Nguyên tắc của điều trị đau thần kinh tọa đó là giãn cơ, giải phóng sự chèn ép các rễ thần kinh từ đó giảm đau cho người bệnh. Phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa là một phương pháp an toàn, đem lại hiệu quả cao trong điều trị. Chính vì vậy nên nó được các bác sĩ áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh. Hãy tìm hiểu về phương pháp đó trong bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau thần kinh tọa
Nói về thần kinh tọa là dây thần kinh quan trọng đối với con người gồm hai rễ là rễ L5 và S1 đều đi ra từ cột sống vùng thắt lưng. Đau thần kinh tọa tức là đã có sự tổn thương hoặc chèn ép ở một trong hai rễ hoặc cả hai. Tùy theo cơ địa cũng như vị trí tổn thương mà người bị đau thần kinh tọa sẽ có các biểu hiện khác nhau. Nhưng các dấu hiệu chung thường gặp của họ để phân biệt với những kiểu đau lưng khác là:
- Đau: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của những người bị đau thần kinh tọa. Đau xuất hiện tại vị trí thắt lưng và đôi khi có lan xuống chân.
- Nếu tổn thương ở rễ L5 thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, đến mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân đến trước mắt cá ngoài, đến tận ngón cái. Vì vậy người này khi đứng bằng mũi chân thấy đau tăng.
- Nếu tổn thương rễ S1 thì đau thắt lưng sẽ lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót chân, lòng bàn chân và đến tận ngón út. Người này đứng bằng gót đau tăng.
- Khi đau cấp sẽ đau một cách dữ dội, tăng khi hoạt động hay ho, hắt hơi.
- Đau mạn thường sẽ đau âm ỉ trong thời gian dài, có các đợt đau cấp xen giữ.
- Đau làm hạn chế tầm vật động và các hoạt động đi lại.
- Tê: Đôi khi có triệu chứng tê bì theo dọc đường đi của các dây thần kinh.
- Với những người có sự chèn ép thần kinh tọa nặng có nguy cơ dẫn đến teo dần một bên chân.
Thường thì người ta chẩn đoán đau thần kinh tọa dựa trên các triệu chứng bệnh, thăm khám lâm sàng bằng các nghiệm pháp đặc hiệu từ đó loại trừ các bệnh lý khác. Còn chụp X – quang cột sống thắt lưng hay MRI, Cộng hưởng từ nhằm mục đích tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào đó để quyết định các phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa thích hợp.
Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa và các yếu tố nguy cơ cần biết
Những nguyên nhân có thể dẫn đến đau thần kinh tọa bao gồm:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất chiếm phần lớn ở những người có bệnh lý về đau thần kinh tọa. Nhân nhày bên trong cột sống thoát ra, chèn ép vào dây thần kinh hông to còn gọi là thần kinh tọa gây đau và hạn chế vận động. Ngoài đau đôi khi còn kèm theo cảm giác tê bì kéo xuống tận dưới chân. Có hai dây thần kinh tọa. Vì vậy tê sẽ đi theo hai đường là mặt sau chân hoặc mặt ngoài chân.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đến một độ tuổi nhất định thì quá trình thoái hóa là không thể tránh khỏi. Thoái hóa sẽ dẫn đến calci trong cơ thể được phân bố không đều. Tại các đốt sống có sự xuất hiện của các gai xương nhọn. Gai ở vị trí từ L4 – L5 và L5 – S1 phát triển xâm lấn vào các lỗ liên đốt sống, đầu ra của thần kinh tọa tác động vào đó sẽ gây đau.
- Trượt đốt sống: Một nguyên nhân hiếm gặp đó là trượt đốt sống dẫn tới hẹp lỗ đốt cột sống, chèn ép vào đường ra của dây thần kinh.
- Ngoài ra còn một số các bệnh lý tại chỗ như viêm, chấn thương, hội chứng cơ hình lê … tại vùng thắt lưng ảnh hưởng đến thần kinh tọa. Hiếm gặp hơn là mạch máu biến dạng, phình mạch máu tại đoạn L4 – S1 cũng gây ra các triệu chứng đau như trên.
Nói đến các nguyên nhân gây bệnh nhưng cũng phải kể đến các yếu tố nguy cơ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn hoặc đột ngột xuất hiện. Những người bị đau thần kinh tọa cần nắm rõ nhằm hạn chế các yếu tố nguy cơ mà con người có thể tác động được.
- Yếu tố tuổi tác: Thoái hóa tuân theo quy luật về tuổi tác. Càng nhiều tuổi quá trình thoái hóa càng diễn ra nhanh. Trong đó gai xương, thoái hóa đĩa đệm là một trong những biểu hiện của quá trình này. Thoái hóa làm cho vòng sợi của nhân nhày xơ lại, mất đi sự đàn hồi, dễ bị rách. Từ đó chỉ cần một yếu tố thuận lợi đã khiến nhân nhày bị đẩy sang một bên chèn ép vào dây thần kinh tọa gây đau. Đây cũng là yếu tố nguy cơ gây trượt đốt sống. Thường gặp ở lứa tuổi từ 30 – 60 tuổi.
