Chân vòng kiềng mặc dù không phải là một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm chỉ là sự phát triển không theo sinh lý của xương cẳng chân nhưng gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ. Tất cả đều có thể khắc phục được nếu bạn hiểu rõ về nó. Dưới đây là các bài tập vật lý trị liệu chân vòng kiềng đem lại hiệu quả tốt cho những người kiên trì luyện tập:
Nội dung bài viết
Chân vòng kiềng là gì? Nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng còn gọi là chân cong. Khi đứng thẳng hoặc nằm rất dễ phát hiện ra. Khi hai mắt cá chụm sát vào nhau mà phần cẳng chân cong hướng ra ngoài, hai đầu gối thì cách xa nhau.
Theo nghiên cứu thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng ở cả người lớn và trẻ em. Khi nắm được các nguyên nhân này chúng ta có thể có những phương pháp tập luyện hoặc xử trí thích hợp nhằm giúp chân có được hình dáng thẳng đúng sinh lý nhất.
- Theo di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân được biết đến nhiều nhất của người bị chân vòng kiềng. Theo đó thường thì trong gia đình có bố, mẹ, ông bà mắc chân vòng kiềng, tỷ lệ sinh ra con, cháu gặp phải dị tật này là khá cao. Trẻ inh ra đã phát hiện kết cầu xương không thẳng giống bình thường. Một số trường hợp là do rối loạn phát triển của hệ xương từ đó xương chân cũng biến dạng theo.
- Gãy xương: Gẫy xương chân không được cố định đúng cách làm cho trục thẳng của xương bị di lệch. Sau khi xương liền lại có hình vòng cung mà tạo thành hiện tượng chân vòng kiềng. Thường gặp phần nhiều ở các trẻ nhỏ, do xương trẻ mềm và yếu hơn và tính hiếu động, chưa biết được cách bảo vệ vị trí bị tổn thương.
- Thừa cân ở trẻ nhỏ cũng là một nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng. Như đã nói ở trên, hệ xương của trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển, chưa có được sự định hình chắc chắn. Thừa cân sẽ tạo một áp lực lớn trong thời gian dài lên khung xương ở chân. Và để nâng đỡ một cơ thể nặng như vậy bắt buộc xương phải phát triển vòng ra ngoài để hạ thấp trọng tâm, có một tư thế vững chắc hơn. Nhất là trẻ béo phì di chuyển sớm, di chuyển thường xuyên càng làm nặng hơn tình trạng bệnh.
- Ngộ độc Chì, Flo được biết là nguyên nhân khiến cho trẻ em bị chân vòng kiềng.
- Thiếu dinh dưỡng: Không chỉ thừa cân mà thiếu dinh dưỡng cũng sẽ khiến trẻ bị chân vòng kiềng. Không cung cấp đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ khiến hệ xương yếu ớt và bất thường. Nhất là hay gặp ở những trẻ thiếu vitamin d, calci ngay từ khi còn nhỏ.
- Ngoài ra còn một số bệnh lý khác như bệnh Blount, bệnh tạo xương bất toàn,…
Khi nào cần lo lắng về hiện tượng chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ
Chân vòng kiềng là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhất là trẻ nhũ nhi và trẻ mới biết đi. Bệnh thường không quá nghiêm trọng đến sức khỏe và theo sinh lý thường thì khi lớn lên chân sẽ tự thẳng lại mà không cần điều trị. Thế nhưng bạn cần biết được, trong một số trường hợp thì chân vòng kiềng là biểu hiện của bệnh lý, sẽ để lại các biến chứng là chân vòng kiềng theo suốt đời và có sự rối loạn tăng trưởng ở đó. Điều này nói lên chúng ta cần có sự can thiệp của y tế vào điều trị. Vậy khi nào gặp phải trẻ chân vòng kiềng và có các triệu chứng sau thì phụ huynh cần lưu ý:
- Trẻ có tình trạng chân vòng kiềng giới hạn rộng hơn sau 2 tuổi.
- Có sự bất đối xứng giữa chân ở hai bên.
- Đi bộ dễ thây sự mất thăng bằng, chân đi khập khiễng.
- Thường xuyên bị đau đầu gối, đau chất phần từ đầu gối đến cổ chân.
