dưới đây là các bài tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước:
Bài tập duỗi bắp chân
Những bệnh nhân đã điều trị giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước rất phù hợp với bài tập này. Nó giúp cải thiện độ co duỗi và hỗ trợ mau lành tổn thương sau điều trị.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị tư thế ngồi duỗi thẳng chân hoặc nằm.
- Sử dụng một miếng vải hoặc có thể thay bằng chiếc khăn quấn quanh bàn chân rồi dùng hai tay giữ chặt 2 đầu khăn.
- Kéo khăn về phía thân người bằng một lực vừa phải rồi giữ sao cho đầu gối thẳng và phần bắp chân căng ra.
Giữ nguyên tư thế này khoảng 20 giây sau đó thả lỏng chân và làm lặp lại thêm vài lần rồi đổi chân bên kia.
Bài tập căng chân
Bài tập vật lý trị liệu sau mổ dây chằng chéo này khá đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích. Tác dụng của bài tập này là mở rộng đầu gối, cải thiện tình trạng căng cứng và khó co trở lại của dây chằng chéo trước. Kết quả làm tăng khả năng hồi phục và khả năng vận động cho người bệnh. Không những thế khi tập bài tập này xong sẽ khiến cho khí huyết được lưu thông, vùng dây chằng chéo trước bị tổn thương sẽ được nuôi dưỡng liên tục giúp rút ngắn thời gian bình phục.
Cách thực hiện:
- Nâng một chân lên một chiếc giường hoặc một cái ghế sao cho đầu gối thẳng.
- Chân trụ để các ngón chân hướng vào trong, còn chân gác gót chân đặt lên ghế, các ngón chân hướng về thân mình và thư giãn sau đó dùng tay cùng phía nắm lấy các ngón chân kéo ra bên ngoài.
- Tay kia đặt lên đầu gối chân gác để đẩy một lực xuống, giữ như vậy trong 20 giây sau đó thả lỏng ra và làm lặp lại thêm nhiều lần.
Bài tập ở tư thế đứng làm căng bắp chân
Bài tập này có tác dụng làm phục hồi nhanh dây chằng chéo trước, giúp giảm đau khi hoạt động, tăng độ dẻo dai và sức bền cho dây chằng.
Cách thực hiện:
- Đứng gần sát một bức tường hay ghế vịn sau đó bước chân phải lên trước sao cho đầu gối hơi cong, chân trụ thẳng.
- Nghiêng dần người về phía bức tường hết cỡ để cảm nhận sự căng cơ của bắp chân trụ. Giữ tư thế này trong vòng 15 giây rồi đổi chân.
Bài tập trượt đầu gối
Bài tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước này rất hữu hiệu để phục hồi chức năng cho cả dây chằng chéo trước và sau. Mục đích là giúp đầu gối mở rộng hơn, khả năng co duỗi được linh hoạt sau điều trị.
Cách thực hiện:
- Có thể thực hiện động tác này ở cả hai tư thế nằm hoặc ngồi duỗi thẳng hai chân rồi sau đó đầu gối chân bệnh co lên một góc 90 độ.
- Trượt dần gót chân về phía trước rồi giữ nguyên tư thế trong 15 giây rồi trở về vị trí ban đầu. Làm lại động tác nhiều lần mỗi ngày.
Bài tập co thắt đầu gối
Mục đích làm vận động các gân cơ quanh khớp gối, làm giảm đau và khôi phục khả năng co duỗi của khớp gối.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị tư thế ngồi duỗi thẳng hai chân lên phía trước, dùng chiếc khăn mềm cuộn tròn đặt dưới đầu gối.
- Đẩy từ từ từ gót chân xuống sàn và phần sau của đầu gối vào khăn để kích thích gân kheo giữ trong 10 giây rồi thả lỏng và làm lặp lại như vậy vài lần. Mỗi ngày nên tập nhiều lần.
Bài tập ở tư thế nằm sấp uốn cong đầu gối
Tác dụng của bài tập này giúp cải thiện khả năng co giãn dây chằng và mở rộng khớp gối. Đây là một bài tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước rất hay và hữu ích.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân nằm sấp trên sàn hoặc giường cứng.
- Dùng một dợi dây mềm chắc chắn và dài khoảng 1 mét rồi buộc quanh mắt cá chân, đầu dây còn lại được giữ đặt trên đầu.
- Dùng tay kéo đầu sợi dây để uốn cong đầu gối giữ khoảng 20 giây rồi thả lỏng và hạn thấp chân xuống. Thực hiện liên tục trong 5 phút và làm tương tự với chân kia.
Trên đây là một số bài tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước giúp người bệnh nhanh chống hồi phục và ổn định các chức năng của dây chằng khớp gối, hạn chế được những ảnh hưởng đến hoạn động của bệnh nhân.