Vật lý trị liệu cho người tai biến là một phương pháp hàng đầu hiện nay nhằm phục hồi chức năng cho những người bị tai biến mạch máu não.Đây là bệnh lý có nguy cơ tử vong cao nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sau giai đoạn cấp cứu thì việc tập luyện cho người bệnh để hòa nhập với cuộc sống là điều rất cần thiết. Cùng chúng tôi tìm hiểu quá trình đó trong bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Tai biến gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sinh hoạt của con người?
Tai biến mạch máu não là một rối loạn tuần hoàn não cấp tính. Căn bệnh này hiện nay trở nên rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Trước đây người ta chỉ thấy tai biến xuất hiện ở người già, có nhiều bệnh lý nền nhất là các bệnh lý về tim mạch. Thế nhưng trong những năm trở lại đây thì tai biến đang có dấu hiện trẻ hóa ở cả những người trung niên và thanh niên. Do lối sống hiện đại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.
Bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột trong vài giây, trong vài giờ hoặc diễn biến một cách âm ỉ. Người bị tai biến có các triệu chứng chung như đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, liệt người, có thể kèm theo mất ngôn ngữ. Nếu không được cứu chữa kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao. Nhưng có cứu được thì những di chứng bệnh để lại cũng rất nặng nề. Người bệnh bị giảm tuổi thọ, suy giảm chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, tàn phế. Và một trường hợp cũng rất nặng đó là sống cuộc sống thực vật.
Giới thiệu địa chỉ chữa tai biến uy tín:
-
- Chuyên gia xoa bóp bấm huyệt: Lương y Võ Thị Châu Loan
- Địa chỉ: Số nhà 25, ngõ 1H, phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
- Đặt lịch hẹn: 0981788581 (cô Châu Loan)
Việc đang là một người có thể vận động, sinh hoạt bình thường mà bỗng nhiên bị liệt nửa người, tay chân cử động một cách khó khăn thậm chí là không thể củ động được là một sang chấn tâm lý rất lớn đối với họ. Người bệnh không thể tự thực hiện được các sinh hoạt tối thiểu bình thường như đi lại, cầm nắm, thay quần áo, ăn uống. Một số người có ảnh hưởng đến não bộ dẫn tới mất ngôn ngữ, rối loạn trí nhớ và đôi khi là không nhận thức được xung quanh. Việc vật lý trị liệu cho người tai biến là một quá trình dài và vô cùng khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì bền bỉ của người bệnh. Và hơn hết đó là sự giúp đỡ, cảm thông cùng động viên của người nhà.
Bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến theo từng giai đoạn
Vật lý trị liệu thụ động cho người tai biến
Giai đoạn đầu khi mới bị tai biến, người bệnh thường bị liệt nửa người. Khi đó tay và chân của người bệnh không thể tự cử động theo ý muốn của bản thân mà cần nhờ sự hỗ trợ của người khác. Người nhà cùng với các bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu cần tập cho người bệnh một cách thụ động. Mục đích của việc này chính là tăng cường tuần hoàn đến nuôi dưỡng vùng cơ yếu liệt, tránh tình trạng co cứng các khớp, xệ khớp, loét do tỳ đè. Đây là một giai đoạn khó khăn đối với cả người bệnh cũng như người nhà khi phải chấp nhận thực tế về bệnh tật cũng như sự sinh hoạt, vận động là không dễ dàng.
Giai đoạn này cần tích cực tập luyện vì các bệnh về tai biến não thì trong những khoảng thời gian đầu dễ bình phục hơn là để lâu dài mới luyện tập. Khi đó thì tổn thương đã tạo thành di chứng và rất khó có tiến triển như mong muốn. Bài tập vật lý trị liệu thụ động là rất cần thiết lúc này.
Tập tư thế nằm đúng cách
- Tư thế nằm ngửa: Người bệnh nằm ngửa, gối được kê sát xuống vai. Dùng hai cuộn khăn hoặc chăn lót vào phần hông và bên dưới cổ chân bên liệt
- Tư thế nằm nghiêng bên lành: Vai và cánh tay bên lành để một cách thoải mái, thả lỏng tự nhiên. Sử dụng chăn hoặc gối mềm kê ba điểm gồm chặn sau lưng, tay liệt ôm gối và chân bên liệt cũng gác lên gối mềm giúp nâng toàn bộ phần chân và cánh tay.
- Tư thế nằm nghiêng bên liệt: Gập vai vuông góc. Cánh tay và chân bên liệt duỗi thẳng. Gối đầu được kê đến khớp vai. một chiếc gối chặn sau lưng. Giữ cho cơ thể ở một trục thẳng.
Bài tập này giúp giảm áp lực lên phần bên liệt, giảm sự co cứng các khớp.
