Các phương thức trị bệnh bằng tác động cột sống

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Nội dung của Phương pháp Tác Động Cột sống về trị bệnh là giải tỏa trọng điểm – Ô rối loạn khu trú trên các đốt sống biến đổi.

Cơ sở để đánh giá kết quả giải tỏa trọng điểm là sự lập lại cân bằng giữa 2 mặt đối lập của 4 đặc trưng khu trú ở trên hệ cột sống và ngoại vi. Để giải tỏa trọng điểm Phương pháp Tác động cột sống có các Phương thức trị bệnh sau:

Các phương thức trị bệnh gồm có:

I- Phương thức NÉN

II- Phương thức SÓNG

III- Phương thức ĐƠN CHỈNH và SONG CHỈNH

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

 

I – PHƯƠNG THỨC NÉN.

NÉN là một phương thức thao tác bằng thủ thuật gồm có nhiều hình thức khác nhau, mục đích của thao tác là làm cho các đốt sống bị dính cứng chuyển động được theo yêu cầu của thầy thuốc.

Phương thức NÉN gồm nhiều tư thế để tạo cho hệ cột sống người bệnh chuyển động để thao tác như kéo, nâng, vít, hoặc tạo cho hệ cột sống người bệnh yên tĩnh và thư giãn để tác động có hiệu lực.

  1. Phương thức Nén Kéo
  2. Phương thức nén nâng
  3. Phương thức Nén Nâng
  4. Phương thức Nén Tĩnh

Mỗi phương thức NÉN nhằm giải quyết một yêu cầu riêng theo vị trí khu trú của trọng điểm tại các khu vực của hệ cột sống.

I.1 Phương thức NÉN KÉO. .

Mục đích: tạo cho toàn bộ hệ cột sống chuyển động được để thao tác Phương thức Nén Kéo bao gồm 4 tư thế:

  1. Tư thế Ngồi Kéo ngửa.
  2. Tư thế Ngồi Kéo vặn.
  3. Phương thức Nén Vít
  4. Tư thế đứng kéo ngửa
  5. Tư thế đứng kéo vặn

 

A- Tư thế ngồi kéo ngửa

Mục đích: Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ D6 đến D12, có hình thái Liên Lồi, và giữ tĩnh các đốt sống từ D12 trở xuống. Tu thé:

– Người bệnh: Ngồi ghế, hai đầu gối vuông góc, bàn chân đặt bằng trên mặt đất, lưng thẳng, dầu cổ ngay, hay bàn tay đưa vòng ra sau gáy khóa chặt các ngón, hai cánh tay áp sát mang tai ( khi thao tác có thể mở cánh tay theo yêu cầu của thao tác).

– Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh, một tay dùng ngón cái đặt tĩnh tại trọng điểm, tay kia nắm chắc hai bàn tay người bệnh đan khóa ở sau gáy. Thao tác:

– Tay phía trên kéo tay người bệnh cho ngả người ra phía sau rồi lại đẩy về tư thế ngồi thẳng như cũ, tay kia đặt nén tĩnh tại trọng điểm đẩy ra phía trước, không cho phần thân dưới chuyển động theo ra phía sau.

– Khi đẩy người bệnh trả lại tư thế cũ thì tay kia cũng buông trùng không nén.

– Tiếp tục lặp lại trình tự như trên nhiều lần, thao tác từ thưa đến màu theo tốc độ yêu cầu cho đến ngưỡng thì ngừng. (hình 1)

B- Tư thế đứng kéo ngửa

Mục đích: giải tỏa các đốt sống bị dính cũng khu trú trong phạm vi vùng thắt lưng từ L1 đến L5 có hình thái Liên Lồi.

Tạo cho hệ cột sống người bệnh từ L5 trở lên chuyển động theo hướng từ trước ra sau và giữ tĩnh phần thân dưới từ L5 trở xuống. Tư thế:

– Người bệnh: đứng thẳng, dựa hai đùi vào một điểm tỳ vững chắc như thành giường), hai tay đưa lên gáy, các ngón tay đan khóa chặt, cẳng tay và cánh tay áp sát mang tai. ( cụ thể Thầy thuốc: Đứng thẳng ở phía sau của người bệnh, một tay tóm chắc hai bàn tay khóa của người bệnh ở sau gáy, một tay dùng ngón cái đặt tĩnh tại trọng điểm trong phạm vi từ 21 đến L5.