- Làm công việc nặng nhọc: Bê vác nặng, không đúng tư thế gây chèn ép mạnh lên thân đốt sống. Tư thế làm việc chính là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đau thần kinh tọa. Nam giới thường làm việc nặng nhiều hơn nữ giới, vì thế tỷ lệ mắc bệnh của nam gấp 3 lần nữ.
- Công việc cần giữ một tư thế trong thời gian dài: Khi giữ một tư thế trong thời gian dài khiến cho giảm tưới máu đến phần cột sống và các cơ cạnh sống. Và áp lực liên tục đến phần này khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến đau.
- Các vi chấn thương: bạn phải làm việc trong điều kiện bị xóc nẩy thường xuyên ví dụ như lái xe lâu ngày hay đi giày cao gót làm thay đổi đường con sinh lý cột sống khi phải luôn ưỡn người ra phía trước sẽ tạo ra các vi chấn thương lên cột sống. Một điều kiện thích hợp sẽ khiến vi chấn thương này dẫn tới thoái hóa hoặc thoát vị.
Các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa (phương pháp cơ trị liệu)
Một trong những phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa mà người bệnh có thể chủ động thực hiện đó là cơ trị liệu. Đây là những bài tập phục hồi chức năng có nhiều tác dụng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Người bệnh có thể tự tập luyện tại nhà một cách thường xuyên dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ, kĩ thuật viên có chuyên môn nhằm tìm ra các động tác thích hợp nhất cho mình.
Bài tập vận động lưng tạo sự linh hoạt cho cốt sống thắt lưng
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng, hai tay thả lỏng xuôi theo thân người.
Cách tiền hành động tác:
- Động tác cúi: Đưa hai tay ra phía trước, vuông góc với thân. Từ tự hạ tay xuống cho tới khi đầu ngón tay xuống thấp nhất. Giữ động tác trong 2 – 3 giây thì quay trở về vị trí ban đầu. Lưu ý phải luôn luôn giữ thẳng, không trùng đầu gối.
- Động tác ngửa: Hai tay chống hông. Đưa đầu và phần thân trên ngửa về sau, giữ 2 – 3 giây thì trở về vị trí ban đầu.
- Động tác nghiêng trái/ phải: Hai tay chống hông hoặc vươn thẳng lên trở, độ rộng bằng vai. Nghiêng người sang bên trái/ phải. Giữ động tác trong 2 – 3 giây thì trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện các động tác luôn phiên nhau, mỗi hướng tập 5 lần.
Bài tập lưng kéo căng cơ thắt lưng và mặt sau đùi
Chuẩn bị động tác: Người tập nằm trên thảm. Dùng gối mềm kê phía sau gáy.
Cách tiến hành động tác:
- Co một chân lên, đầu gối hướng về phía ngực. Hai tay ôm lấy phần cẳng chân ép sát chân vào thành bụng.
- Giữ tư thế trong 20 – 30 giây.
- Hít thở sâu.
- Đưa chân trở về vị trí ban đầu.
- Thực hiện tương tự với bên còn lại và động tác với cả hai chân.
- Mỗi động tác thực hiện 5 lần.
Bài tập kéo giãn cơ đùi sau
Chuẩn bị: Một vật cố định, chắc chắn tương tự như bậc thang. Chiều cao tương đương với khi đưa một chân lên đó thì đùi vuông góc với thân mình là tốt nhất. Đứng đối diện với đồ vật đó.
Cách tiến hành động tác:
- Để một chân lên bậc thang, chân dưới đất dựng thảng đứng, không trùng gối.
- Lưng hơi cúi về phía trước nhưng vẫn giữ thẳng.
- Giữ chân 20 – 30 giây.
- Đưa chân về vị trí ban đầu.
- Thực hiện tương tự với bên còn lại.
- Mỗi chân thực hiện 5 lần.
Bài tập căng cơ hình lê
Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm trên tấm thảm thoải mái.
Cách tiến hành động tác:
- Co chân trái lên chồng trên mặt đất, lòng bàn chân áp sát bề mặt đất.
- Mắt cá chân phải bắt chéo, gác lên phần đùi chân trái.
- Hai tay vòng qua bắp đùi trái, dùng sức kéo về phía trước.
- Luôn giữ hông thẳng, phần xương cụt không rời khỏi mặt thảm, kéo căng mông.
- Giữ động tác 20 – 30 giây rồi từ từ thả lỏng, đưa chân về vị trí ban đầu.
- Thực hiện tương tự với bên đối diện.
- Mỗi bên thực hiện 5 động tác.
Bài tập treo xà giãn đốt sống lưng
Chuẩn bị dụng cụ: Xà ngang chắc chắn. Người tập đứng trước xà.
Cách thực hiện động tác:
- Người tập đưa hai tay và phần vai vươn qua xà.
- Thả lỏng phần thân dưới, chân không chạm đất.
- Thân người giữ theo phương thẳng đứng.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 – 30 giây thì trở lại vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác 5 lần/ ngày.
Bài tập vặn người
Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm trên tấm thẩm.
Thực hiện động tác:
- Hai chân chụm vào nhau, co lên khỏi mặt đất, gót chân chạm mông. Hai tay để song song thân người. Lòng bàn tay úp.