- Chiều cao của trẻ chênh lệch lớn so với mức chiều cao trung bình theo tuổi.
Những ảnh hưởng của chân vòng kiềng đối với cuộc sống con người
Ngoài những nguy cơ về bệnh tật đã được loài trừ thì chân vòng kiềng có ảnh hưởng rất lớn đến những người mắc bệnh kể cả là người lớn hay trẻ con. Trẻ bị chân vòng kiềng thường có chiều cao hạn chế. Không có sự điều chỉnh kịp thời dễ dẫn đến nguy cơ như khó đi lại, vận động, hay nguy cơ viêm khớp cao hơn so với những người phát triển bình thường.
Người bị chân vòng kiềng chắc chắn có sự hạn chế trong việc tham gia các môn thể thao đòi hỏi chiều cao hay sự linh hoạt. Và hơn hết là tính thẩm mỹ của con người. Đây là một yếu tố quan trọng giúp quyết định sự tự tin. Nhất là đối với các bé gái. Những người có thân hình cân đối, chân thẳng, phát triển bình thường luôn nhận được nhiều ưu thế hơn so với những người chân vòng kiềng.
Phòng ngừa có hiệu quả chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ
Cần phát hiện sớm bệnh lý chân vòng kiềng ngay từ nhỏ để có các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa cho sau này. Tùy theo nguyên nhân mà ta có thể tập vật lý trị liệu chân vòng kiềng hoặc những cách khắc phục sau:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ em
Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Ở lứa tuổi mà thành phần dinh dưỡng được đưa vào một cách thụ động thì bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ một cách dễ dàng. Các chất cần thiết như protein, chất béo, vitamin cùng khoáng chất. Mà cần thiết nhất cho hệ xương của trẻ chính là vitamin D và calci. Bổ sung từ nguồn thức ăn hàng ngày như thực phẩm giàu calci. Ngoài ra có thể dùng một số các thuốc hay chế phẩm tốt cho sức khỏe đều được.
Kiểm soát cân nặng cho trẻ
Như đã được nói ở trên thì cân nặng đang là một trong những vấn đề dẫn đến chân vòng kiềng ở trẻ em hiện đại. Do cuộc sống hiện đại đầy đủ và lối sống nhanh cùng sự nuông chiều theo sở thích khiến tình trạng trẻ thừa cân, béo phì hiện nay ngày càng tăng. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý trong đó có chân vòng kiềng hay tình trạng rối loạn phát triển xương ở ống chân, bệnh blount. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu đồng thời kiểm soát cân nặng một cách khoa học. Để có được điều đó cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi hay chuyên gia dinh dưỡng.
Tắm nắng cho trẻ
Vitamin D là một chất rất cần cho quá trình tổng hợp calci ở xương. Chất này có nhiều trong ánh nắng mặt trời. Một phương pháp rất dễ và an toàn cho các bé là thường xuyên tắm nắng vào buổi sớm từ khoảng 6 giờ đến 9 giờ. Sau 9 giờ ánh nắng có chứa nhiều tia tử ngoại gây hại đối với cơ thể. Việc tắm nắng thường xuyên giúp hệ xương và răng chắc khỏe, phát triển tốt, cũng như có tác dụng phục hồi dấu hiện chân cong.
Nắn chân cho trẻ
Một trong những biện pháp thường được các bà các mẹ truyền tai nhau để giúp chân trẻ thẳng đó là nắn chân. Người lớn dùng lực tay, bóp chân cho trẻ hướng xương cong vào trong tạo thành hình dạng thẳng đứng. Thực tế thì phương pháp này chỉ áp dụng được với trẻ sơ sinh và trẻ con nhỏ, khi xương còn chưa cứng chắc mới dễ nắn. Nhưng cần phải chú ý trong quá trình nắn tác dụng lực vừa phải tránh gây tổn thương thứ phát cho xương. Và một lưu ý nữa đó là không cho trẻ tập đi quá sớm khi xương chưa đủ chắc khỏe nâng đỡ cơ thể.