Thao tác: – Tay phía trên kéo cho người bệnh ngửa người ra phía sau rồi đẩy trả về tư thế cũ, tay kia đặt tĩnh tại trọng điểm đẩy ra phía trước, giữ không cho phần thân dưới chuyển động theo ra phía sau.

Khi một tay đẩy trả lại tư thế đứng thẳng thì tay kia buông trùng không nén. Sau đó tiếp tục lặp lại thao tác như trên nhiều lần từ thưa đến mau cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng. (hình 2)

C- Tư thế ngồi kéo vặn

Mục đích:

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ D8 đến L5 có hình thái Liên Lôi Lệch hoặc Liên Lệch.

– Tạo cho trọng điểm trong phạm vi cột sống từ D8 đến L5 chuyển động được và giữ tĩnh từ vùng L5 trở xuống.

Tư thế:

– Người bệnh: Ngồi ghế, đầu gối vuông góc, lưng thẳng, đầu cổ ngay, một tay buông thõng, một tay đưa chéo qua ngực và bụng, chìa bàn tay ra mạng sườn bên kia cho thầy thuốc nắm.

– Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh, một tay đặt tĩnh tại trọng điểm, tay kia nắm bàn tay của người bệnh để thao tác. Thao tác:

– Hình thức là kéo vạn người xoay ra phía sau, một tay dùng ngón cái nén tĩnh tại trọng điểm để giữ cho phần thân dưới trọng điểm không chuyển động.

– Thao tác nhịp nhàng, kéo vạn người bệnh nhân ra phía sau rồi lại trở về tư thế cũ, nhiều lần từ thưa đến mau cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng thao tác. (hình 3)

D- Tư thế đứng kéo vặn

Mục đích:

Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng và vùng cùng ( L4, L5 đến S1, S2, S3 ) có hình thái Liên Lôi Lệch hoặc Liên Lệch.

– Tạo cho trọng điểm trên cột sống trong phạm từ L4, L5 đến S1, S2, S3 chuyển động được theo hướng vặn từ phải qua trái hoặc ngược lại. Tư thế:

– Người bệnh: Đứng thẳng, hai bàn chân đặt bằng ở mặt đất cách nhau một gang tay, đầu cổ ngay, một tay buôn thông, một tay đưa chéo phía trước ngang qua bụng và ngực, đặt bàn tay ở mạn sường cho thầy thuốc nắm để thao tác.

– Thầy thuốc: Ngồi ghế phía sau người bệnh, co một chân, đặt bàn chân trên mặt ghế, thúc đầu gối vào dưới mông người bệnh làm điểm tỳ, một tay nắm tay người bệnh và tay kia giữ chắc xương mào chậu của người bệnh.

Thao tác: Bằng cả hai tay một lúc, một tay dùng lực kéo vạn người bệnh nhân về phía sau rồi buông trả lại tư thế cũ, nhịp nhàng từ nhẹ đến mạnh và cuối cùng kéo giật mạnh đột ngột song song trong lúc bàn tay kia giữ xương mào chậu của người bệnh kéo giật lại phía sau (hình 4).

CHÚ Ý: Đốt sống lệch về bên nào thì dùng đầu gối bên đó làm điểm tỳ và đồng thời kéo vặn về phía bên đó, cụ thể là phía có lớp cơ cường. Nếu thấy khớp xương kêu răng rắc là đạt yêu cầu tốt. I.2 Phương thức NÉN NÂNG.

Yêu cầu của phương thức nén nâng là tạo cho hệ cột sống một sự chuyển động nhất định qua thao tác.

Phương thức nén nâng bao gồm 4 tư thế: A- Tư thế nằm nâng tay. B- Từ thế ngồi nâng tay. C- Tư thế nằm nâng hai chân. D- Tư thế nằm nâng một chân.

  1. Tư thế Nằm Nâng tay Mục đích:

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng từ D8 đến 212 có hình thái Liên Lồi.

– Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ D8 đến D12 chuyển động được theo hướng thẳng từ ngoài vào trong.