- Dùng sức hít tối đa, giữ hơi.
- Dao động hai chân sang bên phải rồi qua bên trái, gối đụng thảm.
- Phần lưng trên không rời mặt thảm. Đầu và cổ quay về phía đối diện hướng chân.
- Dùng sức hít thêm hơi, dao động khoảng 2 – 6 cái tùy theo sức của mình.
- Đưa chân về vị trí thẳng.
- Từ từ thở ra, chân hạ xuống chạm sàn.
>>>Xem thêm
Các phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa khác
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa đem lại những hiệu quả tích cực mà hơn hết đó là sự an toàn cho người bệnh. Phương pháp này được ứng dụng trong nhiều bệnh nhất là các bệnh lý về cơ xương khớp. Mục đích của nó chính làm giảm đau, làm giãn cơ, tăng cường lưu thông máu đến vùng tổn thương, và điều trị các nguyên nhân….
Phương pháp điện trị liệu
Dòng điện trong phương pháp điện trị liệu có cường độ nhỏ tác dụng giảm đau rất tốt. Nhờ vậy mà người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nó còn giúp kích thích các dây thần kinh bị tổn thương, tăng dẫn truyền, tăng sự tưới máu đến phần thắt lưng để tế bào hồi phục tốt hơn. Người ta còn dùng thuốc giảm đau, chống viêm thông thường kết hợp với dòng điện khiến thuốc ngấm sâu vào tại chỗ, giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra hiện nay nhận thấy phương pháp y học cổ truyền có tác dụng rất tốt đối với những người bị đau thần kinh tọa. Các bệnh lý sinh ra đều do sự tắc trở của kinh lạc và khí huyết. Chỉ cần phá bỏ sự bế tắc đó, tìm lại trạng thái cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết là cơ thể tự tiêu trừ bệnh tật. Máy điện sinh học DDS ứng dụng dòng điện của y học hiện đại và phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền gồm châm cứu, xoa bóp bấm huyệt đem đến những kết quả điều trị bất ngờ. Người bệnh không còn thấy khó chịu do đau, đi lại vận động thoải mái, giảm tê rõ rệt.
Phương pháp thủy trị liệu
Thủy trị liệu được coi là phương pháp điều trị toàn năng đối với bệnh đau thần kinh tọa nói riêng và các bệnh cơ xương khớp nói chung như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,… Một trong các bài tập được bác sĩ khuyên nhiều nhất đối với các bệnh nhân đau thần kinh tọa là đi bơi thường xuyên. Bởi lẽ khi ở dưới nước, nhờ tác động và lực cản cua dòng nước giúp cho các đột sống được giãn ra. Từ đó cải thiện các triệu chứng một cách rõ rệt. Người bệnh vận động tốt hơn, giảm đau nên ăn ngon và ngủ tốt.
Phương pháp nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu là phương pháp được ứng dụng rất nhiều đối với hầu hết các bệnh nhân bị đau thần kinh tọa. Nhiệt nóng sẽ tác động tại chỗ làm giãn cơ, tăng tưới máu đến vùng lưng từ đó làm giảm chèn ép vào đường ra của dây thần kinh tọa. Đây là cách giảm điều trị của nhiệt trị liệu. Có nhiều cách áp dụng như sử dụng đèn hồng ngoại, đắp nến, chườm ấm, chiếu tia lazer,… Đặc biệt sau khi nhiệt trị liệu mà được bác sĩ, kĩ thuật viên tác động lên vị trí bệnh thì hiệu quả càng cao.
Những điều cần lưu ý đối với người bị đau thần kinh tọa
Ngoài luyện tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa cần có một lối sống khoa học nhằm hạn chế các nguy cơ, tăng cường sức mạnh hệ xương. Người bị đau thần kinh tọa cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Bổ sung nguồn thực phẩm giàu calci trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các nguyên liệu như cá, tôm, cua giàu calci lại có omega – 3 giúp làm chậm quá trình lão hóa, chắc khỏe xương.
- Không làm việc và tập luyện quá sức: Hạn chế tối đa việc bê vác các đồ vật nặng vì điều này làm tăng sự chèn ép lên đốt sống thắt lưng. Khi bê vác cũng cần thực hiện đúng tư thế. Lao động và tập luyện an toàn để tránh các chấn thương.
- Không ngồi một tư thế quá lâu: Một số công việc như lái xe, nhân viên văn phòng, thợ may… thường phải ngồi làm việc hàng giờ đồng hồ. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Vì thế để hạn chế, sau khi ngồi khoảng 30 phút đến 1 tiếng cần đứng dậy đi lại 5 phút. Thực hiện một số động tác thả lỏng lưng.
Trên đây là các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa được các bác sĩ có chuyên môn đưa ra nhằm phục hồi chức năng cho những người bệnh. Việc duy trì thói quen tập luyện thường xuyên là điều cần thiết đối mọi người. Ngoài việc điều trị bệnh nó còn tăng cường sự dẻo dai của các cơ, chắc khỏe xương và đẩy lùi nhiều bệnh tật khác.