Bài tập lăn trở tránh loét tỳ đè
Người nhà cần thường xuyên lăn trở người bệnh các tư thế nằm như nằm ngửa, nằm nghiêng bên lành, nghiêng bên liệt để tránh hiện tượng loét tỳ đè. Đây là một biến chứng gây ra do sự chèn ép kéo dài, liên tục dẫn đến tổn thương các mô vùng đè. Hệ thống mao mạch, mạch mách huyết cùng collagen bị tắc trở dẫn đến xuất hiện các dịch kẽ. Người bện đau, thiếu máu và hoại tử tạo ra các mảng mục ở mô bị chết. Xoay trở người khoảng 1 – 2 tiếng 1 lần.
Vận động tay liệt
Khi người bệnh chưa thể tự vận động chân tay thì cần đến sự giúp đỡ của người nhà và các kĩ thuật viên.
- Người bệnh nằm ngửa trên giường. Kĩ thuật viên đan ngón tay với tay bên liệt của người bệnh rồi kéo nó theo phương thẳng đứng và các hướng khác nhau nhằm mục đích giúp khớp vai linh hoạt.
- Người tập tay trái giữ cánh tay phải người bệnh, tay còn lại nắm lấy bàn tay liệt và xoay khớp khuỷu.
- Một tay kĩ thuật viên cầm sát cổ tay liệt dựng vuông góc so với bề mặt giường, tay còn lại đen chéo với ngón tay người liệt. Tiến hành vận động khớp cổ tay theo các động tác như ngửa, gập, nghiêng trái, nghiêng phải.
- Vận động gấp duỗi các ngón tay.
- Tập trong 10 phút.
Vận động chân liệt
Để các khớp ở chi không bị co cứng cần tiến hành tập luyện vật lý trị liệu cho người tai biến:
- Kĩ thuật viên tay gập chân bên liệt của người bệnh lại sao cho một tay để ở đầu gối người bệnh, một tay nắm cổ chân. Giúp người bệnh cử động gấp duỗi khớp gối, xoay tròn khớp háng từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái. Mỗi động tác thực hiện 5 lần.
- Phần bàn chân kĩ thuật viên thực hiện động tác gấp, duỗi, nghiêng trái nghiêng phải cho cổ chân, xoay tròn từ trái sang phải và phải sang trái.
Dồn trọng lượng lên phần chi bị liệt và nhấc mông khỏi giường
- Kĩ thuật viên hỗ trợ người bệnh chống hai chân lên giường và giữ lấy phần chân bị liệt để không bị rơi xuống.
- Người bệnh tự nhấc phần chi không liệt lên nhằm dồn trọng lượng cơ thể cho phần chi liệt.
- Tiếp theo kĩ thuật viên cho người bệnh chống chân và vẫn giữ chân liệt.
- Người bệnh cố sức để nâng phần hông và mông lên khỏi giường rồi hạ xuống.
- Thực hiện động tác 3 – 5 lần.
Tập thụ động với tay bên lành
- Người tập nằm ngửa hoặc tư thế ngồi. Hai tay đặt trước ngực, bàn tay đan vào nhau.
- Dùng sức của tay bên lành nâng tay bên liệt lên trên cao.
- Thực hiện 5 – 10 lần động tác.
- Hoặc cũng có thể tập với ròng rọc. Dùng tay bên lành kéo cao tay bên liệt rồi hạ xuống.
>>>Xem thêm
Vật lý trị liệu chủ động cho người tai biến
Các bài tập chủ động này được áp dụng trong giai đoạn người bệnh đã có thể cử động lại được nhưng sức cơ vẫn còn yếu và cần tập luyện để cơ phục hồi tốt. Lưu ý trong lúc này cần hạn chế tối đa sự giúp đỡ của các kĩ thuật viên cùng người nhà. Trừ các trường hợp thực sự cần thiết. Điều này nhằm mục đích người bệnh cần chủ động tập về sức cơ và các hoạt động sinh hoạt cơ bản nhằm phục vụ cho chính bản thân mình.
Bài tập kéo ròng rọc
- Sử dụng một ròng rọc để tập luyện cho tay.
- Mỗi một bên tay được cố định vào một bên ròng rọc. Dúng chủ yếu sức tay bên liệt để kéo cao phần tay bên lành.
Bài tập đạp xe
- Sử dụng xe đạp thiết kế cho người bị tai biến có phần giúp cố định tay cầm bên liệt và chân bên liệt để tránh bị rơi.
- Đưa chân và tay vào vị trí. Cố định cho chắc chắn.
- Phối hợp cả hai chân để chuyển động bàn đạp sao cho tận dụng tối đa sức của bên phần chân liệt.
Bài tập chống co cứng các khớp tay chân chủ động
- Kĩ thuật viên hoặc người chăm sóc sẽ giúp người bệnh đứng cạnh bàn. Người tập đan hai tay lại với nhau, úp lòng bàn tay xuống mặt bàn và dồn lực cơ thể lên đo. Cho tới khi nào thấy tay căng cứng và đau thì dừng lại. Tập 5 lần.