Tu thé:

– Người bệnh: Nằm sấp, hai chân duỗi song hành, đầu ngẩng, hai cánh tay đưa thẳng lên đầu áp xuống mặt giường, hai cánh tay sát má, hai bàn tay đan khóa chắc các ngón.

– Thầy thuốc: Đứng cúi ngang vùng lưng trên người bệnh, một tay luồn xuống dưới hai cánh tay người bệnh chỗ bắp tay, tay kia chuẩn bị thao tác Nén.

Thao tác: Thầy thuốc dùng tay luồn dưới hai cánh tay người bệnh nâng bổng nửa thân người bệnh từ vùng L trở lên rồi lại đặt xuống trả về tư thế cũ.

Thao tác nhịp nhàng như vậy nhiều lần để quan sát đốt sống lồi nhất của trọng điểm. Khi thấy lưng người bớt cứng thì tạo một sự chuyển động đột ngột: một tay nâng hai cánh tay người bệnh cùng lúc đó dùng bàn tay nén nhanh và mạnh tại trọng điểm. –

Thao tác này thường chỉ áp dụng một lần, ít khi phải lặp lại lần thứ 2. (hình 5) B. Tư thế ngồi nâng tay

Mục đích:

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ 26 đến D10 có hình thái Liên Lồi.

Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ 26 đến D10 chuyển động theo hướng thẳng từ ngoài vào trong. –

Tư thế: – Người bệnh: Ngồi xổm, lưng thẳng, đầu cổ ngay, hai cánh tay thẳng áp sát mang tai giơ lên phía trên các ngón khóa chặt.

– Thầy thuốc: Đứng cúi chếch góc 45° phía sau người bệnh, hai bàn chân cách nhau 40cm, cánh tay trái áp sát phía trước hai cánh tay người bệnh, cánh tay phải tỳ cùi tay vào đùi bên phải của mình dùng làm điểm tỳ cho bàn tay phải đặt tĩnh tại trọng điểm.

Thao tác: Thao tác hai tay cùng 1 lúc, tay trái gạt hai cánh tay người bệnh từ phía trước ra phía sau, tay phải nén tĩnh tại trọng điểm đẩy ra phía trước, sau đó lại trở về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng như vậy cho đến ngưỡng của định lượng thì ngừng thao tác.

CHÚ Ý: Trong khi thao tác nén, thầy thuốc dùng đùi bên phải của mình làm điểm tỳ cho cánh tay phải thao tác, góc độ chuyển động của đời với bàn chân phải của thầy thuốc đặt tĩnh là góc độ quy định lực nén trên trọng điểm (hình 6).

  1. Tư thế nằm nâng hai chân Mục đích:

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ L3 đến S5 có hình thái Liên Lồi.

Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L3 đến S5 chuyển động theo hướng thẳng từ ngoài vào trong.

Tu thé:

Người bệnh: Nằm sấp hai chân duỗi thẳng, hai tay khoanh vòng trước trán và tỳ trán trên vòng cánh tay.

Thầy thuốc: Đứng cúi ngang tầm thắt lưng người bệnh, một tay luồn xuống dưới hai đùi người bệnh ở khu vực sát trên gối, một tay buông để chuẩn bị nén.

Thao tác: Thầy thuốc dùng ngón tay luồn dưới hai đùi người bệnh nâng cho vùng hông từ L3 đến S5 bổng khỏi mặt giường rồi lại trở về tư thế cũ. Thao tác vài lần như vậy, khi nâng mà thấy vùng lưng người bệnh bớt cứng thì cùng một lúc trong lúc tay nâng đùi người bệnh bổng lên thì tay kia nén mạnh tại trọng điểm ấn xuống.

Nếu thao tác đúng lúc thì chỉ cần thực hiện một lần đã đến ngưỡng (hình 7). D. Tư thế nằm nâng một chân

Mục đích:

Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ S1 đến S5 có hình thái Liên Lôi Lệch và Liên Lệch

– Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ S1 đến S5 chuyển động theo hướng chếch từ ngoài vào trong, hoặc từ phải qua trái hay ngược lại. Tư thế:

– Người bệnh: Nằm sấp duỗi thẳng hai chân, hai tay khoanh tròn trước trán, tỳ trán trên vòng cánh tay.

– Thầy thuốc: Đứng cúi ở ngang vùng thắt lưng người bệnh, một tay luồn xuống dưới một đùi người bệnh khu vực trên gối, một tay đặt tĩnh tại trọng điểm để chuẩn bị thao tác.