>>>Xem thêm
Các bài tập vật lý trị liệu chân vòng kiềng cho người lớn
Cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại thì đã có nhiều biện pháp được sử dụng nhằm đem lại cho những người chân vòng kiềng có một đôi chân thẳng như đường cong sinh lý vốn có. Tùy theo tình trạng cũng như độ tuổi mà bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp như phẫu thuật, bó bột cố định tư thế chân, nắn chân hoặc brace để lấy lại sự phát triển ổn định của xương. Ngoài các biện pháp đó ra thì người bị bệnh cũng có thể tự tập luyện các bài tập vật lý trị liệu chân vòng kiềng tại nhà nhằm hỗ trợ phục hồi một cách tốt nhất.
Các bài tập này dựa theo nguyên tắc trị liệu nhưng đều là các động tác đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà không đòi hỏi những máy móc phức tạp hay kĩ thuật khó.
Đẩy máy tạ chân
Sử dụng chân đẩy máy tạ tăng cường sự chắc khỏe của xương cũng như sức mạnh và dẻo dai của hệ cơ.
Thực hiện động tác:
- Người tập ngồi vào máy đẩy tạ chân. Để hai chân dưới tại.
- Dùng sức ở chân nâng tạ lên sao cho đến khi chân duỗi được thẳng. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 2 – 3 giây.
- Từ từ thả nhẹ chân và tạ xuống.
- Trong suốt quá trình không thay đổi tư thế và vị trí.
Lưu ý trong khi tập cần tập vừa sức, các động tác thực hiện một cách từ từ cẩn thận tránh những chấn thương.
Bài tập nhón chân
Đây là một bài tập tăng sức chịu đựng cho đôi chân, giữ thân người theo phương thẳng đứng.
Thực hiện động tác:
- Người tập đứng thẳng, hai tay buông thõng song song với thân người.
- Nâng cả thân ngươi lên đứng bằng mũi chân.
- Giữ tư thế như vậy trong thời gian lâu nhất có thể.
- Mỗi lần tập khoảng 20 – 30 phút.
Động tác Squat
Những người chân vòng kiềng do cấu trúc xương chân có những bất thường khác với sinh lý thường. Vì thế nên tình trạng nhức mỏi là không tránh được. Động tác Squat sẽ giúp cơ bắp chắc khỏe, giảm đau mỏi, cải thiện chân vòng kiềng hiệu quả.
Thực hiện động tác:
- Người tập đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, mắt nhìn thẳng.
- Mũi chân và đầu gối hướng về phía trước.
- Hai tay có thể chống bên hông hoặc để song song thân người.
- Từ tự hạ thấp trọng tâm người xuống, lưng và vai giữ thẳng.
- Hai đùi song song với nhau, và song song với mặt đất. Hai tay đưa thẳng ra trước mặt, song song với nhau. Giữ nguyên tư thế trong 2 – 3 giây.
- Siết chặt cơ bụng và đùi.
- Từ từ trở lại tư thế ban đầu.
- Trong khi tập không khom người, lưu ý giữ thẳng lưng.
- Lặp lại động tác, tập luyện mỗi lần 10 – 15 phút.
Đeo đai chân
Ngoài các bài tập được hướng dẫn bên trên thì có một phương pháp nữa cũng đem lại hiệu quả tốt đó chính là đeo đai chân. Đai có thể đeo thường xuyên để việc điều trị tốt hơn. Loại đai này có bán ở nhiều cửa hàng thiết bị y tế dễ mua và dễ sử dụng. Tác dụng lực ép của đai giúp giữ thăng bằng hai chân, góp phần thay đổi cấu trúc cơ bản của các khớp cùng với xương. Nhờ đó mà người bệnh cải thiện tình trạng chân vòng kiềng một cách rõ rệt
Các bài tập này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn hoặc các kĩ thuật viên phục hồi chức năng. Tập luyện cần thực hiện đúng quy trình và động tác, phù hợp với sức khỏe. Tránh sự hấp tấp, nóng vội mà dẫn đến các chấn thương không đáng có.
Đối với các bài tập vật lý trị liệu chân vòng kiềng nói riêng và vật lý trị liệu các bệnh lý khác đều cần có sự luyện tập chăm chỉ và thường xuyên mới đem lại hiệu quả tố cho người tập. Các bài tập cần có sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn nhằm tạo ra những bài tập phù hợp nhất. Càng tập sớm thì khả năng khôi phục như bình thường cangf cao. Chúc các bạn thành công.