- Người tập ngồi cạnh bàn. Chống khuỷu tay vào bàn và hai tay ôm lấy hai bên má của mình. Dồn trọng lượng của đầu xuống khuỷu tay.
- Người tập nằm ngửa, kĩ thuật viên hỗ trợ gập chân liệt lại. Người bệnh dùng hai tai đan vào nhau, vòng qua đầu gối và kéo chân bên liệt áp sát vào bụng.
Bài tập đứng và đi lại
- Người tập ngồi trên giường. Kĩ thuật viên sử dụng đai đeo cho người tai biến tập đi hoặc cầm lấy hai bên vạt quần người bệnh nhấc họ đứng lên.
- Đầu tiên là sẽ tập cho người bệnh có thể đứng.
- Tiếp theo khi người bệnh có thể đứng thì cho họ tập đi với hai tay vịn song song.
- Khi có thể đi được bằng tay vịn song song thì chúng ta chuyển người bệnh sang tập đi bằng nạng hai bên hoặc xe đẩy có gắn bánh xe.
- Tiếp tục là tăng độ khó với nạng một bên và cuối cùng là tự đi đứng mà không cần dụng cụ hỗ trợ.
Lưu ý để người bệnh dồn trọng lượng lên cả hai chân đều nhau, tránh trường hợp chỉ đứng bằng chân bên lành.
Tập sinh hoạt thường ngày cho người bênh
Với tất cả các trường hợp chúng ta cần nhanh chóng tập vật lý trị liệu cho người tai biến phục hồi cho người bệnh có thể tự làm được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày nhằm phục vụ cho nhu cầu của bản thân.
- Cởi quần áo: Người bệnh tự cởi quần áo theo thứ tự từ bên lành sang bên liệt.
- Thay quần áo: Mặc quần áo thì theo thứ tự ngược lại bên liệt trước bên lành.
- Tự cài khuyu áo, quần, tự thắt dây giày. Tốt nhất chúng ta nên sử dụng giày có miếng dán để thuận tiên hơn cho người bệnh.
Bài tập ức chế cơ lực tay – chân
- Người tập ngồi bên mép giường, lòng bàn chân chạm đất.
- Đầu tiên người bệnh đặt hai tay bên cạn thân mình, lòng bàn tay úp.
- Dùng sức hai bên tay nâng thân người lên trên khỏi mắt giường. Thực hiện 10 lần.
- Tiếp theo vắt chéo chân lành kê lên đùi chân bên liệt.
- Dùng tay ấn gối bên liệt xuống. Thực hiện 5 – 10 lần.
Tập đối kháng ở chân
- Người tập ngồi sâu ở trong mép giường một cách ổn định. Nhấc chân bên liệt lên sao cho chân liệt duỗi thẳng.
- Kĩ thuật viên một tay để đầu gối người bệnh, tay còn lại để ở phần cổ chân bên liệt.
- Kĩ thuật viên dùng sức đè chân bên liệt gấp lại chống lại lực duỗi của người bệnh.
Tập cơ lực ở tay
- Người tập ngồi thực hiện các động tác.
- Hai tay cầm cây gậy, khoảng cách bằng vai.
- Đưa cây gậy từ dưới lên trên cao rồi hạ xuống.
- Cầm hai cây gây, lòng bàn tay hướng vào thân người. Thực hiện động tác gấp duỗi khuỷu tay.
- Cầm mỗi tay một cây gậy, thực hiện động tác giơ tay về hai hướng tạo thành chữ V.
- Mỗi động tác thực hiện 20 lần.
Phòng ngừa tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm và thường để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh cùng gia đình. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tầm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Từ đó giảm tỷ lệ mắc bệnh.
- Kiểm soát ổn định các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, cách bệnh lý về tim mạch, xuất huyết não,…
- Đối với những người trên 50 tuổi có yếu tố nguy cơ thì cần định kì đi khám tại các chuyên khoa để biết trước được nguy cơ gần gây ra bệnh. Làm các xét nghiệm, điện tim, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, CT, hoặc chụp mạch số hóa nền tùy theo từng người do bác sĩ chỉ định.
- Thay đổi lối sống một cách lành mạnh, khoa học: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sự lưu thông tuần hoàn, cơ bắp dẻo dai, duy trì cân nặng theo tiêu chuẩn, chế độ ăn ít mỡ, bổ sung nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật, không sử dụng các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá,… Luôn giữ trạng thái cân bằng trong cuộc sống, tránh những stress.
Các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến đã được hướng dẫn một cách bài bản và chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng nó hữu ích đối với những người bị tai biến. Tập luyện cho người tai biến đòi hỏi phải có sự bài bản và chuyên nghiệp. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để tìm ra bài tập thích hợp nhất cho người bệnh. Chúc mọi người luôn luôn khỏe mạnh!