CHÚ Ý: Trọng điểm lệch bên nào (Tức bên phía có cơ co cường) thì nâng chân bên ấy.

Thao tác: Thầy thuốc luồn một tay dưới đùi người bệnh bên phía cơ cường, nâng bổng một bên hông lên khỏi mặt giường rồi lại trở về tư thế cũ. Thao tác như vậy vài lần, khi nâng thấy vùng hông bớt cứng thì tạo một động tác đột ngột, đúng lúc tay này nâng bổng đài người bệnh lên thì tay kia ấn mạnh tại trọng điểm nén xuống.

Nếu thao tác đúng lúc thì chỉ cần áp dụng thủ thuật này một lần đã đến ngưỡng (hình 8).

I.3 Phương pháp NÉN VÍT

Yêu cầu của phương thức Nén Vít là tạo cho hệ cột sống một sự chuyển động nhất định để thao tác giải tỏa trọng điểm để trị bệnh. Phương thức Nén Vít bao gồm bốn tư thế.

A- Tư thế Nằm Vít một gối

C- Tư thế Đứng Vít một mông

B- Tư thế Nằm Vít hai gối

D- Tư thế Đứng Vít hai mông

 

A. Tư thế nằm vít một gối

Mục đích: 

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng từ S1 đến S5 có hình thái Lồi Lệch đơn và Liên Lệch.

– Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ S1 đến S5 chuyển động được theo hướng chếch 45° từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch, và hướng ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại với hình thái Liên Lệch.

Tư thế:

– Người bệnh: Nằm ngửa, một chân duỗi thẳng, một chân chống gối gót chạm mông, vòng hai cánh tay gối đầu trên hai bàn tay ngửa.

-Thầy thuốc: Đứng cúi ở phía ngang đùi người bệnh, hai bàn tay đặt úp trên gối người bệnh để thao tác.

Thao tác: Thầy thuốc dùng hai tay vít đầu gối người bệnh đến mức tối đa xuống phía mặt giường khiến mông bên đó và lưng của người bệnh phải bật bổng khỏi mặt giường, rồi lại trở về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng như vậy nhiều lần cho đến ngưỡng thì ngừng .

B. Tư thế nằm vít hai gối

Mục đích:

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng cùng từ S1 đến S5 có hình thái Đơn Lồi hoặc Liên Lồi.

– Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ S1 đến S5 chuyển động được theo hướng thẳng từ ngoài vào trong.

Tư thế:

– Người bệnh: Nằm ngửa, hai chân chống gối, gót chạm mông, vòng hai cánh tay, đầu gối lên hai bàn tay ngửa.

Thầy thuốc: Đứng cúi phía dưới chân người bệnh, hai bàn tay úp đặt trên gối của người bệnh để thao tác.

Thao tác: Thầy thuốc dùng hai tay vít mạnh hai đầu gối người bệnh đến mức tối đa xuống phía mặt giường khiến hai mông và lưng của người bệnh phải bật bổng khỏi mặt giường rồi trả về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng như vậy nhiều lần cho đến ngưỡng thì ngừng (hình 10).

C. Tư thế đúng vít một mông

Mục đích:

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong vùng thắt lưng và hông từ L1 đến L5 và từ S1 đến cụt có hình thái Lồi Lệch và Lệch.

– Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L1 đến S5 chuyển động được từ phía sau ra phía trước.

Tư thế:

– Người bệnh: Đứng thẳng, hai chân giang rộng cách nhau 40cm, dùng bàn tay cùng phía có cơ co lệch đặt tỳ trên xương hông cùng bên, tay kia buông thõng.

– Thầy thuốc: Dùng cánh tay cùng bên tay người bệnh đã chống trên xương hông nắm chắc khuỷu tay người bệnh để thao tác, tay kia nắm chắc vai bên kia của người bệnh.

Thao tác: Kéo vít cánh tay chống trên hông của người bệnh theo hướng từ trên xuống dưới theo độ chếch hướng trục để cho mông người bệnh chuyển động lướt từ phía sau ra phía trước, dùng chính bàn tay trên hông của người bệnh làm điểm tỳ cho thao tác. Sau khi vít mạnh lại trở về tư thế cũ, thao tác nhịp nhàng nhiều lần cho đến ngưỡng thì ngừng (hình 11). Hình 11

D. Tư thế đứng vít hai mông

Mục đích:

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong vùng từ L1 đến L5 và từ S1 đến S5 có hình thái Liên Lồi.

Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L1 đến L5 và S1 đến S5 chuyển động được theo hướng lướt từ phía sau ra phía trước.

Tư thế:

– Người bệnh: Đứng thẳng, hai chân giang rộng cách nhau 40cm, hai bàn tay đặt trực tiếp trên hai bên xương hông làm điểm tỳ cho thao tác. – Thầy thuốc: Hai tay nắm chắc hai khuỷu tay người bệnh để chuẩn bị thao tác.

Thao tác: Kéo vít 2 cánh tay của người bệnh đang chống trên hông theo hướng từ trên xuống dưới để chỉnh hai bàn tay người bệnh lại đẩy hai mông của mình từ phía sau ra phía trước . Sau khi vít mạnh lại trả về tư thế cũ, thao tác nhịp nhàng nhiều lần cho đến ngưỡng thì ngừng (hình 12).

I.4 Phương thức NÉN TĨNH

Yêu cầu của phương thức nén tĩnh là tạo cho hệ cột sống người bệnh thư giãn để tác động trong một phạm vi hẹp tại trọng điểm. Phương thức nén tĩnh bao gồm:

A-Tư thế Nằm sấp. C- Tư thế Nén Đứng lướt. E- Tư thế đứng nghiêng A- Tư thế nằm sấp

 

B- Tư thế nằm nghiêng D-Tư thế đứng cúi G- Tư thế ngồi cúi gập

Mục đích:

tạo cho toàn bộ hệ cột sống thư giãn để tác động. Hình thức nằm sấp bao gồm 3 tư thế:

 

  1. Tư thế nằm sấp chân co chân duỗi. 2. Tư thế nằm sấp tay vòng trước trán. 3. Tư thế nằm sấp trườn người.

 

1. Tư thế nằm sấp chân co chân duỗi

Mục đích:

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú tại vùng L3 đến L5, S1 đến S5 và cụt có hình thái Liên Lôi Lệch, Lệch và Liên Lãm Lệch.

– Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L3 đến vùng cụt chuyển động được.

Tư thế:

– Người bệnh: Nằm sấp, một chân duỗi thẳng, một chân co gập dưới bụng, gót chạm mông, hai tay vòng đỡ trán (chú ý co chân bên có trọng điểm)

Thầy thuốc: đứng cúi ở phía ngang vùng thắt lưng người bệnh, hai bàn tay xòe rộng áp sát lưng người bệnh, tỳ hai ngón tay cái tại trọng điểm, cánh tay thẳng cứng.

Hình 13 Thao tác: Thầy thuốc dùng lực từ tối thiểu đến tối đa của nguyên tắc định lượng, thao tác bằng thủ thuật ĐẨY nhịp nhàng theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Liên Lôi Lệch, và theo hướng ngang qua phải hoặc qua trái đối với hình thái Lệch. Đối với hình thái Liên Lõm Lệch thì áp dụng thủ thuật Bỉ nhịp nhàng theo hướng từ trong chếch ra ngoài.

Thao tác như vậy nhiều lần, khi thấy đốt sống bị dính cũng đã chuyển động thì ngừng thao tác.

2. Tư thế nằm sấp tay vòng trước trán

Mục đích:

Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú vùng thắt lưng L4, L5 và vùng cũng từ S1 đến S5, có hình thái Liên Lôi Lệch và Liên Lệch.

– Tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L4 đến S5 chuyển động được theo hướng quy định.

Tư thế:

– Người bệnh: Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng song hành, hai tay khoanh vòng trước trán, tỳ trán trên cánh tay.

– Thầy thuốc: đứng cúi, hai cánh tay thẳng, hai bàn tay xòe rộng trên lưng người bệnh, đặt tỳ hai ngón tay cái tại trọng điểm để thao tác.

Thao tác:

Nén tĩnh hai ngón tay tại trọng điểm làm cho trọng điểm chuyển động được theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái Lồi Lệch, và theo hướng ngang từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái đối với hình thái Liên Lệch. Buông trùng tay nén để người bệnh trở về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng như vậy nhiều lần đến ngưỡng thì ngừng.

3. Tư thế nằm sấp trườn người Mục đích:

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng dưới từ D8 đến D12, vùng thắt lưng L1 đến L5, và vùng cùng S1 đến S5, có hình thái Liên Lôi Lệch hoặc Liên Lệch.

– Tạo cho trọng điểm khu trú trong phạm vi từ D8 đến S5 chuyển động được theo hướng chếch từ phía trước ra phía sau đối với hình thái Liên Lôi Lệch, và theo hướng từ phải qua trái hoặc ngược lại đối với hình thái Liên Lệch.

Tư thế:

– Người bệnh: nằm sấp ngang giường cao, thân mình trườn trên mặt giường, đùi và chân buôn trùng ngoài mặt giường, hai cánh tay duỗi thẳng, giang rộng, mặt úp sấp.

– Thầy thuốc: Đứng cúi ngang trọng điểm, hai cánh tay thẳng, hai bàn tay xòe rộng, hai ngón cái đặt tỳ tại trọng điểm để chuẩn bị thao tác.

Thao tác:

Nén tĩnh tại trọng điểm bằng lực cả 2 ngón tay từ tối thiểu đến tối đa làm cho đốt chuyển động theo hướng chếch từ phía sau ra phía trước đối với hình thái Liên Lôi Lệch, hoặc theo hướng từ phải qua trái hoặc từ trái qua phải đối với hình thái Liên Lệch. Thao tác nhịp nhàng như vậy đến ngưỡng thì ngừng.

B- Tư thế nén nằm nghiêng

Tư thế nén nằm nghiêng bao gồm 3 tư thế:

 

1- Tư thế Nằm nghiêng chân chéo 2- Tư thế Nằm Nghiêng chân co tối đa

 

3- Tư thế Nằm Nghiêng chân co. 1. Tư thế nằm nghiêng chân chéo

Mục đích:

– Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng L4, L5 và vùng cùng từ S1 đến S5, có hình thái Liên Lôi Lệch và Liên Lệch hoặc Liên Lõm.

– Tạo sự chuyển động cho trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng từ L4 đến S5 theo hướng chếch từ sau ra trước đối với hình thái Liên Lôi Lệch, từ phải qua trái hay ngược lại đối với hình thái Liên Lệch, và từ trong ra ngoài đối với hình thái Liên Lõm bằng cách áp dụng thủ thuật Bi.

Tư thế:

tự do, – Người bệnh: nằm nghiêng, một cánh tay gối đầu, tay kia ở tư thế hai chân đều duỗi thẳng, chân trên đặt chéo ra phía trước, gót chân cách ngón chân của bàn chân bên kia chừng 20cm.

– Thầy thuốc: đứng cúi ngang trọng điểm phía sau lưng người bệnh, thẳng hai cánh tay, hai bàn tay đặt trên lưng người bệnh xòe rộng, hai ngón tay cái đặt tại trọng điểm để chuẩn bị thao tác.

Thao tác:

Nén tĩnh cả hai ngón tay tại trọng điểm, áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa theo hướng chếch từ sau ra trước đối với hình thái Liên Lôi Lệch, từ

 

TÓM TẮT VỀ PHƯƠNG THỨC NÉN

Mục đích của phương thức Nén trên dây là tác động để tạo cho các đốt sống bị dính cứng một sự chuyển động đúng với yêu cầu của thầy thuốc.

Phương thức Nén không có giá trị triệt để, trong giải tỏa hình thái trọng điểm để trị bệnh, vì phương thức Nén chỉ mới giải tỏa được các hình thái của các đốt sống bị dính cứng mà không có khả năng giải tỏa các hình thái bệnh lí của các lớp cơ đệm.

Do đó sau khi đã áp dụng phương thức Nén lại phải tiếp tục áp dụng phương thức Sóng thì mới giải tỏa được ổ rối loạn một cách triệt để.

Khi thao tác bao giờ cũng thực hiện chuyển động ban đầu từ lực tối thiểu đến tối đa, nhưng khi áp dụng lực tối đa thì nên tạo một động tác đột ngột thì hiệu quả cao.

Khi Kéo phải tùy thuộc vào sự di chuyển của trọng điểm mà kéo theo độ chếch, có thể từ 45° đến 90° hoặc có thể hơn nữa.

Phương thức nén bao gồm 24 tư thế:

4 tư thế Nén Kéo – 4 tư thế Nén nâng – 4 tư thế Nén vít

-12 tư thế Nén tĩnh, gồm: 3 tư thế Nằm sấp, 2 tư thế Nén đứng, 1 tư thế Đứng nghiêng, 3 tư thế Nằm nghiêng, 2 tư thế Đứng cúi, 1 tư thế Ngồi cúi gập

II. PHƯƠNG THỨC SÓNG

Phương thức Sóng là một phương thức trị bệnh bằng thủ thuật tác động trực tiếp tại trọng điểm để tạo cho trọng điểm trên hệ cột sống có một cảm giác đau với khoảng cách đều đặn tạo thành sóng cảm giác. Sóng mau, thưa hay liên tục đã nêu rõ thể trong phần “Nguyên tắc tạo sóng cảm giác trị bệnh”.

thể Để khi tác động trị bệnh tạo được một cảm giác thích hợp nhất cho cơ người bệnh tự điều chỉnh giải tỏa các hình thái của trọng điểm, chúng tôi quy định những tư thế của thầy thuốc và người bệnh theo từng trường hợp khu trú của trọng điểm trên hệ cột sống: vùng cổ, vùng lưng trên, vùng thắt lưng v..v… như đã nói trong Phần Đại cương của Phương thức trị bệnh.

Sau đây là một số tư thế ứng dụng cụ thể cho trọng điểm khu trú ở từng vùng khác nhau.

III. PHƯƠNG THỨC ĐƠN CHỈNH VÀ SONG CHỈNH

Định nghĩa: Phương thức đơn chỉnh và song chỉnh là một đặc điểm quy định về sử dụng thủ thuật để trị bệnh.

Phương thức đơn chỉnh áp dụng thủ thuật bằng một tay, còn phương thức song chỉnh áp dụng thủ thuật bằng hai tay tác động trên hệ cột sống để giải tỏa hình thái của trọng điểm, phục hồi lại sự cân bằng cột sống để trị bệnh.

– Cơ sở để hình thành phương thức đơn chỉnh và song chỉnh trong phương pháp trị bệnh đã căn cứ vào các đặc điểm cụ thể trên cơ thể người bệnh như sau: Thể hẹp: Khi ổ rối loạn gọi là trọng điểm khu trú chỉ trong phạm vi cột sống, còn ngoài phạm vi cột sống không có điểm liên quan tương ứng gọi là thể hep.

– Thể rộng: Khi ổ rối loạn lan rộng ra ngoài rãnh sống đến bờ cao cơ thẳng lưng gọi là thể rộng.

– Thể lớn: Khi ổ rối loạn lan rộng ra quá bờ cao cơ thẳng lưng và lan xa nữa gọi là thể lớn.

– Khi trọng điểm khu trú ở vùng cổ từ C1 đến C7: Đường lan gần có thể vượt ra ngoài cơ thang, đường lan xa có thể lên tới vùng đầu và lan xuống hai chi trên.

– Khi trọng điểm khu trú ở vùng lưng trên D1 đến 28: Đường lan gần có thể vượt ra ngoài cơ thẳng lưng, đường lan xa có thể chạy vòng nửa thân mình và tận cùng ở bờ xương ức.

– Khi trọng điểm khu trú ở vùng lưng dưới 29 đến D12: Đường lan gần có thể vượt ra ngoài cơ thẳng lưng, đường lan xa có thể chạy vòng quá nửa thân mình và tận cùng ở bờ xương mu và bờ xương chậu.

Trong quá trình nghiên cứu về thủ thuật tác động trực tiếp tại trọng điểm để giải tỏa ổ rối loạn phục hồi lại sự cân bằng cột sống để trị bệnh, Phương pháp tác động cột sống đã khẳng định:

Nếu ổ rối loạn là thể hẹp thì áp dụng phương thức đơn chỉnh, dùng một tay thao tác tại trọng điểm thì ổ rối loạn dược giải tỏa và đồng thời cũng giải tỏa ổ bệnh liên quan/ ảnh hưởng với trọng điểm trên cột sống.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *